Tin mới
Search

5 điều mẹ bầu cần phải biết về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý mà chị em phụ nữ khi mang thai rất hay mắc phải do nồng độ hormone thay đổi cũng như chế độ dinh dưỡng mất cân bằng. Tiểu đường thai kỳ khi không được phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu những vấn đề xoay quanh tiểu đường thai kỳ và những loại thực phẩm nào nên ăn hay không nên ăn nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì? những vấn đề mà chị em cần phải biết

Hiện nay, bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) được xem là bệnh mãn tính trên toàn thế giới, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh. Tiểu đường khi mang thai cũng ngày càng gia tăng, nhất là những chị em nào đã có yếu tố nguy cơ như: tiền sử gia đình có người thân bị tiểu đường, lần mang thai trước bị thai chết lưu, có dị tật; bị bệnh béo phì, tăng huyết áp….

Ở đây có mẹ nào bị tiểu đường thai kỳ không? và các bà bầu đã biết tiểu đường thai kỳ là gì chưa? Chúng tôi đã tổng hợp những kiến thức chuyên sâu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành để giúp chị em giải quyết được những vấn đề dưới đây:

Tiểu đường thai kỳ là gì

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ chính là tình trạng lượng đường trong máu người thai phụ cao hơn mức cho phép. Tiểu đường trong thai kỳ sẽ xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24-28. Bệnh thường không có triệu chứng nên rất khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh xong.

Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai. Bệnh lý này sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi và thai phụ nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

Vì thế, khám tiểu đường thai kỳ thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con trong suốt thời gian mang bầu.

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Theo các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân tiểu đường thai kỳ hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác. Chị em phụ nữ đang mang thai bị tiểu đường thai kỳ được lý giải là do:

  • Cơ thể người thường liên tục sản xuất Insulin từ tuyến tụy. Insulin có chức năng chuyển hóa đường glucose từ các loại thực phẩm dung nạp vào cơ thể thành năng lượng.
  • Khi mang thai, nhau thai quanh em bé sẽ phát triển và sẽ sản sinh ra hormone khiến glucose tích tụ trong máu. Lúc này, cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết hoặc ngừng sử dụng insulin thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên và khiến mẹ bị  tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ khác như:

  • Chị em đang bị thừa cân, béo phì khi mang thai.
  • Có người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh tiểu đường.
  • Thai phụ đã từng có 1 lần bị bệnh tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước.
  • Chị em mắc bệnh huyết áp cao.
  • Đã từng sinh con mắc dị tật bẩm sinh, chết non hoặc sinh bé quá to (hơn 4kg).
  • Thai phụ trên 25 tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Hiện tượng tiểu đường thai kỳ

Theo các chuyên gia y tế, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ hầu như không có bất cứ dấu hiệu nào đặc biệt. Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ nhanh chóng là chị em cần chú ý vào các dấu hiệu như:

  • Luôn cảm thấy khát nước đi buồn đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Vùng kín bị viêm nhiễm, có mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu
  • Ở âm đạo tiết ra khí hư nhiều, có màu vàng xanh dạng đặc như mủ.
  • Khi cơ thể không may có những vết xước thì sẽ rất khó lành.
  • Thai phụ sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, không có năng lượng và hay cáu gắt.
  • Nếu chú ý quan sát nước tiểu sau khi đi vệ sinh thì sẽ có nhiều kiến bâu hoặc ruồi đậu.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?hay tiểu đường thai kỳ có sao không? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là những chị em đang được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ. Theo các chuyên gia cho biết: Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? câu trả lời là có. Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả thai nhi. Cụ thể:

Đối với người mẹ: 

  • Tác hại của tiểu đường thai kỳ đối với cơ thể người mẹ đầu tiên phải kể đến đó là tình trạng cao huyết áp. Cao huyết áp khi mang thai có thể gây tiền sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận,...
  • Sinh non: Tiểu đường trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non do kiểm khó kiểm soát glucose, tăng huyết áp đột ngột, đa ối, tiền sản giật….
  • Đa ối: Dịch ối xuất hiện nhiều làm tăng nguy cơ sinh non.
  • Sẩy thai hoặc thai lưu: Bà bầu bị tiểu đường có nguy cơ sảy thai tự nhiên.
  • Nhiễm khuẩn niệu làm tăng nguy cơ viêm đài bể thận cấp, nhiễm trùng ối…
  • Ảnh hưởng về lâu dài: Ba bau bi tieu duong có nguy cơ cao diễn tiến thành đái tháo đường tuýp 2 về sau.

Đối với thai nhi:

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng gì đến thai nhi? dưới đây là những biến chứng khó lường:

  • Thai nhi tăng trưởng quá mức, thai to bất thường.
  • Bà bầu tiểu đường sẽ khiến thai nhi bị hạ glucose huyết tương và dễ mắc các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ mắc hội chứng nguy kịch hô hấp. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chiếm 30% tỷ lệ trẻ em sinh ra từ bà bầu bị tiểu đường.
  • Tử vong ngay sau khi sinh.
  • Vàng da sơ sinh
  • Trẻ dễ bị béo phì, khi lớn lên dễ mắc bệnh tiểu đường type 2, rối loạn tâm thần - vận động.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng gì đến thai nhi 

Kiểm tra tiểu đường thai kỳ

Kiểm tra tiểu đường thai kỳ bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai. Thai phụ sẽ được chỉ định uống 1 cốc nước đường, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo chỉ số đường huyết trước khi uống đường và lấy mẫu máu sau khi uống đường 2 giờ.

Thai phụ sẽ nhận được kết quả thử tiểu đường thai kỳ ngay sau đó. 

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn đối với mẹ bầu dựa trên kết quả đo được ở mức:

  • Lúc đói: ≤ 92 mg/dL (5.1 mmol/l)
  • Sau ăn 1 giờ: ≤  180 mg/dL (10mmol/l)
  • Sau khi ăn 2 giờ: ≤ 153 mg/dL (8.5mmol/l)
Chỉ số tiểu đường thai kỳ

Để chủ động theo dõi chỉ số đường huyết khi mang bầu, chị em có thể sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nếu thấy những chỉ số bất thường, chị em hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khắc phục kịp thời.

Chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường thai kỳ? Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu kết quả test tiểu đường thai kỳ của thai phụ đạt cả 2 chỉ số dưới đây thì sẽ được chẩn đoán là bị bệnh tiểu đường thai kỳ: 

  • Đường huyết lúc đói (trước khi uống đường) ≥ 150mg/dL
  • Đường huyết sau khi 2 giờ uống đường ≥ 140mg/dL

 

Giải đáp: Tiểu đường thai kỳ nên và không nên ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? và tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì là vấn đề quan tâm tiếp theo của chị em phụ nữ mang bầu. Theo các chuyên gia việc cân bằng được chế độ dinh dưỡng, ăn uống đúng và đủ cũng là một cách điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả. Có những loại thực phẩm rất tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, nhưng có những loại thực phẩm lại là “đại kỵ”. Vậy, tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng ăn gì? 

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Các chuyên gia cho biết, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thì nên cung cấp nhiều hơn các loại thực phẩm sau:

  • Ăn nhiều protein: Ăn gì khi bị tiểu đường thai kỳ? câu trả lời là những thực phẩm giàu protein. Protein, carbohydrate sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu. Những loại thực phẩm chứa nhiều protein như: Cá, thịt gà, trứng, đậu hũ, quả đậu, quả hạch, cây họ đậu, hạt quioa,....
  • Ăn những loại thực phẩm có lượng đường huyết thấp, giàu chất xơ: Các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, đậu lăng). Bổ sung cho cơ thể một số loại trái cây (táo, cam, chuối, đào, kiwi….), sữa chua, sữa tươi không đường, yến mạch, bắp, khoai lang, gạo lứt…
  • Sử dụng thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa: Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? chị em hãy chọn những loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như: Dầu ô liu, dầu lạc, trái bơ, các loại hạt, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, hạt chia….
  • Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì? chị em hãy bổ sung các loại hoa quả như: Quả bơ, táo, cam, lê, đào, kiwi, chuối….
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? dưới đây là những loại thực phẩm mà chị em cần tránh, hạn chế sử dụng đến mức tối đa nhất có thể:

  • Không nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,..
  • Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như gạo trắng, khoai tây….
  • Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn. đồ ăn nhanh  có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, mì gói, cháo,...
  • Hạn chế sử dụng loại thực phẩm gây tăng mỡ máu như: đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng….
  • Mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng cần hạn chế tối đa các loại nước ngọt, đồ uống có ga, chè đặc, rượu bia, cà phê,...

Giải đáp một số thắc mắc của chị em

  • Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không? câu trả lời là có nhưng bà bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên uống quá nhiều. Bạn chỉ nên uống từ 2-3 quả 1 tuần mà thôi. Bởi trong nước dừa có chứa đường bột, nhưng hàm lượng khá thấp, nên chị em vẫn có thể uống.
  • Tiểu đường thai kỳ có ăn được khoai lang không? Khoai lang là loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ và canxi cao gấp đôi khoai tây. Khoai lang cũng có tác dụng chống tăng huyết áp, điều này có lợi cho phụ nữ có thai, đặc biệt là bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Do đó, khoai lang chính là thực phẩm nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ.
  • Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không? Trong chuối có vitamin B6, vitamin C, vitamin A, Kali, chất sắt, chất xơ…. có lợi cho chị em bị tiểu đường. Do đó, mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn chuối hàng ngày nhưng hãy nhớ là chỉ nên ăn với lượng vừa đủ (mỗi ngày 1 quả).
  • Tiểu đường thai kỳ có nên ăn ngô không? Câu trả lời là nên hạn chế ăn ngô. Bởi, ngô (bắp) có chứa lượng tinh bột rất cao (GI 69). Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn ăn ngô thì sẽ có 1 tinh bột được chuyển hóa thành đường trong cơ thể. Chính vì thế, ngô nằm trong danh sách những loại thực phẩm không nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ. 
  • Tiểu đường thai kỳ có được uống nước cam? Cam có chứa hàm lượng vitamin C cao, chất limonoid, Axit folate và folic…. làm giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi, lợi tiểu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện chứng táo bón. Do đó, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên uống nước cam mỗi ngày ở mức vừa đủ.
Thắc mắc chung của một số chị em mắc tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ và cách điều trị

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ một cách có hiệu quả, chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tiến hành thăm khám kỹ lưỡng. Khám tiểu đường thai kỳ ở đâu? chị em cần đến những cơ sở y tế trực thuộc nhà nước, tuyến tỉnh hoặc tuyến huyện hoặc những cơ sở y tế tư nhân uy tín để nhận được những lời khuyên chân thành của các chuyên gia y tế.

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ

Theo các chuyên gia, cách điều trị tiểu đường thai kỳ hiện nay chính là người bệnh điều chỉnh glucose máu bằng chế độ ăn (giảm chất ngọt, giảm glucid) và theo dõi đường máu liên tục 6 lần/ngày. 

Nếu sau 2 tuần không đạt kết quả thì chị em sẽ được chỉ định điều trị bằng Insulin để lượng glucose trong máu trở về mức an toàn.

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ

Làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ?

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thì nên chú ý đến những vấn đề dưới đây:

  • Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu: Việc kiểm soát lượng đường trong máu sẽ giúp chị em có hướng điều trị thích hợp.
  • Có chế độ ăn uống khoa học: Chị em nên chú ý đến những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ (hạn chế tinh bột, đồ ăn chứa nhiều đường thay vào đó là thực phẩm giàu protein, vitamin, chất xơ….)
  • Thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể: Việc tập thể dục thường xuyên, mức độ nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được lượng đường trong máu. Đồng thời, tránh nguy cơ bị chuột rút, đau lưng…

Trên đây là những vấn đề cần thiết xoay quanh bệnh lý tiểu đường thai kỳ. Hi vọng, qua bài viết này chị em đã có những kiến thức bổ ích để hạn chế tối đa nguy cơ mắc tiểu đường trong thời gian mang bầu. Đồng thời, có biện pháp xử lý hiệu quả và nhanh chóng.