7 điều nhất định phải chuẩn bị trước khi mang thai - Cho một thai kỳ khỏe mạnh

Quá trình chuẩn bị trước khi mang thai cần được thực hiện từ sớm, mỗi cặp vợ chồng phải sẵn sàng cả về tâm lý, sức khỏe, kinh tế để chào đón một thiên thần chào đời và nuôi dạy con cho tốt. Trừ những trường hợp mang thai ngoài ý muốn thì các cặp vợ chồng cần lên kế hoạch chuẩn bị để mang thai kỹ lưỡng. 

Vậy, chuẩn bị trước khi mang thai gồm những gì? Hãy cùng xem 6 thứ nhất định bạn phải chuẩn bị trước khi đón “tin vui” nhé!

7 điều cần chuẩn trị trước khi mang thai 

Mang thai, sinh con và làm mẹ hoàn toàn không phải là việc đơn giản. Những chuẩn bị trước khi mang thai là rất cần thiết để mẹ có một sức khỏe tốt  trong suốt thai kỳ và đảm bảo em bé có một tiền đề tốt nhất để phát triển. Bởi, việc sinh con và nuôi dạy con khôn lớn là cả quá trình khó khăn và vất vả, việc đảm bảo điều kiện tốt nhất cho con luôn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng. Chuẩn bị trước khi mang thai gồm những gì? Dưới đây là 6 điều mỗi cặp vợ chồng nhất định phải chuẩn bị trước khi mang thai:

1. Chuẩn bị về tâm lý

Chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai là yếu tố đầu tiên mà mỗi cặp vợ chồng nên chú ý đến. Bởi, tâm lý có vững, có thoải mái, vui vẻ thì thai nhi mới có thể phát triển toàn diện. Tâm trạng của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não cũng như thể chất của thai nhi. 

Chuan-bi-tam-ly-truoc-khi-mang-thai
Chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai

Theo một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ thường xuyên có tâm lý căng thẳng, lo lắng, stress sẽ có khả năng thụ thai thấp hơn so với những phụ nữ luôn vui vẻ, không lo âu. 

Đối với những chị em có những vấn đề tâm lý bất ổn từ trước thì cần thẳng thắn chia sẻ với bạn đời hay những người thân trong gia đình để được giải tỏa. Mọi người cùng nhau giải quyết vấn đề góp phần gắn kết tình cảm hơn cũng như tăng khả năng thụ thai ở người phụ nữ.

2. Chuẩn bị kiến thức

Kiến thức chuẩn bị mang thai cũng là một yếu tố cần thiết đối với các cặp vợ chồng. Việc có kiến thức đầy đủ về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho bản thân, việc quan hệ tình dục hợp lý, kiến thức về chăm sóc và nuôi dạy con cái…. điều gì nên và không nên làm là việc cả vợ và chồng cùng phải biết. 

Vợ chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai? kiến thức tổng quát sẽ giúp vợ chồng có đủ khả năng xử lý những tình huống bất ngờ, đảm bảo cho em bé có điều kiện tốt nhất khi chào đời.

Chuan-bi-kien-thuc-truoc-khi-mang-thai
Chuẩn bị kiến thức trước khi mang thai

Đọc sách chuẩn bị mang thai càng nhiều càng tốt và càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với những người lần đầu làm bố mẹ. Bên cạnh đó, cặp vợ chồng nếu có điều kiện cũng nên đăng ký tham gia lớp học tiền sản để có kiến thức về thời kỳ mang thai, cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh.

3. Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai

Chuẩn bị sức khỏe để mang thai là bước chuẩn bị quan trọng để có một thai kỳ an toàn. Chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu cũng như chuẩn bị mang thai lần 2 thì chị em đừng quên đến yếu tố sức khỏe. 

  • Kiểm tra sức khỏe: Đầu tiên, các cặp vợ chồng cần đi khám tiền sản. Bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe tổng quát, nắm được tình hình sức khỏe của cả 2 vợ chồng, tiền sử sức khỏe của gia đình 2 bên, tầm soát các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, viêm nhiễm, tim mạch, hệ tiết niệu…. Từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng thuốc, đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Tập thể dục thường xuyên: Chị em hãy bắt đầu tập thể dục ngay từ bây giờ. Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, mà còn nâng cao khả năng thụ thai ở người phụ nữ. Chuẩn bị khi mang thai về sức khỏe, chị em có thể bắt đầu bằng bài tập Yoga, bơi lội, chạy bộ…. Nếu không có thời gian, chị em có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày.
Chuan-bi-suc-khoe-nhu-nao-truoc-khi-mang-thai
Chuẩn bị sức khỏe như nào trước khi mang thai
  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể: Chuẩn bị cho việc mang thai chị em hãy kiểm soát tốt cân nặng của cơ thể, tránh để tình trạng béo phì hay thiếu cân. Điều này được xác định thông qua  chỉ số cơ thể (BMI). Chỉ số BMI cao sẽ gây khó khăn khi sinh, chỉ số BMI thấp sẽ khiến trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

4. Bổ sung thuốc bổ trước khi mang thai

Mặc dù hầu hết các chất dinh dưỡng được cung cấp từ các loại thực phẩm khi đang mang thai, nhưng việc bổ sung vitamin tổng hợp cho người chuẩn bị mang thai và trước khi sinh cũng cực kỳ quan trọng. 

Chuẩn bị mang thai nên uống thuốc gì? 

  • Uống viên sắt. Sắt là một nhân tố không thể thiếu đối với phụ nữ mang thai. Nó được sử dụng để tạo thêm lượng máu cần thiết nhằm cung cấp oxy cho thai nhi. Nếu không nhận đủ chất sắt có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé như sinh non hoặc thiếu máu ở phụ nữ.
  • Canxi: Đây là nguyên tố chính để hình thành xương và răng của bé. Nếu mẹ không bổ sung đầy đủ canxi thì bé sẽ sử dụng chính canxi từ cơ thể mẹ, gây ra thiếu hụt canxi ở thai phụ.
  • Omega 3: Omega 3 giúp tăng khả năng thụ thai, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho sự làm tổ của bào thai.
  • Vitamin D: Vitamin tổng hợp cho phụ nữ chuẩn bị mang thai cụ thể là vitamin D rất quan trọng đối với sự phát triển xương của thai nhi. Vitamin D còn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.
  • Axit folic: Cung cấp đủ lượng axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa dị tật khuyết tật ống thần kinh ở trẻ.

Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai? đối với đàn ông, để tăng cường sinh lý cũng như chất lượng tinh trùng, nam giới nên lựa chọn những loại thuốc bổ hợp lý, thuốc tăng cường sinh lực…

5. Tiêm phòng trước khi mang thai

Khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy giảm, cơ thể người mẹ sẽ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn nguy hiểm, đe dọa đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Do đó, chích ngừa cho phụ nữ chuẩn bị mang thai là điều cần thiết mà chị em cần phải làm.

Việc tiêm phòng các bệnh lý trước khi mang thai không những  nâng cao sức khỏe của người phụ nữ, chuẩn bị thể trạng tốt nhất trước khi mang thai mà còn tạo cho trẻ sơ sinh một hệ miễn dịch, bảo vệ bé trong những năm tháng đầu đời.

Tiem-phong-cac-benh-ly-truoc-khi-mang-thai
Tiêm phòng các bệnh lý trước khi mang thai

Chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng gì? Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trước khi mang thai, chị em cần phải tiêm phòng một số loại vacxin để chống lại những bệnh truyền nhiễm như:

  • Cúm: nên tiêm trước khi có thai 1 tháng
  • Vacxin 3 trong 1  Sởi - Quai bị - Rubella: Tiêm trước khi có thai 3 tháng
  • Thủy đậu: Nên tiêm trước khi có thai 3 tháng.
  • Vacxin 3 trong 1 bạch hầu - ho gà - uốn ván
  • Viêm gan B.

6. Chế độ dinh dưỡng chuẩn bị mang thai

Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên ăn gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chị em đang có dự định mang thai cần bổ sung cho cơ thể đủ 6 loại thực phẩm như: 

  • Ngũ cốc
  • Rau củ quả
  • Trái cây
  • Thịt cá và các loại hạt
  • Sữa, các sản phẩm từ sữa
  • Nước
Che-do-dinh-duong-truoc-khi-mang-thai
Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai

Chị em hãy xem thêm chế độ dinh dưỡng chuẩn bị mang thai kỹ hơn ngay phần bên dưới. 

7. Chuẩn bị về tài chính (kinh tế) trước khi mang thai

Để chào đón một em bé chào đời cần chuẩn bị rất nhiều thứ, trong đó bạn phải có một tình hình tài chính ổn định và đủ khả năng để lo cho em bé khi sinh và nuôi dạy con sau này. Bởi trong và sau khi mang thai, bố mẹ sẽ phải lo những khoản phí như: Khám thai, ăn uống, thuốc men, sữa, bỉm,..... Thậm chí, quá trình sinh nở cũng tốn một khoản phí khá lớn (tùy vào dịch vụ y tế tại bệnh viện) và trong khoảng thời gian 6 tháng nghỉ thai sản, người phụ nữ sẽ không tự chủ được về kinh tế. 

Chuan-bi-kinh-te-truoc-khi-mang-thai
Chuẩn bị kinh tế trước khi mang thai

Có 6 điều các cặp vợ chồng cần lưu ý về tài chính trước khi sinh em bé:

  • Hiểu về luật bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và dự tính chi phí
  • Lập kế hoạch nghỉ hộ sản
  • Dự thảo ngân sách trước khi sinh
  • Lập kế hoạch ngân sách sau khi sinh
  • Chọn bệnh viện, bác sĩ nhi khoa nằm trong tuyến bảo hiểm y tế
  • Để dành một khoản tiền phòng những lúc khẩn cấp.

Trước khi mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chuẩn bị mang thai lần đầu cũng như những lần mang thai về sau, các cặp vợ chồng không chỉ chuẩn bị về kiến thức, kinh tế, tâm lý, mà cần phải chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng cho người chuẩn bị mang thai hợp lý, khoa học. Không phải khi biết mình mang thai mà chị em mới chú ý đến vấn đề ăn uống mà ngay từ bây giờ, nếu bạn là đối tượng trong độ tuổi sinh sản thì hãy chú ý có một thực đơn chuẩn bị mang thai khoa học. 

Truoc-khi-mang-thai-nen-an-gi
Trước khi mang thai nên ăn gì

Trước khi mang thai nên ăn gì?

Ăn gì để chuẩn bị mang thai? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhất là đối với những người đang có dự định mang thai và đang có thai hãy cung cấp cho cơ thể đủ 6 loại thực phẩm dưới đây:

  • Ngũ cốc: Dinh dưỡng chuẩn bị mang thai không thể thiếu ngũ cốc. Gạo trắng, gạo lứt, lúa mì, yến mạch,... là những thực phẩm trả lời cho câu hỏi ăn gì khi chuẩn bị mang thai. Chị em hãy ưu tiên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt để có lợi cho sức khỏe. Lưu ý, hãy cân bằng lượng tinh bột cho hợp lý để tránh nguy cơ tăng cân.
  • Rau củ quả: Chị em nên bổ sung nhiều loại rau củ vào thực đơn cho người chuẩn bị mang thai và ưu tiên rau củ quả có màu xanh đậm, cam, đỏ cùng các loại đậu, các loại củ giàu tinh bột. Hãy ưu tiên các thực phẩm sạch, tươi ngon, không hóa chất và chất bảo quản.
  • Trái cây: Chuẩn bị mang thai nên ăn uống gì? Chị em hãy ăn nhiều các loại trái cây ưa thích, ưu tiên là các loại trái cây theo mùa. Một số loại hoa quả nên ăn nhiều như quả bơ, bưởi, cam, dâu tây, dứa, dừa… Ngoài ăn trái cây tươi, bạn hãy dùng trái cây sấy khô, uống nước ép trái cây nguyên chất.
  • Thịt cá và các loại hạt: Để cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể, bạn nên đưa thịt nạc, thịt gia cầm ít béo, cá, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt điều….), đậu… vào chế độ ăn hằng ngày. Chị em hãy sử dụng dầu có nguồn gốc từ thực vật để thay thế cho mỡ động vật.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Chuẩn bị mang thai cần bổ sung những gì? bổ sung sữa tươi, sữa chua, phomai…. Sữa cung cấp một lượng canxi dồi dào cho cơ thể. Chị em hãy ưu tiên các loại sữa đã tách béo, sữa ít béo có nhiều canxi đã qua tiệt trùng.
  • Nước: Mỗi ngày, chị em nên uống đủ 2 lít nước để cung cấp chất lỏng cần thiết cho cơ thể. Việc được cung cấp đủ nước giúp quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, hoạt động bài tiết… diễn ra trơn tru.

Chuẩn bị mang thai có nên uống sữa đậu nành? Đây là một vấn đề mà nhiều chị em quan tâm. Theo các chuyên gia, chị em nên uống sữa đậu  nành trước khi mang thai, mỗi ngày nên uống từ 300-500ml và chia làm 2 lần. Sữa đậu nành sẽ giữ lượng hormone sinh sản ở mức cân bằng, tốt cho thụ thai, đồng thời điều hòa kinh nguyệt, kích thích trứng rụng.

Chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai? Không chỉ ở nữ giới mà các quý ông cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Người đàn ông nên cung cấp các loại  thực phẩm giàu vitamin C, axit folic, kẽm,.... nhằm nâng cao khả năng sinh lý, thúc đẩy sản xuất tinh trùng khỏe mạnh. Cụ thể, nam giới cần tăng cường bổ sung là hải sản, các loại rau lá xanh đậm, các loại hạt, trái cây họ cam quýt, giá đậu, socola đen…

Trước khi mang thai không nên ăn gì
Trước khi mang thai không nên ăn gì

Chuẩn bị mang thai không nên ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm mà người trước khi chuẩn bị mang thai nên ăn thì cả vợ và chồng nên tránh những loại thực phẩm dưới đây: 

  • Cá có nhiều thủy ngân: Khi có kế hoạch mang thai, ít nhất là trong 3 tháng chị em không  nên ăn những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như: cá ngừ, cá kiếm, cá bơn, cá thu lớn….
  • Soda, các loại nước ngọt có ga, nước ép đóng hộp… là những thực phẩm bạn nên hạn chế trước khi bắt đầu kế hoạch sinh con của mình. Những sản phẩm này khiến cho lượng đường trong máu tăng cao, gây ra tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.
  • Rượu, bia, cafe: Những loại đồ ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non đối với mẹ bầu. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn nên tập làm quen với việc cắt giảm rượu để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai.

Trên đây là những việc cần chuẩn bị trước khi mang thai đối với cả nam và nữ (chủ yếu là người mẹ). Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, người phụ nữ cần chú ý thực hiện những điều vừa nêu trên. Nếu vẫn còn thắc mắc gì cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ với Alosuckhoe ngay nhé!.

Bài viết mới nhất

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh loãng xương và cách phòng tránh
Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tình trạng và giải pháp thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em
Đối với trẻ em, vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ. Cơ thể trẻ không thể tự tổng hợp được các vi chất dinh dưỡng mà phải bổ sung từ khẩu phần ăn hàng ngày
Tìm hiểu về bệnh lý đau vai gáy mùa lạnh
Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu.
Giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ hạt cho người mới ốm dậy
Các thành phần từ các loại bột hạt như óc chó, macca, hạnh nhân, hạt sen, yến mạch, ý dĩ, đậu gà, đậu lăng. kết hợp mang lại giá trị dinh dưỡng vượt trội, hỗ trợ người mới ốm dậy phục hồi sức khoẻ.