Tin mới
Search

Bệnh loãng xương – Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Bệnh loãng xương – Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Loãng xương không có triệu chứng rõ ràng và thường khi có triệu chứng thì đã ở mức độ nặng. Loãng xương gây rất nhiều tác hại cho sức khoẻ và sinh hoạt, thậm chí dẫn tới tử vong.

1. Bệnh loãng xương là gì

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm khiến xương liên tục mỏng dần. Khi xảy ra bệnh, xương sẽ giòn hơn và dễ bị tổn thương hơn. Tuổi càng cao thì quá trình tạo xương, hủy xương sẽ càng dễ xảy ra rối loạn và cuối cùng dẫn tới giảm mật độ xương.

Phân loại loãng xương như sau:

  • Với những trường hợp loãng xương nguyên phát thì cơ chế gây bệnh chính là do sự lão hóa (hay có thể hiểu là do vấn đề tuổi tác) và tình trạng mãn kinh ở nữ giới bước vào độ tuổi trung niên. Đây là những nguyên nhân chính dẫn tới mất cân bằng giữa tế bào xương mới và các mô xương bị hủy, lâu dần dẫn đến giảm mật độ xương. Cụ thể như sau:
  • Sau mãn kinh: Nữ giới ở độ tuổi trung niên từ 50 đến 55 tuổi, đã mãn kinh sẽ bị suy giảm nội tiết tố estrogen và suy giảm lượng hormone tuyến cận giáp trạng, đồng thời tăng thải canxi niệu. Đây là những yếu tố chính khiến chị em bị giảm mật độ xương.
  • Tuổi già: Khi tuổi đã cao (từ sau 70 tuổi), dù là nam giới hay nữ giới đều phải đối mặt với tình trạng loãng xương. Lúc này, khả năng chuyển hóa canxi cũng như các dưỡng chất cho xương bị suy yếu và quá trình tạo xương – hủy xương bị mất cân bằng. Từ đó, làm tăng nguy cơ loãng xương.

Bệnh loãng xương

2. Loãng xương nguy hiểm như thế nào?

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh loãng xương có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Gãy xương: Khi bị giảm mật độ xương, xương sẽ yếu hơn, giòn hơn, dễ tổn thương và dễ gãy. Nhiều trường hợp bệnh nặng có thể bị gãy xương dù chỉ va chạm rất nhẹ, thậm chí bị gãy xương khi cúi người. Trong đó, phần xương cột sống, xương đùi hay xương cẳng tay, cẳng chân là dễ bị gãy nhất vì đây là những vị trí chịu nhiều lực tác động. Ở người cao tuổi, phổ biến nhất là gãy xương cẳng tay, xương đùi, khớp háng.
  • Lún xẹp đốt sống: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm vì nó có thể gây tàn phế vĩnh viễn. Bên cạnh đó, lún xẹp đốt sống cũng gây chèn ép rễ dây thần kinh, đau nhức kéo dài và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa cột sống.
  • Suy giảm khả năng vận động: Loãng xương gây suy giảm khả năng vận động, nhiều trường hợp bệnh nhân phải nằm một chỗ trong thời gian dài, đồng thời làm tăng nguy cơ tắc mạch chi, viêm phổi, hoại tử,…

3. Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

  • Nguy cơ loãng xương tăng ở người cao tuổi, người nhẹ cân, người có lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, nghiện rượu, café, thuốc lá, ăn chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D.
  • Những người thiếu hormone sinh dục do cắt bỏ buồng trứng, mãn kinh sớm, mắc một số bệnh nội tiết.
  • Những người có tiền sử gãy xương (bản thân hoặc gia đình).
  • Bệnh còn tăng ở những người phải dùng một số thuốc kéo dài như Corticoid, thuốc chống động kinh…

4. Cách phòng bệnh loãng xương

  • Việc phòng bệnh phải được thực hiện ngay từ khi còn là bào thai, mẹ ăn chế độ ăn đầy đủ canxi và vitamin D. Khám sức khỏe định kỳ từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo để phát hiện bệnh còi xương. Tất cả mọi người thực hiện chế độ ăn đầy đủ canxi và vitamin D, hạn chế hút thuốc, uống rượu bia, tập thể dục đều đặn, tránh dùng những thuốc kéo dài tăng nguy cơ loãng xương, mang dụng cụ bảo vệ chậu hông khi đi lại nếu có nguy cơ ngã.
  • Các bệnh nhân loãng xương phải được điều trị lâu dài và theo dõi sát, ít nhất là 3-5 năm liên tục. Đo mật độ xương 6 tháng đến 1 năm 1 lần để theo dõi kết quả điều trị.
  • Bệnh loãng xương hoàn toàn có thể phòng và tránh được nếu như chúng ta có những hiểu biết về bệnh, thực hiện chế độ phòng và điều trị một cách tích cực nhất.

Việc bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ canxi và vitamin D từ những thực phẩm và từ nhiều nguồn dinh dưỡng khác. Với người già thì việc sử dụng những dòng sữa phù hợp sẽ giúp cải thiện nhanh và hiệu quả

Sản phẩm Milk Autramil là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người lớn tuổi, người bị vấn đề bệnh xương khớp hỗ trợ tăng cường sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống. Với công dụng:

Milk Autramil tốt cho xương khớp – bổ sung Canxi, tái tạo mô sụn

  • Bổ sung Glucosamine, Collagen type 2 và Sụn vi cá mập chứa thành phần Chondroitine làm giảm đau, giảm sưng, làm chậm quá trình tổn thương sụn và phục hồi, tái tạo Sụn bị tổn thương.
  • Bổ sung Canxi nano, phospho kết hợp với Vitamin D3 và Vitamin K2 (MK7): giúp tăng cường hấp thu Canxi một cách tối ưu, gắn kết canxi vào xương, tạo hệ xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương.
  • Cung cấp năng lượng, đạm chất lượng cao và các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Sữa Non chứa thành phần IgG, Beta Glucan và chất xơ hòa tan giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể
  • Bổ sung chất béo Pufa, Mufa cùng với Vitamin K2 (MK7): giảm nguy cơ mắc các Bệnh tim mạch, huyết áp.
  • Choline, Taurin: Cải thiện trí nhớ.

Sản phẩm phù hợp với người bị loãng xương, viêm khớp, đau nhức, thoái hóa xương khớp. Người bị thiếu hụt dinh dưỡng cần bồi bổ sức khỏe và cần tăng cường sức đề kháng.

Hình ảnh sữa Milk Autramil

SẢN PHẨM MILK CODOCA OSTYMILK ĐƯỢC:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG TOÀN CẦU

Địa chỉ: Số 64/202 Định Công Hạ, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Email: [email protected]

Hotline: 02462.668.777

Website: dinhduongtoancau.vn