Tin mới
Search

Vitamin 3b có tác dụng phụ không? Những lưu ý khi bổ sung vitamin 3b

Vitamin 3b là loại thuốc bổ cần thiết và quan trọng cho cơ thể. Vậy liệu loại phức hợp Vitamin này có thật sự vô hại mà ai cũng dùng được như lời đồn không? Cùng tìm hiểu xem Vitamin 3b có tác dụng phụ không nhé!

1. Tác dụng của Vitamin 3b:

Vitamin 3b gồm ba thành phần chính thiamin ( vitamin b1), pyridoxine ( vitamin b6), cyanocobalamin ( vitamin b12). Trên thị trường hiện nay có nhiều loại chế phẩm với hàm lượng và dạng bào chế khác nhau, nhiều tác dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Trước khi giải đáp Vitamin 3b có tác dụng phụ không, chúng ta cùng phân tích công dụng của nhóm Vitamin này nhé. 

  • Các Vitamin nhóm b đều tan được trong nước, có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, cần thiết cho cơ thể. Vitamin 3b có thể được bổ sung qua đường tiêu hóa bằng các thực phẩm như rau xanh, đậu, nấm men, thịt, trứng, sữa,... giúp cơ thể khỏe mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Vitamin b1 tham gia điều hòa hệ thống thần kinh, kích thích phát triển tư duy não bộ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, thiamin còn được chứng minh có tác dụng tích cực trong chăm sóc da, tóc, móng, giúp da sáng mịn hồng hào, tóc chắc khỏe hơn. Thiếu Vitamin b1, cơ thể thiếu hụt vi chất quan trọng dẫn đến bệnh beriberi- bệnh tê phù tay chân, thậm chí tăng nguy cơ tử vong nếu thiếu nhiều và dài ngày.
  • Vitamin b6 giúp tăng cường chuyển hóa lipid, glucid và protein trong cơ thể, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, tốt cho hoạt động của hệ thần kinh và não bộ.
  • Vitamin b12 có tác dụng giảm đau trong đau dây thần kinh vai gáy, viêm dây thần kinh tọa. Ngoài ra, vi chất này góp phần tạo nên hồng cầu, là nguyên liệu chính giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý về máu như thiếu máu sau phẫu thuật, thiếu máu do thiếu chất, thiếu máu mãn tính,...
  • Người nghiện rượu lâu năm, ăn kém, ngủ ít, gầy gò, cơ thể suy nhược, sẽ có nguy cơ cao thiếu chất dinh dưỡng và vi chất cần thiết. bổ sung Vitamin 3b giúp ngăn ngừa thiếu vitamin, duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.
  • Đối với phụ nữ có thai, vitamin 3b giúp cải thiện các triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi; với người già giúp bồi bổ sức khỏe, đồng thời tăng cường phát triển tư duy, bổ sung vi chất cho trẻ.

Với những công dụng tuyệt vời kể trên, chắc hẳn bạn đã biết tầm quan trọng của phức hợp vitamin này với sức khỏe. Hãy bổ sung vitamin 3b ngay hôm nay để có được hệ miễn dịch khỏe mạnh bạn nhé!

Viên-uống-bổ-sung-vitamin-3b

Viên uống bổ sung vitamin 3b

2. Vitamin 3b có tác dụng phụ không?

Như đã tìm hiểu, Vitamin 3b có rất nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Vậy Vitamin 3b có tác dụng phụ không? Thực tế là bất kể là thuốc, thực phẩm chức năng hay loại vi chất nào dù có tác dụng lớn và tốt đến đâu, cũng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn.

  • Vitamin b1 được đánh giá là vi chất khá an toàn cho người dùng, một số trường hợp hiếm gặp: nhẹ có thể thấy buồn nôn, khó thở, đổ nhiều mồ hôi; mức độ nặng hơn gây phát ban, nổi mẩn, tức ngực. Ngoài ra, ở dạng tiêm, cần hết sức thận trọng đề phòng sốc phản vệ, dị ứng thuốc, đặc biệt đối với những người có cơ địa nhạy cảm, bệnh nhân có tiền sử hen suyễn, eczema,... Một vài nghiên cứu cho thấy Vitamin b1 có thể làm chậm nhịp tim, rối loạn nhịp tim hay giãn mạch máu. Vì vậy người có bệnh lý về tim mạch hay huyết áp nên có sự theo dõi sát sao khi sử dụng.
  • Vitamin b6 là loại Vitamin phổ biến, tốt cho sức khỏe, giúp duy trì hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Bổ sung vitamin b6 theo liều khuyến cáo và vừa đủ là hoàn toàn cần thiết, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bổ sung thừa sẽ gây ra các biểu hiện tổn thương da, ợ nóng, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra còn gặp một số tác dụng phụ khác như chán ăn, ù tai, đau bụng,...

Vitamin b6 khi dùng dài ngày còn làm cho bệnh thần kinh ngoại vi tiến triển nặng hơn, tình trạng có thể hồi phục khi ngừng thuốc nhưng sẽ để lại di chứng xấu cho cơ thể.

  • Vitamin b12 tan trong nước như đặc tính chung của nhóm Vitamin b. Thực tế lâm sàng chỉ ra rằng, lượng dư thừa vitamin b12 sẽ được đào thải ra ngoài qua thận, nên ít gây ra tác dụng phụ cho cơ thể, tuy nhiên nếu dùng liều cao, cơ thể không đáp ứng được sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn, nôn,.... Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến tê liệt các chi, rối loạn nhịp tim, tổn thương thị giác, thậm chí gây sốc phản vệ và tử vong.

Vậy tóm lại Vitamin 3b có tác dụng phụ không? Thông thường khi uống Vitamin 3b, triệu chứng hay gặp nhất là nước tiểu chuyển màu hồng. Vitamin 3b dạng tiêm mặc dù tốt nhưng nếu dùng sai liều hoặc không tuân theo chỉ định có thể gây ra biến chứng y khoa như sốc phản vệ, dị ứng thành phần thuốc, đặc biệt thành phần pyridoxine trong vitamin 3b có thể giảm tác dụng của levodopa- thuốc điều trị bệnh Parkinson. Vì vậy bệnh nhân Parkinson không nên tự ý bổ sung Vitamin 3b để tránh gặp tác dụng không mong muốn. 

Một vấn đề cần chú ý nữa đó là Vitamin 3b cần được bảo quản đúng tiêu chuẩn vì dễ gây ra ẩm mốc, ảnh hưởng tác dụng thuốc kể cả nắp được đóng kín. 

Một số tác dụng phụ điển hình của Vitamin 3b đối với các cơ quan trong cơ thể:

  • Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ăn kém, khó hấp thu.
  • Thần kinh: gây nặng hơn tình trạng viêm dây thần kinh, tê cóng tay chân khi dùng lâu dài và liều cao.
  • Gan: Dùng quá liều Vitamin 3b có thể làm tăng chỉ số AST gây ra các bệnh lý về gan.
  • Thần kinh trung ương: buồn ngủ, không tỉnh táo, đau đầu, thậm chí gây co giật.
  • Một số tác dụng phụ khác: Dị ứng, giảm acid folic, sốc phản vệ,...
Thận-trọng-khi-tự-ý-bổ-sung-vitamin 3b

Thận trọng khi tự ý bổ sung vitamin 3b

3. Liều dùng Vitamin 3b:

Vitamin 3b có nhiều dạng bào chế và chế phẩm khác nhau trên thị trường. Liều dùng chính xác nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ, Dược sĩ có chuyên môn để phù hợp với từng trường hợp và đối tượng cụ thể.

Vitamin 3b được khuyến cáo bổ sung theo liều lượng các thành phần như sau: 

  • Vitamin b1 : 1,1 - 1,2mg
  • Vitamin b6: 1,3mg
  • Vitamin b12:  2,4mcg

Dưới đây là liều thường dùng phổ biến, bạn có thể tham khảo:

  • Đối với trẻ trên 12 tuổi và người lớn:

Có thể uống 1-2 viên/ lần, ngày uống 2 lần.

Một số trường hợp cụ thể: 

  • Bệnh beriberi: Uống 2 viên/ lần x 3-4 lần/ ngày.
  • Bệnh nhân rối loạn thần kinh, đau dây thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên: Uống 1-2 viên/ lần x 1-2 lần/ ngày.
  • Ngăn ngừa, dự phòng thiếu hụt Vitamin b1, b6, b12: Uống 1-2 viên, chia 2 lần mỗi ngày. 
  • Đối với trẻ em: 

Theo khuyến cáo, trẻ nhỏ có thể bổ sung vitamin 3b theo liều 1 viên/ ngày.

Vitamin 3b là dòng vitamin không còn xa lạ gì trên thị trường Dược phẩm. Qua những thông tin tìm hiểu phía trên:“ Vitamin 3b có tác dụng phụ không ?” thì chúng ta đã biết rằng mặc dù có công dụng tuyệt vời, nhưng nó cũng đem lại khá nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vitamin-3b-tốt-cho-đối-tượng-nào
Vitamin 3b tốt cho đối tượng nào

Hãy bổ sung vitamin 3b đúng và đủ bằng cách tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn. Alosuckhoe hi vọng có thể đồng hành cùng bạn trên con đường chăm sóc sức khỏe và tìm được sản phẩm vitamin 3b uy tín, chất lượng nhất.

Ở đây, chúng tôi cam kết tất cả các sản phẩm, đặc biệt là vitamin 3b bổ sung, chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc an toàn, giấy tờ đầy đủ. Bạn không chỉ tìm được dòng sản phẩm yên tâm về giá cả, chất lượng mà còn được tư vấn tận tình để hiểu rõ về cách chăm sóc, bổ sung vitamin đúng và tốt nhất cho cơ thể. 

Còn chần chừ gì nữa, inbox ngay Alosuckhoe hoặc gọi số tổng đài 096.3235.388/ 088.8808.881. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc của bạn về dòng vitamin 3b này nhé!