Tin mới
Search

CHUYÊN ĐỀ 3: KHỚP HÁNG - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

CHUYÊN ĐỀ 3: KHỚP HÁNG - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT


Khớp háng là khớp lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể. Những hiểu biết về khớp háng chính là nền tảng vững chắc trên con đường giúp cho chúng ta trở thành thấy thuốc tốt của chính mình. Trong chuyên đề 3 này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các vấn đề: cấu tạo và chức năng của khớp háng; các bệnh lý thường gặp ở khớp háng; chấn thương khớp háng.


Kỳ 1: Cấu tạo và chức năng của khớp háng.


Khớp háng là một trong những khớp lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể con người. Khớp háng là khớp chịu trọng lượng lớn thứ hai của cơ thể (sau đầu gối ). Nó cho phép chúng ta đi bộ, chạy và nhảy.Nó chịu trọng lượng cơ thể của chúng ta và lực của các cơ bắp mạnh mẽ của hông và chân.Trọng lượng chịu lực ở khớp háng trong khi đi bộ có thể gấp 5 lần trọng lượng cơ thể của người ấy.Một khớp háng khỏe mạnh sẽ chịu được trọng lượng của bạn và cho phép bạn di chuyển mà không đau. Ngoài ra, khớp háng còn là một trong những khớp linh hoạt nhất và cho phép phạm vi chuyển động lớn hơn tất cả các khớp khác trong cơ thể ngoại trừ khớp vai.
Khớp háng là khớp hoạt dịch loại “bóng và ổ cắm” và được hình thành nơi xương đùi gặp xương chậu.Xương đùi có một đầu hình quả bóng vừa với một cấu trúc hình tròn, hình chén (ly) được hình thành trong xương chậu, tạo thành ổ cắm.
Các bề mặt xương của quả bóng và ổ cắm được bọc bằng sụn khớp.Một chất trơn giúp bảo vệ và đệm xương, cho phép chúng di chuyển dễ dàng, lướt qua nhau và không gây đau. Đầu tròn lớn của xương đùi quay và lướt trong ổ khớp xương chậu.Thông thường, một lớp đệm mịn bằng sụn trắng, sáng bóng dày khoảng 6,5 mm bao phủ đầu chỏm cầu xương đùi và mặt ổ khớp. Sụn khớp được giữ trơn bởi chất lỏng được tạo ra trong màng hoạt dịch (lớp lót khớp).Chất lỏng hoạt dịch và sụn khớp là một sự kết hợp rất trơn trượt, trơn trượt gấp 3 lần so với trượt băng.Chúng giúp hấp thụ lực, giảm lực tác động vào chỏm xương đùi và ổ khớp.Chất lỏng hoạt dịch cũng cho phép chúng ta uốn cong các khớp dưới áp lực lớn mà không bị mài mòn.
Độ sâu của ổ khớp được tăng thêm bởi vòng sụn gắn vào vành ngoài của ổ khớp. Nó giúp làm sâu ổ cắm và tăng thêm sự ổn định cho khớp háng. Vòng sụn này có thể bị rách và gây ra các triệu chứng như đau, vận động yếu, hạn chế của khớp háng. 


Có rất nhiều cấu trúc góp phần ổn định cho khớp háng:
§ Cấu trúc chỏm cầu của xương và ổ cắm.


  • Các sụn viền, nang hoạt dịch, bao hoạt dịch, chất hoạt dịch.

  • Các dây chằng trong bao khớp và ngoài bao khớp.

  • Các cơ xung quanh bao gồm các cơ đùi và lưng dưới.

 

Dây thần kinh chính ở hông và đùi là dây thần kinh tọa.Thần kinh mang tín hiệu từ não đến cơ bắp để di chuyển khớp háng và mang tín hiệu về đau, áp lực và nhiệt độ... từ các cơ trở lại não. Dây thần kinh tọa có kích thước lớn như ngón tay cái của bạn. Nó bắt đầu từ vùng thắt lưng (với nhiều rễ) chạy vào trong khung chậu và đi ra vùng mặt sau của đùi từ khớp háng.Vì vậy khi trật khớp hông có thể gây tổn thương cho dây thần kinh tọa.


Việc cung cấp máu cho hông rất rộng và đến từ các nhánh của động mạch chậu trong và ngoài. Động mạch đùi được biết đến vì nó được sử dụng trong thông tim. Bạn có thể cảm thấy mạch đập trong khu vực bẹn của bạn. Nguồn cung cấp máu chính cho đầu xương đùi đến từ các mạch nhánh của động mạch đùi: các động mạch vành đùi bên và giữa. Sự gián đoạn cung cấp máu của các động mạch này có thể dẫn đến hoại tử xương (chết xương) của đầu xương đùi.Những động mạch này có thể bị gián đoạn cung cấp máu khi bị gãy xương hông và trật khớp háng.


Chức năng của khớp háng:


+ Làm trụ đỡ cho phần trên cơ thể cùng với khớp đùi và khớp gối.
+ Khớp háng giúp cơ thể cử động linh hoạt trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp.
Khớp háng chủ yếu chịu trách nhiệm cho việc di chuyển.Vì vậy, bất kỳ thương tích, chấn thương hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng của nó có thể làm giảm đáng kể sự độc lập hoạt động của một người.


Cuối cùng, có nhiều vấn đề trong và xung quanh háng và thậm chí là cả vấn đề của cột sống, có thể gây đau ở vùng háng. Do đó, khi bị đau hoặc hạn chế vận động khớp háng, đừng ngần ngại hãy đi khám ngay.

 

 

 

Kỳ 2: Các bệnh lý thường gặp ở khớp háng

Nguồn: https://ngaymoionline.com.vn/khop-hang-nhung-van-de-can-biet-5701.html


Cũng như khớp gối, khớp háng cũng có nhiều vấn đề bệnh lý. Những vấn đề thường gặp nhất đó là: Viêm – thoái hóa khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi, bong sụn viền khớp háng và lao khớp háng.


Hoại tử chỏm xương đùi: đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới mà người ta cho rằng có một phần do rượu. Triệu chứng bắt đầu bằng việc đau khớp háng, hạn chế dạng chân, đi lại đau, ngồi nghỉ ngơi không đau.


Khi chụp phim X quang giai đoạn sớm không thấy nhưng chụp cộng hưởng từ sẽ thấy hư chỏm xương đùi.Biện pháp điều trị bao gồm uống thuốc, hạn chế vận động mạnh, có thể phẫu thuật giai đoạn sớm để cứu chỏm xương đùi không bị hư. Nếu chỏm hư hoàn toàn thì thay khớp là biện pháp cuối cùng giải phóng bệnh nhân khỏi các cơn đau. Đối với người uống rượu bia thì điều quan trọng nhất là cần ngưng ngay bia rượu.


Bong sụn viền khớp háng: bệnh xảy ra trên người trẻ tuổi, vận động khớp háng nhiều như chơi thể thao... Bệnh nhân có các dấu hiệu: đi lại đau, đôi khi có cảm giác đau chói hay nghe tiếng kêu, có lúc bình thường. Chụp cộng hưởng từ có thể thấy sụn viền ổ cối bị bong tróc. Điều trị bằng phẫu thuật nôi soi lấy bỏ sụn viền.
Lao khớp háng: Đây là bệnh viêm hoại tử khớp háng (chỏm xương đùi và ổ cối) do vi khuẩn lao gây ra. Ngoài triệu chứng đau khớp háng là chính còn có các biểu hiện kèm theo như mệt mỏi, ăn ít, ho, sụt cân. Vì vậy nếu bị đau khớp háng kèm theo bị sụt cân thì phải đi khám bệnh ngay lập tức. Điều trị căn bệnh này rất phức tạp và bệnh nhân phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị tránh vi khuẩn lao kháng thuốc.

Bệnh viêm khớp háng: Đây bệnh lý thường gặp nhất ở khớp háng đặc biệt đối với người cao tuổi. Bệnh viêm khớp háng hay còn gọi là viêm khớp "hao mòn", thoái hóa khớp.Ngày nay, với tuổi thọ ngày càng tăng và những thay đổi trong điều kiện sống cũng như lối sống, làm cho thoái hóa khớp ngày càng trở nên phổ biến.Thực tế, thoái hóa khớp là bệnh lý khớp thường gặp nhất và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, đặc biệt ở người lớn tuổi.Mặc dù không thường gặp như thoái hóa khớp khớp gối, thoái hóa khớp háng cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số các bệnh nhân thoái hóa khớp. Theo một số nghiên cứu có khoảng 4 - 8% dân số trên 45 tuổi mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh chung toàn cầu của thoái hóa khớp háng có triệu chứng vào khoảng 1%. Thoái hóa khớp háng là bệnh lý thường gặp nhất của khớp háng và là lý do hàng đầu của các phẫu thuật thay khớp háng. Thoái hóa khớp khớp háng có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên. 
Trong viêm khớp háng, lớp sụn ở chỏm cầu và ổ khớp dần bị bào mòn theo thời gian. Khi sụn mòn đi, nó trở nên sờn và sần sùi, làm cho không gian khớp bảo vệ giữa xương giảm.Điều này có thể dẫn đến xương cọ xát vào xương.Để bù đắp cho sụn bị mất, xương bị hư hỏng có thể bắt đầu mọc ra bên ngoài và hình thành các gai xương.


Viêm xương khớp nói chung và viêm khớp háng nói chung cứ tiến triển từ từ nặng lên và cơn đau xuất hiện càng ngày càng tăng theo thời gian.
Các biểu hiện báo hiệu bạn bị viêm (thoái hóa) khớp háng
Dấu hiệu phổ biến nhất của viêm khớp háng là đau quanh khớp háng.Điển hình sẽ thấy đau khi đi lại, vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Thông thường, cơn đau phát triển từ từ và nặng dần đi theo thời gian. Nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột. Đau và cứng khớp có thể nặng hơn vào buổi sáng, hoặc sau khi ngồi hoặc nghỉ ngơi một lúc. Theo thời gian, các triệu chứng đau có thể xảy ra thường xuyên hơn, bao gồm cả khi nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm. Bệnh nhân thoái hóa khớp háng thường hạn chế đi bộ, cúi, di chuyển, leo cầu thang. Động tác xoay vào trong của khớp háng thường hạn chế và gây đau, kể cả ở giai đoạn sớm.Bệnh nhân thấy khó khăn khi cúi để mang tất (vớ), buộc dây giày, cắt móng chân. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:


  • Có tiếng kêu trong quá trình vận động khớp háng, gây ra bởi các mảnh sụn lỏng lẻo và các mô khác cản trở chuyển động trơn tru của khớp.

  • Giảm phạm vi chuyển động ở khớp háng, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động của khớp và có thể gây ra khập khiễng khi đi lại.

  • Đau khớp tăng lên khi thời tiết mưa hoặc chuyển lạnh,
    Khi nào phải đi khám bệnh ngay.


Hãy thay đổi suy nghĩ, quan điểm chưa đúng như: sợ đi khám bệnh, ngại đi khám bệnh, “xem bói ra ma - đi khám ra bệnh” … Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng quan điểm mới: “Thời gian vị thuốc tốt thêm. Sớm điều dưỡng được: sức bền, sống lâu”. Vì vậy khi có triệu chứng mới bắt đầu đau khớp háng chúng ta phải đi khám bệnh ngay.Còn khi chúng ta đã được chẩn đoán là viêm, thoái hóa khớp háng, mỗi đợt đau tăng lên hoặc có dấu hiệu cứng khớp, hạn chế vận động khớp là phải đi khám bệnh ngay để hạn chế biến chứng.


Chẩn đoán viêm khớp háng sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bạn, vì vậy hãy đi khám bệnh càng sớm càng tốt

 

 

Kì 3: Bệnh viêm (thoái hóa) khớp háng

Khớp háng là khớp lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể. Những hiểu biết về khớp háng chính là nền tảng vững chắc trên con đường giúp chúng ta trở thành thầy thuốc tốt của chính mình. Trong chuyên đề này, BS Đỗ Nam Khánh sẽ giúp độc giả NCT cùng tìm hiểu về các vấn đề: Cấu tạo và chức năng của khớp háng; các bệnh lí thường gặp ở khớp háng; chấn thương khớp háng…

Quan điểm trong điều trị bệnh:

Vấn đề này chúng tôi đã trình bày trong phần bệnh viêm thoái hóa khớp gối. Nhưng có điều xin bạn luôn nhớ đó là thái độ lạc quan, vui vẻ, tâm lí không nóng vội muốn khỏi nhanh và thống nhất quan điểm: Chưa có bệnh thì phòng bệnh, có bệnh rồi thì phòng bệnh biến.


Điều trị dự phòng - Phòng bệnh (Khi ngoài 35 tuổi)

Viêm (thoái hóa) khớp háng là sự mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Do đó, để phòng bệnh ta phải làm tăng quá trình tổng hợp và giảm quá trình hủy hoại. Vậy làm thế nào để tăng quá trình tổng hợp và giảm quá trình hủy hoại thì sau đây là một vài phương pháp các bạn có thể tham khảo:

Yếu tố tăng quá trình viêm (thoái hóa) khớp háng

- Thừa cân, béo phì: Hiện tại có nhiều NCT bị béo phì đặc biệt béo bụng. Khi đó sẽ nguy hại đến các khớp ở cột sống và khớp ở chân, trong đó có khớp háng.Để đánh giá tình trạng béo phì các chuyên gia dùng chỉ số BMI. Nhưng với NCT, có một cách tính đơn giản: Cân nặng tiêu chuẩn = Số lẻ chiều cao – 5. Ví dụ: Cao 1m65. Cân nặng tiêu chuẩn = 65 – 5 = 60 kg.

- Tập luyện gắng sức, sai phương pháp. Không khởi động kĩ các khớp, trong đó có khớp háng khi tập luyện.

- Thiếu hụt nguyên liệu tổng hợp cần thiết cho xương, sụn như canxi, collagen typ II, Glucosamine và Chondroitin

- Chấn thương, dị tật.

Yếu tố giảm quá trình viêm (thoái hóa) khớp háng

- Duy trì cân nặng hợp lí.

- Chọn bài tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe như bài tập Dưỡng sinh Kinh lạc, các bài tập dưỡng sinh, bài tập vẩy tay dịch cân kinh, đạp xe, bơi... Khởi động kĩ các khớp nhất là khớp háng khi luyện tập.

- Bổ sung đầy đủ chất cần thiết cho quá trình tổng hợp cho xương, sụn như canxi hữu cơ, collagen typ II, Glucosamine và Chondroitin...

- Khám sức khỏe định kì: Đo loãng xương, chụp XQ để có thể điều chỉnh sớm (nhiều khi có biểu hiện trên các xét nghiệm nhưng khớp háng vẫn chưa có biểu hiện) và có thể phát hiện sớm các bệnh lí khớp háng nếu có.

Bệnh viêm (thoái hóa) khớp háng còn liên quan đến vấn đề nội tiết tố.Sự suy giảm nội tiết tố sẽ làm cho chức năng của xương khớp kém dần đi.Điều này tương ứng với lí luận của Y học cổ truyền là “Thận chủ cốt”. Bởi vậy, muốn dự phòng bệnh xương khớp thì phải tăng cường nội tiết tố, cũng chính là “bổ thận” theo y học cổ truyền.

Điều trị khi bị viêm (thoái hóa) khớp háng

Viêm (thoái hóa) khớp tiến triển từ từ và dần dần nặng hơn, chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn. Các mục tiêu điều trị gồm: Kiểm soát đau khớp, duy trì khả năng đi lại, giảm thiểu tàn phế, cải thiện chất lượng sống và giáo dục bệnh nhân. Đồng thời hạn chế tối đa những độc tính, tác dụng không mong muốn, biến chứng do thuốc và phương pháp điều trị gây ra.

Điều trị phải kết hợp nhiều phương pháp: Tập luyện, giảm cân nếu thừa cân, thuốc, vật lí trị liệu với các bài tập tăng cường cơ bắp biên độ vận động của khớp.

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Bao gồm tuổi tác, hoạt động và nghề nghiệp, sức khỏe tổng thể, tiền sử y tế, khớp bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Tùy mức độ năng nhẹ mà có phương pháp điều trị phù hợp

 

Kì 4: Bệnh viêm (thoái hóa) khớp háng và phương pháp điều trị 


Khớp háng là khớp lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể. Những hiểu biết về khớp háng chính là nền tảng vững chắc trên con đường giúp chúng ta trở thành thấy thuốc tốt của chính mình. Trong số này, BS Đỗ Nam Khánh tiếp tục trình bày các phương pháp điều trị khớp háng hiệu quả…

Điều trị không dùng thuốc:

- Giảm cân nếu thừa cân béo phì.

- Luyện tập thể thao hợp lí:

Tập luyện còn làm tăng độ bền và tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, làm cho khớp ổn định hơn. Tập luyện để hồi phục khớp háng ưu tiên tập những động tác gập duỗi, xoay khớp háng, hạn chế những động tác làm tăng sự tì đè, tăng ma sát giữa các đầu xương. Phương pháp tập luyện được khuyến cáo: Tập bài Dưỡng sinh Kinh lạc, vẩy tay dịch cân kinh, đạp xe, bơi lội. Tránh các hoạt động làm tăng đau khớp, chẳng hạn như chạy bộ hoặc các động tác thể dục nhịp điệu mạnh hoặc đi bộ quãng đường dài hoặc bật nhảy đập cầu hay bóng hoặc leo cầu thang, hoặc ngồi xổm. Khi tập mà cảm thấy đau khớp thì dừng lại.Đau kéo dài nhiều giờ sau khi tập thể dục có nghĩa là đã tập quá sức.Nhưng không có nghĩa là nên ngừng tập luyện hoàn toàn mà chúng ta giảm cường độ hoặc đổi phương pháp tập luyện (nếu phương pháp sai).

Lưu ý: Phải khởi động thật kĩ các khớp đặc biệt nhất là khớp háng khi tập luyện. Quá trình khởi động sẽ giúp cho khớp chuyển từ trạng thái “tĩnh” sang trạng thái “động” tốt. Chất nhờn dịch khớp sẽ được tiết ra nhiều hơn.Hiện nay, vấn đề khởi động kĩ các khớp trước khi tập luyện là rất ít NCT quan tâm.Chúng ta phải thay đổi thói quen có hại cho khớp trước khi tập luyện (kể cả đi bộ).

Bổ sung thêm các chất cần thiết cho quá trình tổng hợp sụn, xương và dịch khớp như: Canxi hữu cơ, collagen typ II, Glucosamine và Chondroitin...
Khi bị đau, sưng khớp hãy ưu tiên điều trị bằng phương pháp vật lí trị liệu.

Tập phục hồi chức năng cho khớp háng. Điều này là rất quan trọng để lấy lại biên độ hoạt động của khớp và tăng cường sự dẻo dai cho gân, cơ, dây chằng (đối với mỗi bác sĩ có một phương pháp tập phục hồi chức năng riêng, nhưng dù tập theo cách nào thì kết quả cần đạt được là: Bệnh nhân phải đỡ đau, chức năng cơ học của khớp háng phải được phục hồi).

Hướng dẫn bệnh nhân tập bài tập dưỡng sinh kinh lạc, các động tác gấp duỗi, xoay của khớp háng.

Với bệnh nhân sau điều trị ổn định hướng dẫn tư vấn phòng bệnh tái phát trở lại như: Chườm ngải cứu rang với muối khi đau nhẹ để giảm đau, định kì tái khám và điều trị.

Sử dụng các chế phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như: Dưỡng khớp ngũ lão, viêm khớp ngũ lão, canxi hữu cơ...

Châm cứu: Phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của thầy thuốc châm cứu.

Điều trị dùng thuốc:

Bài thuốc Y học cổ truyền: Trong kho tàng Y học cổ truyền còn lưu truyền và sử dụng rộng rãi nhiều bài thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Trong đó, bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh thang thường được chỉ định nhất, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt và không có tác dụng phụ.

Một số loại thảo dược có tác dụng giảm đau giảm viêm tốt như vỏ cây liễu trắng.Các thành phần hoạt chất từ vỏ cây liễu được gọi là salicin được chuyển thành axit salicylic có tác dụng giảm đau, giảm viêm như thuốc aspirin nhưng không gây tác dụng phụ.

Tất cả các thuốc tây y dùng điều trị bệnh đều có tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là thuốc điều trị bệnh xương khớp, nên chúng tôi thường khuyên bệnh nhân nếu sau một đợt điều trị kéo dài 10 - 20 ngày liên tục bằng phương pháp vật lí trị liệu phục hồi chức năng hoặc y học cổ truyền mà triệu chứng không cải thiện thì có thể kết hợp điều trị thuốc tây do bác sĩ chỉ định.

Với bệnh nhân sau điều trị ổn định, đề phòng bệnh tái phát trở lại nên: Chườm ngải cứu rang với muối khi đau nhẹ để giảm đau. Sử dụng các chế phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị như: Dưỡng khớp ngũ lão, viêm khớp ngũ lão, can-xi hữu cơ... nên định kì tái khám và điều trị bảo dưỡng.

Tự điều trị tại nhà (phối hợp với phác đồ của thầy thuốc)

Chườm nóng và lạnh có thể làm giảm đau ở khớp. Nhiệt làm giảm độ cứng khớp co cơ và lạnh làm giảm sưng, giảm đau. Có thể sao nóng một số loại lá rồi chườm ấm vùng đau như: Lá ngải cứu sao nóng với muối; lá trầu không già (chưa vàng) hơ trên ngọn lửa đèn dầu rồi đắp lên vùng bị sưng đau ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 5 - 9 lá... Hiện tại trên thị trường có một số thiết bị chườm ấm kết hợp với thảo dược có hiệu quả hỗ trợ giảm đau, cứng khớp, có điều kiện thì nên dùng.

Có thể dùng một số loại cao, dầu xoa bóp thảo dược để hỗ trợ thêm giảm đau, giảm viêm như: Dầu xoa bóp An Phúc Bình (dầu xoa này còn uống được để chữa đau bụng do lạnh nên dùng ngoài da sẽ rất an toàn). Nhưng không được dùng quá liều theo chỉ định của nhà sản xuất hoặc thầy thuốc.

Điều trị ngoại khoa:
Sau 3 đến 6 tháng điều trị dùng thuốc mà không tiến triển, bệnh nhân có thể lựa chọn phẫu thuật để điều trị. Tuy nhiên bất kì cuộc phẫu thuật nào cũng có xác suất thất bại.Vì còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người và trình độ của bác sĩ phẫu thuật, trang thiết bị của cơ sở y tế thực hiện ca phẫu thuật.
Kết luận: Viêm thoái hóa khớp là bệnh hay gặp ở người trung và NCT. Chỉ khi chúng ta hiểu rõ về bệnh, biết cách thức dự phòng thì mới không gây ra các biến chứng

 

Kì 5: Gãy cổ xương đùi: Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng


Khớp háng là khớp lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể. Những hiểu biết về khớp háng chính là nền tảng vững chắc trên con đường giúp cho chúng ta trở thành thầy thuốc tốt của chính mình. Trong chuyên đề này, Bs Đỗ Nam Khánh cùng chúng ta tìm hiểu về: Cấu tạo và chức năng của khớp háng; các bệnh lí thường gặp ở khớp háng. Trong số này và số tiếp theo, BS Đỗ Nam Khánh sẽ cung cấp những thông tin về chấn thương khớp háng với nội dung: Gãy cổ xương đùi…
Gãy cổ xương đùi là một chấn thương nghiêm trọng, với các biến chứng có thể đe dọa tính mạng. Nguy cơ gãy cổ xương đùi tăng theo tuổi tác. Trong mười mấy năm qua, khi tham gia vào công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tại mỗi nơi mà tôi đặt chân đến (kể cả thành phố hay nông thôn) đều có những câu chuyện thương tâm về việc những cụ già bị ngã gãy cổ xương đùi.

Các chuyên gia sức khỏe đều cho rằng NCT có nguy cơ gãy cổ xương đùi cao hơn vì xương có xu hướng suy yếu theo tuổi tác (loãng xương). Thị lực kém và các vấn đề về thăng bằng cũng khiến NCT dễ bị vấp và ngã - một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của gãy cổ xương đùi.Có trường hợp, hai người cùng một tư thế ngã… mà người bị gãy cổ xương đùi, người lại không sao.Cũng có trường hợp bị gãy cổ xương đùi sau khi đang ngồi xổm bị ngã ngồi bệt và ngửa ra sau.Tại sao lực tác động nhẹ như vậy mà vẫn bị gãy xương?

Nguyên nhân chính là khả năng chịu lực của xương kém nên mới bị gãy.

Vậy tại sao khả năng chịu lực của xương lại kém?Bởi vì mật độ xương thưa (xốp xương).Mật độ xương thưa liên quan mật thiết với việc thiếu hụt canxi xương.

Với NCT, mỗi ngày cần bổ sung một lượng canxi khoảng 1.000 - 1.200 mg canxi/ngày. Nhưng hiện nay, với chế độ ăn uống hiện tại (nếu không uống sữa và thực phẩm bổ sung canxi) thì chỉ bổ sung được khoảng 350 mmg/ ngày. Như vậy mỗi ngày NCT còn thiếu 650 mg - 850 mg canxi/ngày. Để bảo đảm cho hoạt động diễn ra bình thường, cơ thể (tuyến cận giáp trạng ở cổ) sẽ phải huy động canxi từ trong kho dự trữ (trong xương) ra để bổ sung phần thiếu vào trong máu… Nếu thiếu một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng thì kho dự trữ caxi (xương) thất thoát chưa ảnh hưởng đến chức năng của xương.Nhưng vì ngày nào cũng thiếu và kéo dài nhiều năm nên vì vậy mà kho dự trữ canxi (xương) bị giảm chức năng, mật độ xương thưa dần.

Thói quen lười tập luyện cũng làm tăng nguy cơ gãy cổ xương đùi. Khi tập luyện thường xuyên sẽ tăng cường được chức năng của xương khớp, cơ bắp và dây chằng. Ngoài ra, luyện tập thường xuyên còn giúp cho phản xạ tốt, hạn chế khả năng vấp bị ngã.

Ở nhiều người còn bị mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như Đái tháo đường, các bệnh lí tuyến giáp làm cho sự thất thoát canxi càng nhiều, nguy cơ loãng xương cao.Thói quen lạm dụng thuốc kháng viêm giảm đau Cortisone làm suy yếu xương. Các vấn đề tiền đình, thiếu máu não, gây chóng mặt, suy giảm nhận thức, mất trí nhớ, bệnh Parkinson, đột qụy và bệnh thần kinh ngoại biên, cũng làm tăng nguy cơ té ngã. Chứng béo phì cũng làm tăng nguy cơ gãy xương vì trọng lực dồn lên khớp háng nhiều đặc biệt khi không may bị té ngã.

Ở phụ nữ, quá trình loãng xương còn liên quan đến quá trình sinh nở. Trong thời gian mang thai và cho con bú, người mẹ cần bổ sung một lượng canxi gần gấp rưỡi lúc bình thường (1200 mg). Chính vì vậy, mà tỉ lệ loãng xương của phụ nữ Việt Nam cao hơn nam giới nhiều. Ngoài ra, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh do thiếu hụt lượng nội tiết tố (estrogen) nên sự thất thoát canxi càng nhiều.

Thói quen hút thuốc lá (thuốc lào) và rượu. Cả hai đều có thể can thiệp vào các quá trình xây dựng và bảo trì xương bình thường, dẫn đến mất xương.

Các dấu hiệu báo hiệu bị gãy cổ xương đùi:

  • Không có khả năng di chuyển ngay sau khi ngã.
  • Đau dữ dội ở hông hoặc háng.
  • Không có khả năng dồn trọng lượng lên chân ở bên hông bị thương.
  • Cứng, bầm tím và sưng trong và xung quanh khu vực hông.
  • Chân ngắn hơn ở bên hông bị thương.
  • Quay ra ngoài của chân ở bên hông bị thương.
  • Khi bị ngã mà bị một trong các dấu hiện trên thì phải đi bệnh viện ngay.
  • Biến chứng của gãy cổ xương đùi.

Gãy cổ xương đùi có thể làm giảm hoạt động độc lập trong tương lai và đôi khi còn rút ngắn cuộc sống của NCT.Khoảng một nửa số người bị gãy cổ xương đùi không thể lấy lại khả năng sống độc lập.

Ngoài ra, những người đã bị gãy cổ xương đùi có nguy cơ bị yếu xương và ngã nhiều hơn - điều đó có nghĩa là nguy cơ bị gãy xương tiếp cao hơn đáng kể. (Còn tiếp)

 

Kì cuối: Gãy cổ xương đùiĐiều trị và phòng ngừa 

https://ngaymoionline.com.vn/khop-hang-nhung-dieu-can-biet-6005.html


Khớp háng là khớp lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể.Những hiểu biết về khớp háng chính là nền tảng vững chắc giúp chúng ta trở thành thầy thuốc tốt của chính mình. Trong chuyên đề 3 này BS Đỗ Nam Khánh cung cấp thông tin về: Cấu tạo và chức năng của khớp háng; các bệnh lí thường gặp ở khớp háng. Trong kì này và kì trước, BS Đỗ Nam Khánh cùng chúng ta bàn luận vấn đề chấn thương khớp háng với nội dung: Gãy cổ xương đùi…

Điều trị gãy cổ xương đùi

Quan điểm trong điều trị: Phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám đánh giá tình trạng, mức độ của gãy cổ xương đùi. Không được để bệnh nhân ở nhà tự điều trị khi chưa có kết luận đánh giá mức độ gãy xương của bác sĩ chuyên khoa. Thực tiễn tại cộng đồng, tôi rất buồn khi gặp phải những trường hợp các cụ cao tuổi bị gãy cổ xương đùi nhưng người nhà không đưa đến bệnh viện khám để đánh giá mức độ gãy xương và hướng xử lí mà chỉ ở nhà bó thuốc của các thầy lang. Tuy có trường hợp liền được xương nhưng lại di lệnh làm cho bệnh nhân không thể tư đi lại được. Cho nên điều trị gãy cổ xương đùi thường bao gồm kết hợp phẫu thuật, phục hồi chức năng và dùng thuốc.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất để sửa chữa hoặc thay thế khớp háng.Phẫu thuật thay khớp háng bao gồm loại bỏ phần cổ xương đùi bị tổn thương và đặt phần xương nhân tạo vào vị trí của nó. Tùy thuộc vào vị trí, mức độ nghiêm trọng của gãy xương, tuổi tác cũng như tình trạng sức khỏe và các bệnh lí kèm theo như: Tăng huyết áp, đái tháo đường… mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật.

Phục hồi chức năng

Tập phục hồi chức năng sẽ giúp cho người bệnh nhanh chóng phục hồi khả năng vận động của khớp háng để có thể tự vận động độc lập (đi lại).Vì vậy cần tập sớm, ngay sau phẫu thuât từ 2 - 3 ngày.Rất nhiều trường hợp tập phục hồi chức năng muộn, chờ cho sau khi ra viện từ 15 - 20 ngày mới tập.Suy nghĩ như vậy là chưa đúng, vì càng để lâu khớp háng càng có nguy cơ bị cứng.Sau đó điều trị sẽ mất nhiều thời gian và hiệu quả giảm. Tập phục hồi chức năng ban đầu sẽ tập trung vào các bài tập chuyển động và tăng cường. Đó là những bài đơn giản như: Cách thức ngồi dậy, cách thức vận động ra khỏi giường, cách thức dùng nạng … Sau đó, tùy mức độ mà bác sĩ phục hồi chức năng sẽ đưa ra những phương pháp tập luyện, bài tập chuyên sâu hơn để nhanh chóng giúp phục hồi khả năng vận động của khớp háng như ban đầu.

Dùng thuốc

Khi phải phẫu thuật, chúng ta tuân thủ uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra nên gặp bác sĩ Y học cổ truyền hoặc các lương y có uy tín, kinh nghiệm để dùng thêm thuốc YHCT.Trong kho tàng thuốc của dân tộc, có nhiều bài thuốc hiệu quả tăng nhanh quá trình liền xương, có thể phối hợp.Nhưng phải tìm thầy thuốc, lương y có uy tín, kinh nghiệm nếu không tiền mất tật mang.

Cách phòng ngừa gãy cổ xương đùi

Thực hiện các bước để duy trì mật độ xương và tránh té ngã có thể giúp ngăn ngừa gãy cổ xương đùi. Để tránh té ngã và duy trì xương khỏe mạnh:
Nhận đủ canxi và vitamin D. Theo nguyên tắc chung, đàn ông và phụ nữ từ 50 tuổi trở lên nên tiêu thụ từ 1.000 - 1.200 miligam canxi mỗi ngày và 600 đơn vị vitamin D quốc tế mỗi ngày. Nhưng lượng canxi này rất khó bổ sung đủ qua bữa ăn hằng ngày, vì thế cần uống các loại thực phẩm bổ xung canxi. Nhưng khi dùng thực phẩm bổ sung canxi thì hãy lựa chọn dùng Canxi hữu cơ tránh dùng canxi vô cơ (canxicacbonat) gây táo bón lắng cặn thận. Hiện nay, nhiều NCT thường uống sữa.Đây là một thói quen tốt cho sức khỏe của xương.Có nhiều loại sữa được nghiên cứu chuyên cho NCT.Hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, hệ xương khớp… của NCT không như lúc còn trẻ.Nên sữa cho NCT phải ít ngọt để tránh bệnh đái tháo đường.Sữa phải có hàm lượng caxi cao, đủ lượng vitamin D và cả vitamin K (K2) để tăng cường chắc xương, phòng chống loãng xương. Ngoài ra, nếu trong sữa có được những chất tăng cường hệ miễn dịch (như sữa non) thì tốt hơn nữa. Trên thị trường có nhiều loại sữa, nhưng tôi hay dùng và khuyên người thân dùng sữa: MILK CODOCA. Vì sữa này đáp ứng được những yêu cầu trên.

Tập thể dục để tăng cường chức năng xương và cải thiện sự cân bằng. Các bài tập, chẳng hạn như: Bài tập dưỡng sinh kinh lạc, bài tập vẩy tay dịch cân kinh… giúp duy trì mật độ xương cao nhất trong nhiều năm. Tập thể dục cũng làm tăng sức mạnh tổng thể của cơ thể, ít có khả năng ngã. Tập luyện thăng bằng cũng rất quan trọng, vì cân bằng có xu hướng xấu đi theo tuổi tác.

Tránh hút thuốc hoặc uống quá nhiều

Đánh giá các mối nguy hiểm gây té ngã trong nhà.Không dùng thảm, cố định dây điện trên tường, dọn đồ đạc dư thừa và bất cứ thứ gì khác có thể làm NCT vấp ngã. Hãy chắc chắn rằng mọi phòng và lối đi đều được chiếu sáng tốt. Lưu ý ở những bậc lên xuống.

Kiểm tra mắt: Kiểm tra mắt mỗi năm, hoặc thường xuyên hơn nếu NCT bị tiểu đường hoặc bệnh về mắt.

Xem thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ chóng mặt, làm tăng nguy cơ té ngã. Vì vậy phải trao đổi với bác sĩ khi gặp hiện tượng trên.

Đứng lên từ từ: Đứng dậy quá nhanh có thể khiến bạn cảm thấy chao đảo và ngã.

Sử dụng gậy đi bộ hoặc khung tập đi nếu NCT cảm thấy khi đi lại không vững.
Theo lý luận của YHCT, "thận chủ cốt" nên để xương chắc khỏe cần phải "bổ thận".