Tin mới
Search

Đau cửa mình khi mang thai tháng cuối dấu hiệu chuyện dạ mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý

Đau cửa mình khi mang thai tháng cuối là hiện tượng phổ biến ở nhiều mẹ bầu. Vậy còn những các hiện tượng khó chịu nào trong giai đoạn này, ngoài chứng đau cửa mình khi mang thai tháng cuối? 

Những triệu chứng khó chịu vào 3 tháng cuối thai kỳ thường gặp ở mẹ bầu

Chảy dịch âm đạo

Chảy dịch âm đạo là hiện tượng thường gặp ở 3 thang cuoi thai kỳ. Dịch ra màu nâu thoi ky 3 thang cuoi là một cách phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ thai nhi. Do sự thay đổi nội tiết, dịch âm đạo mang thai thang cuoi thường nhiều hơn với thời gian đầu. Vào thời gian này, dịch âm đạo thường xuất hiện một ít máu. Nếu vào những ngày mang thai 3 thang cuoi, nếu thấy dịch âm đạo xuất hiện nhiều hơn, đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ. Vì thế, bạn nên tìm đến bác sĩ sớm nhất nhé!

Chay-dich-am-dao-khi-mang-thai-thang-cuoi
Chảy dịch âm đạo khi mang thai tháng cuối

Giãn tĩnh mạch và sưng phù chân

Do bị xuống máu chân khi mang thai tháng cuối nên mẹ bầu thường bị sưng phù chân. Đồng thời, do áp lực của thai nhi lên tĩnh mạch chân ngày càng lớn nên dẫn đến chứng giãn tĩnh mạch. Liệu mẹ bầu mang thai tháng cuối có nên đi bộ không? Để giảm bớt hiện tượng này, mẹ bầu nên siêng năng đi bộ và vận động nhẹ. Điều này giúp hệ tuần hoàn lưu thông, giảm chứng phù nề chân. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên thường xuyên massage, giúp giảm chứng chuột rút.

Đau lưng, đau hông khi mang thai tháng cuối

3 tháng cuối thai kỳ thai nhi đã phát triển đầy đủ và rất lớn. Vì vậy, thai nhi tác động lên các đốt sống lưng, từ đó gây nên các chứng đau lưng và đau hông. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố cũng là một nguyên nhân gây nên triệu chứng này. Nội tiết tố relaxin trong cơ thể mẹ giúp làm lỏng các khớp, chuẩn bị cho  quá trình sinh bé. Vì thế gây nên các chứng đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối.  Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái hoặc dùng thêm gối để đỡ bụng và lưng. Nếu điều kiện kinh tế cho phép, mẹ bầu nên mua gối chuyên dụng dành cho bà bầu. Những chiếc gối này sẽ giúp mẹ có giấc ngủ ngon và giảm bớt chứng đau lưng.

Rạn da bụng và một số vị trí khác

Do sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn nên vùng da bụng của mẹ bị căng ra cũng là điều dễ hiểu. Ngoài rạn da bụng, có một số vị trí cũng bị tình trạng này như mông, đùi, đau ngực khi mang thai tháng cuối. Rạn da là một hiện tượng bình thường và rất phổ biến. Thế nhưng không phải ai cũng gặp tình trạng này. Để hạn chế rạn da, mẹ bầu nên uống nhiều nước và sử dụng các sản phẩm chống rạn da từ sớm. Điều này giúp da được đàn hồi và độ ẩm nhất định, giúp da được tái tạo liên tục.

Ran-da-bung-khi-mang-thai-thang-cuoi
Rạn da bụng khi mang thai tháng cuối

Ợ nóng khi mang thai cuối tháng

Song song với quá trình phát triển của thai nhi, hệ tiêu hóa của mẹ bị tác động khá nhiều. Đặc biệt là dạ dày, dẫn đến hiện tượng ợ nóng. Ợ nóng là biểu hiện của axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Hiện tượng này thường xuất hiện vào sau khi ăn hoặc khi mẹ nằm nghỉ. Đây là hiện tượng không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể hạn chế mức độ ợ nóng bằng cách không ăn thức ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.

Các vấn đề tiêu hóa và bài tiết

Ngời chứng ợ nóng, khi mang thai 3 tháng cuối còn có nhiều triệu chứng về hệ tiêu hóa và bài tiết. Điển hình như chứng táo bón và đi tiểu nhiều lần. Hai triệu chứng nào điều do áp lực của thai nhi đã lớn lên các hệ cơ quan. Tương tự như ợ nóng, chúng ta không thể tránh khỏi các biểu hiện này. Thế nhưng, chúng ta có thể kiểm soát chúng bằng chế độ ăn và vận động hợp lý

Đau vùng kín khi mang thai tháng cuối

Đau vùng kín và đau buốt bụng dưới khi mang thai tháng cuối là những triệu chứng phổ biến. Để tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng này, chúng ta cùng tìm hiểu trong các phần theo nhé!

Chứng đau cửa mình khi mang thai tháng cuối mẹ bầu

Nguyên nhân đau cửa mình khi mang thai tháng cuối

Đau cửa minh là triệu chứng phổ biến với các mẹ bầu. Đau cửa mình là đau ở môi trong âm hộ và lan ra ra các khu vực xung quanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cửa mình. Điển hình như:

Sự phát triển thai nhi ngày càng lớn

Ở những tháng cuối thai kỳ, bé đã lớn rất nhiều và sẵn sàng chào đời. Lúc này, thai nhi có xu hướng di chuyển xuống thấp dần vị trí tử cung, Từ đó tạo ra có áp lực lên khu này, khiến bị mang thai tháng cuối đau cửa mình nhiều hơn.

Dau-cua-minh-khi-mang-thai-thang-cuoi
Đau cửa mình khi mang thai tháng cuối

Sự gia tăng lưu lượng máu

Trong thời gian mang thai này, máu tập trung một lượng lớn ở khu vực tử cung. Lưu lượng lớn này khiến vùng kín mẹ bầu đau nhức do kịp thích ứng với thay đổi của cơ thể. Thậm chí, với phu nu mang thai 3 thang cuoi, chỉ cần chạm nhẹ vào âm đạo hoặc đi vệ sinh cũng gây cảm giác đau nhức, khó chịu.

Sự giãn nở của cổ tử cung, giãn tĩnh mạch

Để chuẩn bị cho quá trình sinh mở, cổ tử cung của mẹ phải giãn nở nhất định. Bên cạnh đó, các tĩnh mạch ở các khu vực này cũng giãn nở. Đôi khi mẹ bầu có thấy sự xuất hiện của một vài vết tím ở khu vực này. Đây là dấu hiệu cho thấy tĩnh mạch giãn do áp lực từ thai nhi. Lúc này trên da sẽ có những vết tím giãn tĩnh mạch xuất hiện ở âm đạo, âm hộ, trực tràng hoặc quanh buồng trứng và tử cung.

Sự nới lỏng các khớp xương

Trong thời gian này, cơ thể mẹ sẽ tiết ra một loại hormone relaxin. Hormone có nhiệm vụ là nới lỏng các khớp xương, tạo điều kiện sinh em bé cho mẹ. Từ đây, các khớp xương dưới tác động của thai nhi làm nên các chứng đau háng khi mang thai tháng cuối.

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân chính trên, còn một số nguyên nhân khác cũng gấy nên chứng đau cửa mình khi mang thai tháng cuối. Những nguyên nhân có thể từ các bệnh lý hoặc là dấu hiệu không tốt cho thai nhi.

  • Nhiễm trùng âm đạo, viem am dao khi mang thai 3 thang cuoi.
  • Thai ngoài tử cung
  • Táo bón cũng
  • Lên đỉnh khi mang thai 3 tháng cuối
  • Tâm lý mẹ bầu căng thẳng. stress khi sắp vượt cạn
  • Trường hợp xấu nhất là dấu hiệu của sảy thai.

Đau cửa mình khi mang thai tháng cuối là một dấu hiệu khá bình thường. Tuy nhiên, nếu nhận thấy cơn đau dữ dội và có kèm triệu chứng xuất huyết máu nhiều. Mẹ nên đến bệnh viện nhanh chóng để tránh tình trạng xấu nhất.

Cac-nguyen-nhan-dau-cua-minh-khi-mang-thai-thang-cuoi
Caption

Mức độ và biểu hiện đau cửa mình, đau vùng kín

Đau cửa mình khi mang thai tháng cuối cũng có từng mức độ và sự biểu hiện khác nhau ở từng người. Từng mức độ và biểu hiện cũng thể hiện cho các tình trạng sức khỏe khác nhau.

Đau châm chích, cường độ đau có thể trong phạm vi cho phép

Cảm giác đau châm chích khá phổ biến. Triệu chứng này thường xuất hiện ở tháng tuần thứ 5 đến tuần thứ 8. Nếu xuất hiện cơn đau châm chích ở tuần thứ 37 hoặc những tuần gần cuối thai kỳ, đấy là dấu hiệu chuyển dạ, các mẹ không cần lo lắng.

Đau âm ỉ, cơn đau có thể kéo dài

Nếu nhận thấy xuất hiện những con đau âm ỉ cần phải lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối. Thông thường, những cơn đau này là do tình trạng viêm nhiễm tử cung ở ống dẫn trứng hoặc cổ tử cung. Lúc này, đến khám bác sĩ là điều các mẹ bầu nên làm. Nếu để lâu, có thể xảy ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.

Dau-am-i-khi-mang-thai-thang-cuoi
Đau âm ỉ khi mang thai tháng cuối

Đau như cắt, đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Đau nhói, đau như cắt là tình trạng xấu nhất của đau cửa mình khi mang thai tháng cuối. Đây là dấu hiệu của chứng co thắt tử cung, rất nguy hiểm. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh khác như: viêm bàng quang, tình trạng nhau bong non.

Vì thế, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lạ này của chứng đau cửa mình khi mang thai tháng cuối, bạn nên khám bác sĩ.

Đau buốt cửa mình khi mang thai cuối tháng có phải dấu hiệu chuyển dạ?

Như trên đã trình bày, đau cửa mình là do thay đổi nội tiết tố và áp lực của thai nhi lên hệ khớp là chủ yếu. Vì thế, không thể nói đây là dấu hiệu chuyển dạ. Đây chỉ là quá trình thay đổi cơ thể để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sau này.

Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên lưu ý một vài dấu hiệu của chứng đau này. Nếu đau cửa mình khi mang thai tháng cuối có biểu hiện cơn đau kéo dài, kèm xuất huyết. Đây là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa  như: viêm nhiễm nấm, giang mai, bệnh lậu, mụn rộp,…

Dau-chuyen-da-khi-mang-thai-thang-cuoi
Đau chuyển dạ khi mang thai tháng cuối

Làm thế nào để khắc phục chứng đau cửa mình

Đau cửa mình là một triệu chứng khó tránh khỏi. Thế nhưng, chúng ta có kiểm soát và hạn chế cơn đau cửa mình bằng một số biện pháp đơn giản. Các mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp này ngay tại nhà:

  • Ngâm phần thân dưới trong nước ấm khi tắm hoặc dùng vòi sen xả nước nhẹ nhàng lên vùng kín.
  • Sử dụng gối kê chân khi ngồi để giảm bớt áp lực cho khu vực này.
  • Sử dụng các dụng cụ nâng đỡ bụng, lưng cho mẹ bầu.
  • Nên ngủ nằm nghiêng bên trái.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để lưu thông máu thân dưới tốt hơn.

Đây là những phương pháp giúp giảm áp lực và giảm đau cửa mình, đau vùng kín rất hiệu quả. Các mẹ nên thường xuyên áp dụng và thực hành thường xuyên các mẹ nhé!

Những cơn đau thường gặp vào 3 tháng cuối thay kỳ

Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối

Bên cạnh đau cửa mình, đau khớp hàng cũng là một triệu chứng đau nhức khó chịu phần thân dưới. Vậy “bi dau hang khi mang thai thang cuoi” là do đâu. Chứng đau nhức này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Sự chuyển động của thai nhi, bé đạp bụng mẹ. Bình thường, sức nặng của thai nhi đã tạo áp lực cho mẹ. Thế nhưng, khi bé chuyển động thì tác động này càng mạnh hơn. Đồng thời, thang cuoi mang thai bé chuyển động đến gần cổ tử cung, tạo áp lực lên các khớp khu vực này.
  • Sự thiếu hụt dưỡng chất của mẹ cũng làm nên chứng đau này. Điển hình như thiếu magie. Magie đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động của dây thần kinh. Khi thiếu hụt dưỡng chất này, những chứng đau xương khớp, chuột rút cũng có nguy cơ tăng.
  • Đau khớp háng do đau dây chằng tròn: Do sự điều tiết của của hormone relaxin và progesterone, dây chằng bị kéo căng gây nên hiện tượng này.

Đây cũng là một hiện tượng rất bình thường vào giai đoạn cuối thai kỳ. Thế nên, nếu gặp biểu hiện này, các mẹ không cần quá lo lắng.

Dau-khop-hang-khi-mang-thai-thang-cuoi
Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối

Những cơn đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng cuối thường gặp

Ngoài hai chứng đau bụng kể trên, còn một số cơn đau mẹ bầu có thể gặp khi mang thai. Điển hình như:

  • Đau chướng bụng dưới do đầy hơi, khó tiêu.
  • Đau do dây chằng tròn
  • Đau cứng bụng dưới khi mang thai tháng cuối do táo bón
  • Hội chứng HELLP

Các cơn đau không thường xuyên xuất hiện và cũng không quá phổ biến. Trong đó, đau bụng do hội chứng HELLP là nguy hiểm nhất. Đây là một biến chứng của bệnh lý kếp hợp: tan máu, men gan cao và tiểu cầu thấp. Hội chứng HELLP vẫn chưa được xác định nguyên nhân cụ thể. Khi nhận thấy có dấu hiệu đau đầu, tầm nhìn mờ, phù nề kèm theo chảy máu vùng kín. Các mẹ nên tìm gặp bác sĩ ngay vì có thể bạn đang mắc hội chứng HELLP.

Cơn gò Braxton-Hicks

Cơn gò Braxton-Hicks còn được biết đến với tên gọi chuyển dạ giả. Sở dĩ, cơn gò Braxton-Hicks được gọi như thế vì có những dấu hiệu gây lầm tưởng với chuyển dạ thật. Đây cũng là được gọi cơn gò sinh lý. Cơn gò này là một phản ứng của cơ thể nhằm mục đích tập luyện cho mẹ bầu trước khi vượt cạn. Cơn gò Braxton-Hicks có những đặc điểm sau:

  • Xuất hiện bất chợt và thường kéo dài khoảng 30 giây.
  • Không có chu kỳ nhất định.
  • Mẹ thường bị gò cứng bụng khi mang thai tháng cuối nhưng không đau đớn.
Con-go-tu-cung-khi-mang-thai-thang-cuoi
Cơn gò tử cung khi mang thai tháng cuối

Những lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối

Bị tiêu chảy khi mang thai cuối tháng – Dấu hiệu thường bị nhầm lẫn

Thông thường, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thường bị táo bón. Vì thế, khi bị tiêu chảy khi mang thai tháng cuối, nhiều mẹ lầm tưởng rằng đây là dấu hiệu chuyển dạ. Táo bón là do áp lực của thai nhi còn tiêu chảy là những thay đổi của nội tiết tố bên trong hay việc sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, khi đã sắp đến ngày dự sinh, tiêu chảy có thể là dấu hiệu chuyển dạ nữa đấy. Các hormone bên trong cơ thể thời gian này sẽ được tiết ra sẽ kích thích lên ruột non. Từ đó dẫn đến tiêu chảy và mất nước. Nhưng mẹ không cần quá lo lắng vì đây cũng chỉ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể.

Để hạn chế mất nước do tiêu chảy, bạn có thể bù nước bằng cách uống nước nhiều hơn. Nếu tình trạng có dấu hiệu bất thường và nghiêm trọng, bạn nên tìm gặp bác sĩ. Vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Mang thai tháng cuối có nên uống nước dừa không?

Nước dừa có nhiều công dụng và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với mẹ bầu nên cẩn thận khi sử dụng nước uống này. Theo khuyến cáo của bác sĩ, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên uống nước dừa do có nhiều nguy cơ dẫn đến sảy thai. Đồng thời, 3 tháng đầu khá nhạy cảm, tính hàn của nước dừa không tốt cho mẹ bầu giai đoạn này.

Liệu mang thai 3 tháng cuối có nên uống nước dừa không? Vào 3 tháng cuối, mẹ bầu có thể uống nước dừa như bình thường. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước dừa vì nước dừa giúp lợi tiểu. Điều này khiến các mẹ tiểu đêm nhiều hơn và  khó ngủ khi mang thai tháng cuối.

Lưu ý quan trọng khi mang thai tháng cuối
Lưu ý quan trọng khi mang thai tháng cuối

Sụt cân khi mang thai tháng cuối

Sụt cân khi mang thai tháng cuối là dấu hiệu sắp sinh em bé. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự giảm một lượng tương đối nước ối để chuẩn bị chào đón một thành viên mới. Vào tháng cuối mẹ bầu có thể sụt cân hoặc ổn định cân nặng. Đây là một điều rất bình thường và khá phổ biến ở các mẹ hiện nay.

Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả

Một trong những lưu ý còn quan tâm nhất khi mang thai 3 tháng cuối là phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả. Bạn có thể tham khảo một số cách phân biệt hai hiện tượng này như sau:

Chuyển dạ thật Chuyển dạ giả
Tần suất đau

Co thắt đều đặn

Kéo dài từ 30 – 70 giây

Cơn đau tăng dần mức độ và tần suất

Xuất hiện thất thường

Thời gian đau khác nhau

Kéo dài khoảng 30 giây

Vị trí đau

Đau từ phần lưng dưới chuyển đến trước bụng

Đau từ trong bụng chuyển sang sau lưng

Phía trước bụng

Khu vực xương chậu

Đặc điểm Không dừng đau nếu di chuyển hay thay đổi vị trí Hết đau ngay khi di chuyển hay thay đổi vị trí

Các triệu chứng chuyển dạ thật

Bên cạnh cách phân biệt chuyển dạ thật và cơn gò Braxton-Hicks, còn một số dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ dễ nhận biết mình sắp sinh:

  • Bụng bầu tụt xuống dưới trông thấy (sa bụng)
  • Những cơn co thắt đều đặn và có xu hướng tăng dần theo thời gian về cường độ lẫn tần suất.
  • Sụt cân bất ngờ
  • Xuất hiện dịch nhầy cổ tử cung (nút nhầy), đôi khi xuất hiện ít máu.
  • Xuất hiện sự giãn nở cổ tử cung
  • Tiêu chảy
  • Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ nhiều hơn trước
  • Các dấu hiệu chuột rút, đau lưng ngày càng nhiều
  • Nhận thấy có sự giãn, nới lỏng các khớp
  • Thấy xuất hiện chất lỏng trong suốt hoặc vàng nhạt. Đây là hiện tượng vỡ nước ối.
Nhung-luu-y-me-bau-can-biet-khi-mang-thai-thang-cuoi
Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi mang thai tháng cuối

Một số lưu ý khác

Còn một vài lưu ý mẹ bầu nên quan tâm trong giai đoạn này như:

  • Các dấu hiệu sinh non: chảy máu âm đạo, dịch âm đạo có màu bất thường (màu đỏ thẫm, màu đen,..), xuất hiện co thắt trước tuần 37, đau vùng xương chậu và các khu vực xung quanh.
  • Nước ối có màu bất thường như vàng nâu hoặc xanh lục.
  • Nhận thấy thai nhi ít chuyển động hơn bình thường.
  • Đau nhức đầu dữ dội, giảm thị lực, sưng phù,…

Đây là các dấu hiệu cho thai nhi đang có những dấu hiệu bất thường. Bạn cần được đến bác sĩ chẩn đoán càng sớm càng tốt.

Vừa rồi là những thông tin về đau tức của mình khi mang thai tháng cuối mà Alo sức khỏe muốn chia sẻ đến bạn. Đau cửa mình khi mang thai tháng cuối là hiện tượng rất bình thường, nhưng bạn vẫn không được chủ quan. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên gặp bác sĩ để nhận tư vấn tốt nhất. Hy vọng bài viết đã hữu ích với mẹ. Chúc bạn mẹ tròn con vuông nhé!