Khi mang thai, chị em phụ nữ phải chịu rất nhiều những thay đổi của cơ thể. Tình trạng đau đầu khi mang thai khá là phổ biến ở mẹ bầu, khiến bà bầu thêm mệt mỏi, dễ cáu gắt và căng thẳng hơn. Những cơn đau đầu thường xuất hiện vào đầu hoặc cuối thai kỳ.
Vậy, mẹ bầu đã biết nguyên nhân và cách trị đau đầu khi mang thai chưa? Thông thông tin về vấn đề này sẽ được Alosuckhoe tổng hợp ngay trong bài viết này.
Hiện tượng đau đầu khi mang thai do đâu?
Theo các chuyên gia y tế: Hầu hết những cơn đau của chị em trong quá trình mang thai đều là vô hại. Tuy nhiên, tình trạng phụ nữ mang thai bị đau đầu khiến chị em phải chịu những khó chịu, mệt mỏi hơn, về lâu về dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Chứng đau đầu khi mang thai ở mẹ bầu thường do những nguyên nhân sau:

Nồng độ hormone thay đổi
Theo thống kê mới nhất, hầu hết phụ nữ khi mang thai bị đau đầu, nhất là vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, con số này lên đến 80%.
Khi mới mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ chắc chắn sẽ có thay đổi. Khi nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao có thể khiến các mạch máu co lại, giảm sự lưu thông máu lên não. Từ đó, dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau và đau đầu là một trong số đó. Do đó, chị em thường bị đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu. Đau đầu trong những tháng đầu thai kỳ chiếm gần 60% trên tổng số trường hợp.
Mang thai hay bị đau đầu do bệnh lý
Nhiều chị em mắc một số bệnh lý nội khoa trước khi mang bầu như: Viêm xoang, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm…. cũng là nguyên nhân đau đầu chóng mặt khi mang thai. Nếu tình trạng đau đầu khi mang thai tháng thứ 4 hay đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa thì rất có thể là do nguyên nhân này.

Trọng lượng thai nhi thay đổi
Trong suốt quá trình mang thai, nhất là 3 tháng cuối, thai nhi sẽ có sự phát triển nhanh chóng về kích thước để chuẩn bị chào đời. Đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối thường là do trọng lượng của thai nhi quá lớn, gây chèn ép đến mạch máu, giảm khả năng lưu thông máu lên não và hệ thần kinh. Việc thiếu máu dẫn truyền lên não sẽ gây ra chứng đau đầu ở mẹ bầu.
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Khi mang thai, cơ thể người mẹ thường mệt mỏi hơn, thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng vì thế mà thay đổi. Mẹ bầu thường bỏ bữa, lười uống nước, ăn uống không đúng giờ, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, thói quen thức đêm hay sử dụng nhiều đồ uống có chứa cafein cũng có thể gây ra triệu chứng đau đầu ở phụ nữ mang thai.
Do môi trường sống
Những yếu tố môi trường sống bên ngoài cũng là nguyên nhân đau đầu buồn nôn khi mang thai. Nhiều mẹ bầu phải sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn, áp lực công việc cao, đi lại hoạt động cường độ lớn rất dễ bị căng thẳng, bực bội, khó ngủ,... lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng bị đau đầu khi mang thai.
Các chuyên gia cho biết thêm: Đau đầu khi mang thai sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như buồn nôn, ói mửa, giảm trí nhớ, thị lực,...gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của cả mẹ và bé. Hơn thế, đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ thì rất có thể đây là một dấu hiệu của tiền sản giật mà mẹ bầu không nên chủ quan.
Làm thế nào để giảm đau đầu khi mang thai?
Làm thế nào để hết đau đầu khi mang thai? luôn là vấn đề mà mẹ bầu đi tìm khi bị những cơn đau đầu “hành hạ” trong suốt quá trình mang thai. Nhiều mẹ bầu tự ý uống thuốc đau đầu khi mang thai, đây là việc làm không nên làm. Bởi thuốc chữa đau đầu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nếu sử dụng nhiều. Do đó, thay vì sử dụng thuốc đau đầu cho phụ nữ mang thai thì chị em hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và nhận được lời khuyên tốt nhất đến từ các chuyên gia.
Để làm giảm đau đầu thì chị em hãy áp dụng cách chữa đau đầu khi mang thai ngay dưới đây:

1. Hạn chế căng thẳng trong cuộc sống
Có một tinh thần thoải mái, thư giãn, không lo âu chính là cách giảm đau đầu khi mang thai hữu hiệu cho chị em. Do đó, chị em hãy phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, chú trọng đến giấc ngủ của mình.
Giấc ngủ là vô cùng quan trọng để cơ thể có thể phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi, nhất là ở bà bầu. Do đó, mẹ bầu hãy dành từ 7-10 tiếng để ngủ vào ban đêm, bạn nên ngủ trong một căn phòng thật tối và yên tĩnh.
2. Tắm bằng nước ấm
Đối với mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai, tắm nước ấm cũng cách chữa đau đầu cho phụ nữ mang thai nhanh chóng. Mẹ bầu có thể tắm bằng vòi sen hoặc tắm bồn với nước ấm. Nước ấm sẽ giúp cho các cơ thư giãn, máu lưu thông hiệu quả hơn, giúp máu lưu thông đến não. Đồng thời, giúp chị em thoải mái, sảng khoái cơ thể, làm giảm đau đầu hiệu quả.
Tuy nhiên, mẹ bầu nên chú ý không tắm khi cơ thể quá mệt, không tắm vào ban đêm hay quá sớm, không tắm khi cơ thể vẫn còn mồ hôi...

3. Đừng để cơ thể quá khát hoặc quá đói
Đừng để bản thân trong tình trạng quá khát hoặc quá đói cũng là cách chữa đau đầu khi mang thai. Một mẹo nhỏ giúp chị em không để bản thân quá đói là hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, cung cấp cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Đây cũng là cách để tránh hạ đường huyết đối với mẹ bầu (nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai).
Chị em nên nhớ, không sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, nước ngọt có ga, chất kích thích.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng đừng quên uống nhiều nước. Nếu bạn bị đau đầu kèm nôn ói, hãy nhấp từng ngụm chậm rãi để hạn chế tình trạng này.
4. Cách trị đau đầu khi mang thai - tập thể dục
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tình trạng đau đầu, căng cơ ở cơ thể người, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Do đó, đối với phụ nữ mang thai thì cần tập luyện thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, chứ không phải đến khi đau đầu mới bắt đầu tập. Bởi, khi hoạt động thể dục đột ngột sẽ làm khởi phát cơn đau và khiến đau đầu khi mang thai trở nên trầm trọng hơn.
Một số bài tập thể dục phù hợp với phụ nữ mang thai đau đầu là: Yoga, đi bộ, ngồi thiền….

5. Cách giảm đau đầu khi mang thai - dùng túi chườm
Đối với đau đầu căng cơ, bạn hãy áp túi chườm ấm hoặc mát vào trán hoặc đầu. Theo đó, chườm nóng có tác dụng làm cho thân nhiệt tăng dẫn đến giãn cơ, dây chằng và giảm các kích thích thần kinh nên giúp xoa dịu cơn đau. Riêng nhiệt độ lạnh làm các mạch máu co lại từ đó giảm tuần hoàn tại chỗ, ngăn phản ứng viêm, đau diễn ra.
Giải mã một số cơn đau khác của mẹ bầu
Ngoài tình trạng đau đầu khi mang thai, mẹ bầu cũng sẽ phải đối mặt với hàng loại những cơn đau khác trong suốt 9 tháng 10 ngày. Cụ thể:

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai
Khi mang thai, hormone làm tăng lưu lượng máu và những thay đổi ở mô vú làm bạn đau nhũ hoa, vòng 1 căng tức và trở nên rất nhạy cảm.
Phụ nữ mang thai đều bị đau đầu ti ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Chị em sẽ thấy vùng căng cứng, lớn hơn bình thường, đau khi chạm vào, vùng đầu ti sậm màu hơn bình thường. Đây là hiện tượng rất bình thường, đau đầu vú khi mang thai cũng là bước chuẩn bị để bộ ngực thực hiện chức năng quan trọng sau này là tạo sữa cho bé.
Đau đầu vú có phải mang thai không? câu hỏi của rất nhiều bạn gái hiện nay. Theo các chuyên gia, đau đầu vú là dấu hiệu của sự thay đổi hormone sinh dục nữ. Vào những thời điểm như sắp đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai…. thì chị em sẽ đều có triệu chứng đau đầu ti. Do đó, đau đầu ti cũng là một dấu hiệu cho thấy chị em đang có “tin vui”.

Đau lưng khi mang thai
Đau lưng cũng là một cơn đau phổ biến xuất hiện ở những phụ nữ đang mang thai. Sự xuất hiện của cơn đau lưng là bởi trọng lượng của thai nhi mỗi ngày một lớn hơn. Thai nhi thì ở phía bụng và mẹ bầu buộc phải thay đổi tư thế bằng cách nghiêng mình ngược về phía sau để giữ thăng bằng. Hậu quả của việc này là gây ra tình trạng nhức mỏi, co cứng, đau lưng dai dẳng, khó chịu….
Ngoài ra, sự thay đổi của hormone trong những tháng cuối thai kỳ, giúp cho các cơ vùng chậu giãn ra để chuẩn bị sự ra đời của bé. Tình trạng này cũng khiến mẹ bầu phải chịu những cơn đau lưng, nhức mỏi.
Trên đây là những thông tin về vấn đề “đau đầu khi mang thai”. Hi vọng qua bài viết này mẹ bầu có thể có phương án làm giảm ngay những cơn đau đầu. Nếu còn thắc mắc gì, mẹ bầu hãy liên hệ ngay với Alosuckhoe nhé!