Tin mới
Search

Những thông tin cần thiết về ra máu khi mang thai mà chị em nên nắm rõ

Ra máu khi mang thai là một hiện tượng thường gặp với các mẹ bầu. Điều này đã khiến cho các mẹ bầu khá lo lắng vì không biết nguyên nhân bị ra máu khi mang thai là do đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc ra máu khi mang thai là dấu hiệu gì, có nguy hiểm không? Cùng theo dõi nhé!

Hiện tượng ra máu khi mang thai

Ở phụ nữ khi mang thai, trong những tuần đầu tiên, phôi thai sau khi di chuyển từ buồng trứng vào đến tử cung sẽ bắt đầu cấy ghép và bám rễ vào tử cung để phát triển. Do đó, hiện tượng hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu sẽ thường hay xảy ra ở các mẹ bầu giai đoạn này. Hay nói cách khác thì hiện tượng ra máu khi mang thai này chính là tình trạng chảy máu do cấy ghép.

Hien-tuong-ra-mau-khi-mang-thai-o-phu-nu
Hiện tượng ra máu khi mang thai ở phụ nữ

Ra máu khi mang thai có rất nhiều dạng khác nhau như: mang thai ra máu nâu, mang thai ra máu hồng, mang thai ra máu đỏ tươi, ra máu cục khi mang thai tháng đầu,… Kéo dài và màu máu đậm hơn bình thường cũng như sẽ có lẫn chút dịch nhầy. Ngoài các màu máu như trên thì cũng có thể ra máu cục đen khi mang thai, ra máu trắng khi mang thai, ra nước vàng khi mang thai,... Tùy vào cơ địa mỗi người mà màu sắc của máu ra khi mang thai sẽ có sự khác nhau.

Trên thực tế thì có khoảng 15 – 20% thai phụ khi có thai đều gặp phải hiện tượng ra máu thời kỳ đầu mang thai hay cả cuối và trong quá trình mang thai. Phụ nữ mang thai bị ra máu đem lại rất nhiều dấu hiệu khác nhau như: Thai ngoài tử cung, sảy thai, sinh non,… Bên cạnh đó thì cũng rất có  thể là bạn đang gặp phải triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung, mãn kinh, viêm vùng chậu, hoặc các bệnh lây lan qua đường tình dục,…

Thế nên, các mẹ bầu không được xem thường tình trạng ra máu khi mang thai và cần phải chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc nhất. Vậy thì cũng chúng tôi theo dõi tiếp nhé!

 Các nguyên nhân dẫn đến ra máu khi mang thai

Ra máu khi mang thai là một hiện tượng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Nếu các mẹ bầu chủ quan và không có cách khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Vì thế, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng mang thai bị ra máu có tác dụng rất quan trọng trong việc điều trị về sau. Cụ thể như:

Những biến đổi do thai phát triển ngoài tử cung

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mang thai ra máu khá phổ biến chính là do thai phát triển ngoài tử cung. Thông thường, trứng sau khi thụ tinh sẽ bắt đầu bám vào tử cung và phát triển dần dần. Nhưng đối với một số trường hợp thì trứng lại được cấy vào ống dẫn trứng nên dẫn đến ra máu khi mang thai.

Theo đó, ống dẫn trứng vốn không phải là nơi để thai nhi phát triển nên chỉ sau một thời gian thì ống dẫn trứng này sẽ bị vỡ. Do đó mà hiện tượng đang mang thai bị ra máu xảy ra là điều hiển nhiên. Các mẹ bầu nên đến nhanh phòng khám để xử lý kịp thời và đảm bảo sự an toàn cho chính mình và cả thai nhi.

Nhiễm trùng

Trong thời gian mang thai, các mẹ nếu không chú ý chăm sóc sức khỏe và vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ thì nguy cơ nhiễm trùng vùng kín là rất cao. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ra máu nhiều khi mang thai.

Theo đó, việc mang thai thường sẽ gây nên sự thay đổi tiết tố đột ngột trong cơ thể mẹ bầu. Điều này đã khiến cho âm đạo trở thành nơi lý tưởng để có vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và gây nhiễm trùng. Thế nên, nếu nhận thấy mình có những khả nghi khi bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục thì bạn nên đi khám phụ khoa ngay lập tức để xử lý kịp thời tình trạng ra nhiều máu khi mang thai.

Những vấn đề về nhau thai và thai nhi

Những vấn đề về nhau thai và thai nhi trong quá trình mang bầu cũng là tác nhân dẫn đến hiện tượng ra huyết khi mang thai. Cụ thể như sau:

  • Tụ máu nhau thai: Nếu mẹ bầu là những người lớn tuổi thì chảy máu nhau thai rất dễ xảy ra. Đây là hiện tượng rất dễ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, đứt nhau thai nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Các mẹ nên thường xuyên siêu âm phôi thai theo chu kỳ để theo dõi sức của mình và bé nhé!
Dau-hieu-tu-mau-nhau-thai-o-me-bau
Dấu hiệu tụ máu nhau thai ở mẹ bầu
  • Sảy thai: Hiện tượng ra máu tươi khi mang thai cũng có thể là do sảy thai gây ra. Ra máu khi mang thai 3 tháng đầu thường rất dễ có nguy cơ bị sảy thai. Do đó, các mẹ bầu nên đặc biệt cẩn thận lưu ý trong thời gian đầu mang thai.  Trong vài tuần đầu của thai kỳ, nếu bạn cảm thấy có ra máu đỏ tươi khi mang thai hoặc mang thai ra máu đen từ âm đạo, đau quặn bụng hoặc bị chuột rút thì ngay lập tức hãy thăm khám bác sĩ và kịp thời điều trị.

Quan hệ tình dục

Một nguyên nhân ra máu khi mang thai khác cũng có thể là do quan hệ tình dục. Phụ nữ khi mang thai nếu quan hệ tình dục thì có thể dẫn đến hiện tượng ra máu ít khi mang thai. Vì trong suốt thời kỳ thai nhi phát triển, lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu sẽ bắt đầu tăng lên. Do đó, việc quan hệ tình dục trong thời gian này sẽ có thể làm phá vỡ những mạch máu nhỏ và dẫn đến hiện tượng ra máu khi mang thai.

Ra máu khi mang thai là dấu hiệu của điều gì?

Ra máu như hành kinh khi mang thai là một hiện tượng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nó lại là mầm mống của rất nhiều dấu hiệu khác nhau. Việc nắm rõ các dấu hiệu ra máu khi mang thai có tác dụng rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể như sau:

Ra máu báo thai

Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu có thể sẽ thấy một vài giọt ra máu như kinh nguyệt khi mang thai. Có rất nhiều phụ nữ đã từng hiểu lầm sự ra máu này với máu kinh. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nhất định thì đây có lẽ là dấu hiệu báo rằng bạn đã có thai.

Ra máu báo khi mang thai có thể xuất hiện trong khoảng 7 – 14 ngày sau khi quan hệ tình dục. Nguyên nhân xuất hiện ra máu lúc mang thai là do trứng sau khi được thụ tinh sẽ thành phôi thai. Phôi thai này sẽ di chuyển vào buồng tử cung và bám vào lớp niêm mạc tử cung. Từ đó gây đứt một số mạch máu nhỏ và làm xuất hiện máu báo thai.

Ra máu báo thai có rất nhiều dạng, có thể là ra máu màu hồng khi mang thai, bị ra máu nâu khi mang thai vào khoảng thời gian theo đúng chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, các chị em cần nắm chắc kiến thức cơ bản về dấu hiệu mang thai để tránh bị bỡ ngỡ khi đối diện với bước ngoặt quan trọng của đời mình.

Dấu hiệu chuyển dạ

Ở những tuần cuối thai kỳ, các dấu hiệu chuyển dạ thông thường mà các mẹ bầu hay gặp phải có thể là bụng tụt, vỡ ối, đau lưng, đau bụng âm ỉ,... Bên cạnh đó, ra máu khi mang thai ở thời kỳ cuối cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ.

Ra-mau-khi-chuyen-da-o-me-bau
Ra máu khi chuyển dạ ở mẹ bầu

Tùy vào cơ địa mà mỗi mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu chuyển dạ khác nhau. Có nhiều nàng sẽ ra máu khi mang thai tháng cuối trước khi sinh. Số còn lại thì không có bất kỳ biểu hiện báo trước nào. Riêng đối với các mẹ ra máu báo sớm thì sẽ nhận thấy dịch âm đạo đổi màu trắng đục. Lúc ấy sẽ xuất hiện các vệt máu đỏ tươi và các cơn đau âm ỉ. Điều này chứng tỏ rất có thể từ 12h – 48h bạn sẽ chào đón em bé của mình.

Ra máu khi mang thai giai đoạn đầu

Trong thời kỳ đầu khi biết mình mang thai, các mẹ bầu vẫn thường hay lo lắng liệu mang thai bị ra máu có sao không? Đặc biệt là hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị ra máu rất nhiều, đó có thể là: ra máu nâu khi mang thai 3 tháng đầu, mang thai bị ra máu hồng, ra máu đen khi mang thai,...

Với trường hợp này, ban đầu có bạn sẽ thấy xuất hiện một vài giọt ra máu hồng nhạt khi mang thai giống như kinh nguyệt. Tuy nhiên, 3 – 4 ngày tiếp theo thì các mẹ sẽ có thể thấy máu chuyển sang đỏ thẫm hoặc mang thai ra máu đen. Nguyên nhân gây nên hiện tượng ra máu nhiều khi mang thai tháng đầu này có thể là do bạn mang thai ngoài tử cung, vận động mạnh gây động thai, quan hệ tình dục, dọa sảy thai,...Lúc ấy, các bạn tuyệt đối không được chủ quan mà hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời nhé!

Ra-mau-khi-mang-thai
Ra máu khi mang thai

Ra máu khi mang thai giai đoạn sau

Hiện tượng ra máu khi mang thai ở những giai đoạn sau ví dụ như: mang thai 6 tuần bị ra máu nâu, ra máu khi mang thai tháng thứ 7, mang thai 32 tuần bị ra máu,... Cũng có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng sinh non, đứt nhau thai, vỡ mạch máu tiền đạo,...

Nguyên nhân chính là do ở thời gian này thai nhi rất dễ bị nhạy cảm, lượng máu ở thời điểm này thường khá loãng và có chất nhầy. Do đó, nếu bạn nhận thấy mình có hiện tượng khi mang thai bị ra máu ở giai đoạn cuối thai kỳ thì hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để sớm phát hiện và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

Phân biệt các trường hợp ra máu khi mang thai

Nếu bạn đang trong thời kỳ mang thai hoặc chưa biết mình mang thai thì hiện tượng ra máu khi mang thai rất dễ bị nhầm lẫn. Có thể bạn sẽ thấy một vài giọt máu xuất hiện giống như kinh nguyệt và không nghĩ rằng mình đã mang bầu. Hay có thể bạn đang mang thai vì sơ ý nên đã để ra máu nhưng không biết mình đang gặp phải điều gì đáng lo?

Thế nên, điều đầu tiên mà các mẹ bầu cần lưu ý đó chính là biết cách phân biệt các dấu hiệu của việc ra máu khi mang thai. Tất cả sẽ được giải đáp như sau:

Phân biệt kinh nguyệt và máu báo thai

Hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu tiên rất dễ bị nhầm lẫn giữa ra máu báo hiệu mang thai và kinh nguyệt. Vì vậy, các mẹ có thể lưu ý những yếu tố sau:

  • Thời gian: Máu báo thai xuất hiện không thường xuyên, chỉ chừng vài giờ, kéo dài 1 – 2 ngày là đối với những trường hợp đặc biệt. Trong khi chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 5 – 7 ngày hoặc hơn 1 tuần.
Phan-biet-mau-kinh-nguyet-va-mau-bao-thai
Phân biệt máu kinh nguyệt và máu báo thai
  • Lượng máu: Ra máu báo thai có lượng máu ít, chỉ có vài giọt. Hiện tượng này là do trứng bắt đầu thụ tinh chứ không phải giống kinh nguyệt bình thường.
  • Màu sắc: Kinh nguyệt thường ra máu đỏ thẫm khi mang thai, hoặc đỏ tươi nhưng ra máu báo thai có thể là màu nâu, hồng nhạt,…

Phân biệt dấu hiệu dọa sẩy thai và sẩy thai

Trong khi có thai, các biểu hiện như: Đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, thai sa thấp xuống dưới hoặc ra máu nâu đen khi mang thai, ra máu hồng khi mang thai tháng đầu, ra máu đỏ khi mang thai,...Thì được gọi là động thai, bào trở,… Do đó, các mẹ bầu cần phân biệt dấu hiệu dọa sẩy thai và sẩy thai.

Thông thường, việc có xuất huyết âm đạo, đau bụng nhưng thai nhi vẫn cong sống và không bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Hay nói cách khác thì cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc mở ra những các thành phần của thai vẫn chưa bị tụt ra thì gọi là dọa sẩy thai.

Dau-hieu-cua-xay-thai-va-doa-xay-thai
Dấu hiệu của xẩy thai và dọa xẩy thai

Nếu các mẹ bầu vẫn cứ tiếp tục ra máu khi mang thai và đau bụng, các thành phần của thai đã thập thò âm đạo, đi qua ống cổ tử cung rồi thì được gọi là sảy thai.

Cần làm gì nếu bị ra máu khi mang thai

Ngay khi biết phát hiện mình có những dấu hiệu ra máu màu nâu khi mang thai, ra máu đen khi mang thai, ra máu hồng khi mang thai,…Bằng nhiều hình thức khác nhau như: Nôn ra máu khi mang thai, đi tiểu ra máu khi mang thai, đi cầu ra máu khi mang thai,… Các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý những điều như sau:

  • Đầu tiên, các mẹ bầu cần theo dõi số lượng máu qua băng vệ sinh để xác định nhiều hay ít, đây là loại máu hồng, nâu, đỏ tươi hay máu vón cục,…
  • Nếu cảm thấy mình có những điều bất thường như trên, các bạn nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức để sớm phát hiện và phòng tránh nguy cơ động thai, sảy thai, thai ngoài tử cung,....
  • Ra máu khi mang thai tuần đầu cũng là dấu hiệu dọa sảy thai. Do đó, các mẹ bầu nên dành thời gian để nghỉ ngơi, bồi dưỡng nhiều thức ăn mềm, dễ tiêu. Đáng nói hơn là không nên quan hệ tình dục vào thời gian này nhé!
  • Khi đang mang thai mà bị ra máu, các mẹ bầu cũng nên thường xuyên vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày để tránh tình trạng viêm, nhiễm khuẩn.
  • Các mẹ bầu cần đi khám ngay nếu nhận thấy các triệu chứng ra máu đi kèm đau quặn bụng dưới, chảy máu âm đạo hoặc sốt cao,…
  • Các bạn nên báo cho người thân biết mình đang ra máu trong thời kỳ đầu mang thai để luôn theo dõi bên bạn và kịp thời đưa đến bệnh viện nếu bạn bị choáng, ngất.
Can-lam-gi-khi-bi-ra-mau-khi-mang-thai
Cần làm gì khi bị ra máu khi mang thai

Đặc biệt hơn, để phòng ngừa tình trạng ra máu trong tháng đầu mang thai hoặc cả quá trình mang thai do nhiều nguyên nhân bất thường, bạn cần:

  • Mẹ bầu nên thường xuyên khám thai và siêu âm thai theo định kỳ để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường của thai nhi.
  • Trước và trong khi mang thai, các bạn cũng nên thường xuyên khám phụ khoa để nhằm phát hiện những bệnh lý về phụ khoa và kịp thời theo dõi tình trạng bệnh.
  • Bạn nên có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, không nên vận động quá mạnh, mọi thứ đều phải nhẹ nhàng nhất có thể.
  • Mẹ bầu nên tránh xa các chất kích thích, các chất độc hại như rượu, bia, thuốc lá,… vì sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Ra máu khi mang thai là hiện tượng đầu tiên mà các bạn cần hết sức cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả bản thân và thai nhi. Hy vọng với bài viết có chọn lọc mà Alosuckhoe chia sẻ. Các mẹ bầu sẽ trang bị cho mình một hành trang vững chắc trên con đường chào đón thiên thần của mình. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe nhé!