Tin mới
Search

(KỲ 5 + KỲ 6 + KỲ 7) - CHUYÊN ĐỀ 1: BÀN CHÂN - NỀN MÓNG CỦA SỨC KHỎE

Kỳ 5: Cách thức tự chăm sóc bàn chân của người bị bệnh đái tháo đường.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (3/2005) có đến 15 % người bị tiểu đường có bệnh lý liên quan đến bàn chân. Trên toàn cầu, cứ 30 giây lại có người bị cắt cụt chân. Những người tiểu đường bị bệnh lý bàn chân và dẫn đến phải cắt cụt chân thường là không biết cách kiểm soát tốt đường máu và cách chăm sóc bàn chân. Bởi vậy, việc dự phòng để duy trì đôi chân khỏe mạnh là hết sức quan trọng.

Cách thức chăm sóc bàn chân gồm: Chăm sóc hai bàn chân hàng ngày,  Những thói quen giúp bàn chân khỏe, chăm sóc móng chân, vấn đề giày dép, triệu chứng ở bàn chân, Các biến chứng bàn chân, thăm bác sĩ.

Tại sao việc chăm sóc chân ở người bị Đái tháo đường (tiểu đường) là rất quan trọng?

 

Các biến chứng của bệnh Đái tháo đường như: tổn thương thần kinh ngoại vi, các vấn đề về tuần hoàn và nhiễm trùng thường dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về chân. Theo Tổ chức Y tế thế giới (3/2005) có đến 15 % người bị tiểu đường có bệnh lý liên quan đến bàn chân. Trên toàn cầu, cứ 30 giây lại có người bị cắt cụt chân. Những người tiểu đường bị bệnh lý bàn chân và dẫn đến phải cắt cụt chân thường là không biết cách kiểm soát tốt đường máu và cách tự chăm sóc bàn chân. Bởi vậy, việc dự phòng để duy trì đôi chân khỏe mạnh là hết sức quan trọng.

Kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn và duy trì một lối sống lành mạnh giúp giữ cho đôi chân của bạn khỏe mạnh. Điều này bao gồm:

  • Kiểm tra y tế thường xuyên, bao gồm kiểm tra chân mỗi lần khám và kiểm tra đường máu đặc biệt chỉ số HbA1c, huyết áp và cholesterol (mỡ máu). HbA1c được đánh giá là một trong những xét nghiệm tốt nhất để kiểm soát đường huyết trong cơ thể, xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết trong khoảng 2-3 tháng vừa qua.
  • Theo dõi lượng đường trong máu hàng ngày. Hỏi ý kiến của bác sỹ điều trị để trang bị cho mình một máy đo đường huyết cá nhân.
  • Lựa chọn phương pháp và bài tập phù hợp với sức khỏe để tập luyện thường xuyên như bài tập Dưỡng sinh Kinh lạc…
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng giàu trái cây và rau quả. Nên ăn gạo lứt hoặc các sản phẩm chế biến từ lớp màng, cám của gạo lứt. Không ăn mỳ tôm, bánh mỳ, bún, phở, bánh đa… tuân thủ tốt chế độ ăn của người bị bệnh tiểu đường.

Bạn có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng về chân bằng cách tuân thủ chế độ chăm sóc chân tốt.

  1. Chăm sóc chân hàng ngày

Dưới đây là một vài thói quen chăm sóc chân, bạn nên áp dụng và cố gắng thực hiện mỗi ngày.

 

  1. Tự kiểm tra bàn chân.

Cách thức tự kiểm tra bàn chân đã được trình bày chi tiết ở kỳ 2 số 187 (2339) thứ năm ngày 22 – 11 – 2018. Bạn nên đọc kỹ lại. Ở đây chỉ trình bày những ý chính. Kiểm tra bàn chân và ngón chân, kiểm tra mu chân, mặt bên trong và bên ngoài bàn chân, lòng bàn chân, gót chân đặc biệt khu vực ở giữa các ngón chân (thường hay bỏ sót). Nếu bạn không thể tự kiểm tra bàn chân của mình, hãy sử dụng gương hoặc nhờ ai đó giúp đỡ. Liên hệ với bác sĩ và đi khám ngay lập tức nếu bạn phát hiện bàn chân bị giảm cảm giác, hoặc tê bì, hay bất kỳ vết loét, đỏ, vết cắt, mụn nước hoặc vết bầm tím.

Lưu ý:

  • Quan trọng nhất là tự kiểm tra hàng ngày để phát hiện sớm trường hợp giảm cảm giác ở hai bàn chân.
  • Hãy để việc tự kiểm tra bàn chân hàng ngày trở thành một thói quen của bạn.

 

 

 

Thường xuyên tự kiểm tra bàn chân, đặc biệt cảm giác bàn chân.

 

 

 

  1. Rửa chân

 

Rửa chân hàng ngày trong nước ấm và nước xà phòng loãng. Nước nóng và nước xà phòng đặc có thể làm hỏng làn da của bạn. Vì bệnh tiểu đường có thể gây khó khăn cho việc cảm nhận nhiệt độ nước bằng bàn chân. Do đó, nên kiểm tra nhiệt độ nước bằng ngón tay hoặc khuỷu tay trước khi đặt chân vào. Tốt nhất là dùng cặp nhiệt độ để đo nhiệt độ nước ở 39 – 40 độ C.

  1. Lau khô chân

Dùng khăn khô sạch lau khô bàn chân. Nhiễm trùng có xu hướng phát triển ở các khu vực ẩm ướt, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn làm khô khu vực giữa các ngón chân của bạn.

  1. Xoa bóp bàn chân.

Cách thức xoa bóp bàn chân đã được trình bày ở kỳ 4 số 195 (2347) thứ 5 ngày 6 – 12 – 2018. Bạn nên đọc kỹ lại và làm theo hướng dẫn ở đó.

  1. Giữ ẩm cho da khô

Nếu da trên bàn chân của bạn cảm thấy thô ráp hoặc khô, hãy sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu. Không sử dụng kem dưỡng da giữa các ngón chân của bạn.

  1. Những thói quen giúp bàn chân khỏe

Theo thói quen chăm sóc chân tốt sẽ giúp bạn giữ được đôi chân khỏe mạnh. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích.

  • Các giải pháp sát trùng có thể làm bỏng da chân của bạn. Vì vậy không được thực hiện mà không có lời khuyên của bác sĩ.
  • Trường hợp bàn chân đã bị tê bì, giảm cảm giác nếu áp dụng các biện pháp chườm ấm hay ngâm chân nước ấm hay đặt chân trên đá muối thì phải đảm

 

bảo rằng nhiệt độ luôn ở tầm 40 độ C. Nếu không đảm bảo được nhiệt độ ở tầm đó thì không được áp dụng vì dễ gây bỏng do bàn chân giảm cảm giác nhận biết nóng.

  • Tránh đi chân trần. Hầu hết mọi người đều biết và không đi chân trần khi ra khỏi nhà. Nhưng khi trong nhà nhiều người bị tiểu đường vẫn còn đi chân trần. Việc này có thể gây ra vết loét hoặc chấn thương dẫn tới bị nhiễm trùng.
  • Bảo vệ bàn chân của bạn khỏi nóng và lạnh.
  • Không được tự loại bỏ vết chai, mụn cóc hoặc tổn thương khác cho bàn chân. Không được sử dụng các chất tẩy mụn cóc bằng hóa chất, lưỡi dao cạo tẩy vết chai mà phải nhờ bác sĩ.
  • Đừng ngồi với hai chân bắt chéo hoặc đứng ở một vị trí trong thời gian dài vì sẽ làm ảnh hưởng quá trình lưu thông máu xuống bàn chân.

Chăm sóc móng chân

Không được để móng chân quá dài, phải thường xuyên cắt móng chân. Nhưng bạn phải học cách cắt móng chân an toàn. Hãy hỏi bác sỹ đang điều trị tiểu đường cho bạn để được chỉ cách cắt móng chân an toàn.

Dưới đây là một vài lời khuyên để chăm sóc móng chân đúng cách:

  • Nếu không nhìn rõ, bạn phải nhờ người khác cắt cho.
  • Cắt móng chân sau khi rửa chân, khi đó móng mềm dễ cắt.
  • Cắt móng chân theo đường ngang. Tránh cắt móng sâu vào phía trong. Dùng giũa để giũa những góc sắc nhọn và những cạnh thô ráp.
  • Không được dùng những vật sắc nhọn đào sâu dưới móng chân hoặc da quanh móng.
  • Phải giũa những móng chân dày.
  • Cẩn thận không cắt móng chân quá ngắn.

 

Vấn đề giày dép và tất (vớ)

Nếu bạn bị tổn thương ngoại vi thần kinh đã ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của bàn chân, bạn bắt buộc phải đi giày và tất kể cả lúc trong nhà để giúp bảo vệ đôi chân của mình.

Giày dép

Khi chọn mua:

  • Mua vào buổi chiều. Đo, thử cả hai chân. Đứng thử giày. Sau đó đi thử giày từ từ.
  • Chọn giày thoải mái, vừa vặn với nhiều chỗ, đặc biệt là đầu các ngón chân. Không bao giờ được mua giày chật với hy vọng sẽ đi được lâu.
  • Chọn giày mềm. Không đi giày làm bằng nhựa. Chọn da hoặc vải.
  • Tránh dép tông, dép xỏ ngón, giày mũi nhọn và giày hở mũi, và giày cao gót.
  • Mang giày có thể được điều chỉnh bằng dây buộc, khóa hoặc băng dán. Đế cao su dày, lót giày nhẵn.

Khi sử dụng:

  • Luôn kiểm tra bên trong giày của bạn trước khi đi xem có bị rách hay có vật gì trong giày hay không, để tránh tổn thương bàn chân.
  • Nếu bạn bị tổn thương thần kinh ở chân (giảm cảm giác hoặc tê bì), hãy cho chân nghỉ ngơi hoặc thay giày sau năm giờ để thay đổi các điểm áp lực trên các khu vực khác nhau của bàn chân.
  • Nếu bạn gặp vấn đề lặp đi lặp lại với bàn chân, hãy hỏi bác sĩ để có đôi giày đặc biệt giúp bạn.
  • Không bao giờ đi giày mới cả ngày, những ngày đầu không mang quá 1 giờ/ ngày.

Tất (vớ)

 

  • Tất cung cấp thêm một lớp bảo vệ mềm giữa chân và giày. Vì vậy luôn đi tất khi đi giày.
  • Chọn loại tất bằng len hoặc cotton, mũi tất không trật. Nên dùng các loại tất không có đường nối, vì khi có các đường nối sẽ gây thêm điểm áp lực hoặc quá chật cho chân. Không nên dùng tất cao quá đầu gối.
  • Mang tất đi ngủ nếu chân bị lạnh.

Dấu hiệu và triệu chứng của các vấn đề về chân

Điều quan trọng là nhận ra các dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề về chân, chẳng hạn như:

  • Nóng rát, ngứa ran hoặc đau chân.
  • Giảm hoặc mất cảm giác sờ chạm hoặc nóng, lạnh.
  • Thay đổi màu sắc hoặc hình dạng của bàn chân, ngón chân.
  • Rụng lông ở ngón chân, bàn chân và cẳng chân.
  • Dày và vàng, đen của móng chân.
  • Khởi phát các đốm đỏ, mụn nước, vết loét, loét bị nhiễm trùng hoặc móng chân mọc ngược.

Hãy đi khám ngay lập tức nếu có một trong các dấu hiệu trên. Sự chậm trễ có thể dẫn đến các biến chứng bàn chân nghiêm trọng.

Biến chứng tiềm ẩn

Thực hiện theo các lời khuyên ở trên có thể giúp bạn tránh các vấn đề về chân. Đặc biệt phải quản lý tốt chỉ số đường huyết và mỡ máu. Bởi vì, lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể gây tổn thương thần kinh và các vấn đề lưu

 

\thông máu. Những vấn đề này có thể gây ra hoặc góp phần vào các vấn đề về chân. 

 

Không được chú ý hoặc không được điều trị các vết loét, móng chân mọc ngược và các vấn đề khác có thể dẫn đến nhiễm trùng. Lưu thông máu kém làm cho việc chữa lành một nhiễm trùng khó khăn. Vì vậy, tốt nhất là tự chăm sóc bàn chân tốt để tránh bị như vậy.

Nhiễm trùng không lành có thể khiến da và mô chết từ đó biến thành màu đen. Điều này được gọi là hoại tử. Lúc đó bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc một phần của chân.

Thăm bác sĩ

Khi đi khám định kỳ về bệnh tiểu đường luôn nhờ bác sỹ khám bàn chân. Nếu bạn có tiền sử mắc các vấn đề về chân, bạn nên được kiểm tra thường xuyên hơn. Hãy chủ động xin bác sỹ về các thông tin chăm sóc bàn chân hoặc lưu giữ lại bài viết này để thường xuyên đọc lại. Khi có các câu hỏi thắc mắc về bàn chân hãy mạnh dạn hỏi bác sỹ hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số điện thoại bên dưới. Phải báo cáo cho bác sỹ khi có một trong các vấn đề bất kỳ như: bắp, vết chai, vết loét, vết cắt, vết bầm tím, nhiễm trùng hoặc đau chân.

Hãy nhớ rằng: Các vấn đề về chân liên quan đến bệnh tiểu đường luôn tiến triển rất nhanh và rất khó điều trị. Vì vậy điều quan trọng là phải được chăm sóc y tế kịp thời.

 

 

 

 

Kỳ 6: Cách thức tự chăm sóc bàn chân của người bị bệnh đái tháo đường (phần tiếp theo)

Theo Tổ chức Y tế thế giới (3/2005) có đến 15 % người bị tiểu đường có bệnh lý liên quan đến bàn chân. Trên toàn cầu, cứ 30 giây lại có người bị cắt cụt chân. Những người tiểu đường bị bệnh lý bàn chân và dẫn đến phải cắt cụt chân thường là không biết cách kiểm soát tốt đường máu và cách chăm sóc bàn chân. Bởi vậy, việc dự phòng để duy trì đôi chân khỏe mạnh là hết sức quan trọng.

Cách thức chăm sóc bàn chân gồm: Chăm sóc hai bàn chân hàng ngày,  Những thói quen giúp bàn chân khỏe, chăm sóc móng chân, vấn đề giày dép, triệu chứng ở bàn chân, Các biến chứng bàn chân, thăm bác sĩ.

Chăm sóc móng chân

Không được để móng chân quá dài, phải thường xuyên cắt móng chân. Nhưng bạn phải học cách cắt móng chân an toàn. Hãy hỏi bác sỹ đang điều trị tiểu đường cho bạn để được chỉ cách cắt móng chân an toàn.

Dưới đây là một vài lời khuyên để chăm sóc móng chân đúng cách:

  • Nếu không nhìn rõ, bạn phải nhờ người khác cắt cho.
  • Cắt móng chân sau khi rửa chân, khi đó móng mềm dễ cắt.
  • Cắt móng chân theo đường ngang. Tránh cắt móng sâu vào phía trong. Dùng giũa để giũa những góc sắc nhọn và những cạnh thô ráp.
  • Không được dùng những vật sắc nhọn đào sâu dưới móng chân hoặc da quanh móng.
  • Phải giũa những móng chân dày.
  • Cẩn thận không cắt móng chân quá ngắn.

Vấn đề giày dép và tất (vớ)

 

 

Nếu bạn bị tổn thương ngoại vi thần kinh đã ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của bàn chân, bạn bắt buộc phải đi giày và tất kể cả lúc trong nhà để giúp bảo vệ đôi chân của mình.

Giày dép

Khi chọn mua:

  • Mua vào buổi chiều. Đo, thử cả hai chân. Đứng thử giày. Sau đó đi thử giày từ từ.
  • Chọn giày thoải mái, vừa vặn với nhiều chỗ, đặc biệt là đầu các ngón chân. Không bao giờ được mua giày chật với hy vọng sẽ đi được lâu.
  • Chọn giày mềm chất liệu da hoặc vải. Không đi giày làm bằng nhựa. 
  • Tránh dép tông, dép xỏ ngón, giày mũi nhọn, giày hở mũi và giày cao gót.
  • Mang giày có thể được điều chỉnh bằng dây buộc, khóa hoặc băng dán. Đế cao su dày, lót giày nhẵn.

 

Khi sử dụng:

  • Luôn kiểm tra bên trong giày của bạn trước khi đi xem có bị rách hay có vật gì trong giày hay không, để tránh tổn thương bàn chân.
  • Nếu bạn bị tổn thương thần kinh ở chân (giảm cảm giác hoặc tê bì), hãy cho chân nghỉ ngơi hoặc thay giày sau năm giờ để thay đổi các điểm áp lực trên các khu vực khác nhau của bàn chân.
  • Nếu bạn gặp vấn đề lặp đi lặp lại với bàn chân, hãy hỏi bác sĩ để có đôi giày đặc biệt giúp bạn.
  • Không bao giờ đi giày mới cả ngày, những ngày đầu không mang quá 1 giờ/ ngày.

Tất (vớ)

  • Tất cung cấp thêm một lớp bảo vệ mềm giữa chân và giày. Vì vậy luôn đi tất khi đi giày.

 

  • Chọn loại tất bằng len hoặc cotton, mũi tất không trật. Nên dùng các loại tất không có đường nối, vì khi có các đường nối sẽ gây thêm điểm áp lực hoặc quá chật cho chân. Không nên dùng tất cao quá đầu gối.
  • Mang tất đi ngủ nếu chân bị lạnh.

Dấu hiệu và triệu chứng của các vấn đề về chân

Điều quan trọng là nhận ra các dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề về chân, chẳng hạn như:

  • Nóng rát, ngứa ran hoặc đau chân.
  • Giảm hoặc mất cảm giác sờ chạm hoặc nóng, lạnh.

 

  • Thay đổi màu sắc hoặc hình dạng của bàn chân, ngón chân.
  • Rụng lông ở ngón chân, bàn chân và cẳng chân.
  • Dày và vàng, đen của móng chân.
  • Khởi phát các đốm đỏ, mụn nước, vết loét, loét bị nhiễm trùng hoặc móng chân mọc ngược.

Hãy đi khám ngay lập tức nếu có một trong các dấu hiệu trên. Sự chậm trễ có thể dẫn đến các biến chứng bàn chân nghiêm trọng.

Biến chứng tiềm ẩn

Thực hiện theo các lời khuyên ở trên có thể giúp bạn tránh các vấn đề về chân. Đặc biệt phải quản lý tốt chỉ số đường huyết và mỡ máu. Bởi vì, lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể gây tổn thương thần kinh và các vấn đề lưu thông máu. Những vấn đề này có thể gây ra hoặc góp phần vào các vấn đề về chân. 

 

 

Không được chú ý hoặc không được điều trị các vết loét, móng chân mọc ngược và các vấn đề khác có thể dẫn đến nhiễm trùng. Lưu thông máu kém làm cho việc chữa lành một nhiễm trùng khó khăn. Vì vậy, tốt nhất là tự chăm sóc bàn chân tốt để tránh bị như vậy.

Nhiễm trùng không lành có thể khiến da và mô chết từ đó biến thành màu đen. Điều này được gọi là hoại tử. Lúc đó bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc một phần của chân.

Thăm bác sĩ

Khi đi khám định kỳ về bệnh tiểu đường luôn nhờ bác sỹ khám bàn chân. Nếu bạn có tiền sử mắc các vấn đề về chân, bạn nên được kiểm tra thường xuyên hơn. Hãy chủ động xin bác sỹ về các thông tin chăm sóc bàn chân hoặc lưu giữ lại bài viết này để thường xuyên đọc lại. Khi có các câu hỏi thắc mắc về bàn chân hãy mạnh dạn hỏi bác sỹ hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số điện thoại bên dưới. Phải báo cáo cho bác sỹ khi có một trong các vấn đề bất kỳ như: bắp, vết chai, vết loét, vết cắt, vết bầm tím, nhiễm trùng hoặc đau chân.

Hãy nhớ rằng: Các vấn đề về chân liên quan đến bệnh tiểu đường luôn tiến triển rất nhanh và rất khó điều trị. Vì vậy điều quan trọng là phải được chăm sóc y tế kịp thời.

Kết luận.

Đa số các vấn đề về bàn chân có thể phòng ngừa được bằng việc tự phát hiện của người bệnh và điều trị kịp thời của các nhân viên y tế có kinh nghiệm.

Kiểm soát tốt đường máu và các yếu tố nguy cơ giúp làm chậm sự xuất hiện và tiến triển của các biến chứng.

 

Kỳ 7: Bàn chân bẹt – nguy hại ít người biết.

 

Bàn chân góp phần đáng kể vào chức năng của toàn bộ chi dưới. Bàn chân nâng đỡ trọng lượng của cơ thể cả khi đứng, đi lại và chạy nhảy. Bàn chân vốn là một phần tiếp xúc lỏng lẻo với các bề mặt không bằng phẳng. Ngoài ra, khi tiếp xúc với mặt nền, nó đóng vai trò giảm sóc với các lực phản ứng nền. Vào cuối “thì tựa”, nó là một đòn bẩy cứng nên “thì đẩy tới” hiệu quả. Cuối cùng, khi bàn chân bị giữ cố định trong “thì tựa”, nó phải hấp thụ lực xoay của chi dưới. Tất cả những chức năng này của bàn chân xảy ra trong một chuỗi động đóng khi nó đang chịu các lực ma sát và phản ứng từ mặt đất hoặc bề mặt khác.

 

 

Bàn chân có được chức năng trên là do cấu tạo rất đặc biệt của nó. Bàn chân có những vòm cong với các đường dọc và đường ngang. Chúng được hỗ trợ bởi các dây chằng và cơ bắp. Các vùng này chịu đựng sức nặng khi bạn bước đi. Chúng giúp con người giữ thăng bằng giống như lò xo. Chúng làm mềm tác động của bàn chân lên mặt đất.

Khi hai chân đứng ở tư thế chịu lực đúng (lực tác động đều lên hai bàn chân) giúp hai đầu gối chịu lực đều nhau, tiếp theo là hai khớp háng và xương chậu sẽ được chịu lực đúng. Như vậy giúp cho cột sống không bị cong vẹo.

Nếu hai bàn chân bị bẹt, xương ngón cái bị cong lồi ra, chức năng của Vòm bị suy yếu, gót chân bị lệch. Như vậy, khi chúng ta bước đi, bàn chân không còn tác dụng như “lò xo giảm sóc” để làm mềm tác động của bàn chân lên mặt đất. Càng lâu dài, điều này ảnh hưởng khớp gối, khớp háng và cột sống.

 

 

So sánh giữa bàn chân bình thường và bàn chân bẹt.

 

Các nguyên nhân gây ra bàn chân bẹt:

  1. Trọng lượng quá tải lên bàn chân.

Bảng chỉ định giới hạn nâng vác vật nặng

(theo quyết định số 3733/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

Loại chỉ tiêu

Giới hạn

Nam

Nữ

Công việc mang vác thường xuyên

40 kg

30 kg

Công việc mang vác không thường xuyên

20 kg

15 kg

 

Như vậy, với người cao tuổi, chúng ta có một thời gian dài mang vác hay gánh một “trọng lượng quá tải”. Hậu quả bây giờ nhiều người cao tuổi bị biến chứng bàn chân bẹt.

  1. Béo phì. Hiện tại có nhiều người cao tuổi bị béo phì đặc biệt béo bụng. Để đánh giá tình trạng béo phì các chuyên gia dùng chỉ số BIM. Nhưng với người cao tuổi chúng ta, để cho tự đánh giá được thì có một cách tính đơn giản.

Cân nặng tiêu chuẩn = Số lẻ chiều cao – 5.

Vd: Cao 1m65. Cân nặng tiêu chuẩn = 65 – 5 = 60 kg.

Vòng bụng tiêu chuẩn, đối với đàn ông nhỏ hơn 90 cm, đối với phụ nữ nhỏ hơn 80 cm.

  1. Mang giày không thoải mái hoặc giày cao gót.
  2. Gen di truyền.

Những triệu chứng sớm của bệnh

Đau ở vùng chi dưới, càng đau khi bước đi.

Cảm thấy nặng ở chân, sưng và chuột rút.

Đau ở vùng lưng cả trên và dưới.

Lâu ngày, bàn chân có thể bị biến dạng: vẹo ngón chân. Bàn chân trở lên to hơn, các ngón chân hướng vào trong khiến giày nhanh hỏng. Dáng đi và tư thế không được chuẩn, thẳng. Khi nhìn ngang lòng bàn chân, không thấy vòm cong.

Cách tự xác định bàn chân bẹt:

 Bôi một lớp kem dày lên lòng bàn chân. Sau đó đặt hai bàn chân lên một tờ giấy trắng. Đứng thẳng không bám vào vật gì. Kiểm tra dấu bàn chân.  Bạn nên nhìn dấu hõm vào phía trong bàn chân. Điều này giúp bạn kiểm tra có bất thường gì hay không. Bàn chân bình thường là phải có vết lõm ở phía trong. Bàn chân bẹt sẽ không thấy vết lõm.

 

                 

 

Bàn chân bình thường                                                Bàn chân bẹt

 

Cách ngăn ngừa chứng bàn chân bẹt

 

Đi đúng loại giày dép vừa với bàn chân, không chật cũng không rộng. Tránh mang giày cao gót quá 4cm. Không đi giày dép có mặt đế tiếp xúc với lòng bàn chân là mặt phẳng bệt, nhất là các loại dép sỏ ngón với người cao tuổi.

Nếu bạn phải đứng nhiều hãy sử dụng lót giày chuyên dụng hỗ trợ chân.

Với người trẻ tuổi không bị đau khớp ở chân có thể tập như chạy bộ, đi bộ và bật nhảy cao. Chúng sẽ giúp các cơ và dây chằng hoạt động hiệu quả.

Ngoài ra nên tập đi bộ bằng chân trần trên bề mặt không bằng phẳng như mặt sỏi.

Thường xuyên xoa bóp bàn chân. Cách thức xoa bóp đã được hướng dẫn ở kỳ 4 số 195 (2347) ra ngày 6 -12 – 2018.

Khi bị chứng bàn chân bẹt hoặc nghi ngờ bị, hãy đến cơ sở chuyên khoa về phục hồi chức năng để được thăm khám kỹ, để phòng những biến chứng gây ra đối với cột sống. Nếu để biến chứng cột sống không chỉ gây ra đau, gù vẹo mà còn gây chèn ép thần kinh, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, các tạng trong cơ thể. Nếu muốn trợ giúp hãy liên lạc với chúng tôi theo số điện thoại bên dưới.

 

 

Trong 7 kỳ này, chúng ta đã cùng nhau chia sẻ những kiến thức cơ bản trong chuyên đề: Bàn chân – Nền móng của cơ thể. Mong những tâm huyết đó của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn trên con đường “tự làm thầy thuốc cho mình”.

 

 

Mời quý độc giả đón đọc chuyên đề tiếp theo: “ Đầu gối – trụ cột của ngôi nhà sức khỏe”. Chuyên mục này được sự đồng hành của Công ty CP truyền thông chăm sóc sức khỏe Sao Đại Việt. ĐC: Số 18 Nguyễn Đổng Chi – phường Cầu Diễn – quận Nam Từ Liêm – thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0243.207.26.26 

Di động: 084.24.89.666           

Web: saodaiviet.vn

Fanpage: SAO ĐẠI VIỆT                

Email: [email protected]