Tin mới
Search

Bị đau thắt lưng có nguy hiểm không. Cách phòng ngừa và điều trị thế nào?

Đau thắt lưng trái, phải và triệu chứng thường gặp và dễ bị bỏ qua do cơn đau thường âm ỉ và đau từng cơn. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết được đau thắt lưng có nguy hiểm không và phòng ngừa, điều trị thế nào?

Đau lưng bên phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Trong phần lớn chúng ta, hầu như ai cũng từng trải qua cảm giác đau một bên lưng phải, nhưng ít ai biết rằng đây là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt về xương khớp và khởi nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Đau thắt lưng bên phải là bị gì?

Hiện tượng đau thắt lưng bên phải là một trong những tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp, đây là nơi tập trung nhiều bộ phận nên khó chẩn đoán chính xác bệnh lý tiềm ẩn đằng sau. Tuy nhiên, khi bị đau lưng bên phải thì bạn có thể nghĩ ngay đến một số bệnh điển hình về xương khớp hoặc tiết niệu. Vậy đau thắt lưng bên phải là bệnh gì?

Dau-that-lung-phai-la-benh-gi
Đau thắt lưng phải là bệnh gì
  • Thoái hóa cột sống hoặc viêm xương khớp:

Bệnh này thường có liên quan nhiều đến tuổi tác, giới tính và chế độ vận động. Khi cơ thể già và yếu dần, hệ xương khớp cũng bị lão hóa theo, trở nên giòn và dễ gãy hơn. Thoái hóa còn làm tăng áp lực lên khung xương và các bộ phận khác như sụn khớp, dây thần kinh hay đĩa đệm gây đau vùng thắt lưng bên phải, đau sau lưng phía trên bên phải, thậm chí đau lan xuống hai chi, ảnh hưởng xấu đến khả năng di chuyển và sinh hoạt. Người bị đau thắt lưng bên phải không nên chủ quan mà phải có biện pháp điều trị kịp thời.

  • Bệnh lý về phổi:

Đa số triệu chứng đau sau lưng vùng phổi phải đều xuất phát từ bệnh lý về phổi. 

 Viêm phổi là bệnh mà các phế nang phổi  bị các tác nhân vi khuẩn, virus xâm nhập vào phổi gây viêm hoặc do chấn thương và nhiễm trùng phổi. Bệnh nhân viêm phổi thường gặp triệu chứng đau nhói sau lưng bên phải, nhất và vùng gần cơ quan phổi. 

Tắc nghẽn phổi là hiện tượng xảy ra khi cục máu đông phát triển gây tắc nghẽn động mạch phổi, làm hạn chế sự lưu thông của máu trong cơ thể. Người tắc nghẽn phổi thường cảm thấy đau vùng thắt lưng phía sau bên phải. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng khác như rối loạn nhịp tim, tức ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt,...

Đau nhói thắt lưng bên phải thường xuyên còn là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư phổi mà bạn không thể coi thường. Một số thống kê cho kết quả rằng có hơn 25% bệnh nhân ung thư phổi bị đau sau lưng bên phải. Đây được coi là dấu hiệu ban đầu để chẩn đoán ung thư phổi, vì vậy khi có biểu hiện đau, khó chịu ở vùng lưng, bạn nên đi khám ngay để có kết luận chính xác và chữa trị kịp thời.

  • Đau dây thần kinh tọa, dây thần kinh liên sườn:

Đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa, trải dài từ thắt lưng đến dưới các chi. Khi mắc bệnh này, người bệnh thường cảm thấy đau lưng bên phải phía dưới và lan xuống các ngón chân. Nếu để lâu không chữa trị kịp thời có thể gây teo cơ, giảm khả năng vận động, thậm chí tàn phế nếu diễn biến nặng.

Dây thần kinh liên sườn là hệ thống bao gồm các rễ thần kinh đoạn tủy ngực. Khi khối dây này bị tổn thương sẽ làm cho bệnh nhân đau phía trước ngực, đau hạ sườn phải lan ra sau lưng. Triệu chứng đau lưng bên hông phải kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến hô hấp và vận động của người bệnh.

  • Thoát vị đĩa đệm:

Theo kết quả nghiên cứu, 100% bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đều gặp qua triệu chứng đau hạ sườn phải phía sau lưng. Nguyên nhân của bệnh này do đĩa đệm bị phình và thoát vị chèn vào dây thần kinh gây cảm giác đau.

Thoát vị thường gặp ở độ tuổi trung niên và ngày càng trẻ hóa, ảnh hưởng nghiệm trọng đến khả năng lao động và cuộc sống.

Dau-lung-ben-phai-la-benh-gi

Đau lưng bên phải là bệnh gì

  • Nhiễm trùng tiết niệu và viêm phụ khoa:

Nhiễm trùng đường niệu và viêm phụ khoa là bệnh lý gặp nhiều ở phụ nữ, bệnh xảy ra nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn có hại xâm nhập vào các cơ quan tiết niệu như thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản và bộ phận sinh dục. Các triệu chứng đau bụng dưới bên phải kèm đau lưng hay đau thắt lưng hông bên phải và một số biểu hiện khác như tiểu buốt, tiểu rắt, buồn nôn, chóng mắt,... đều là cảnh báo cho bệnh lý về đường tiết niệu mà bạn nên lưu ý. 

Các bệnh phụ khoa nặng hơn như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung,... đều có thể gây ra cơn đau lưng bên phải gần mông hay đau nhói sau lưng phải ở phụ nữ. Vì vậy, nếu gặp dấu hiệu này, bạn nên thăm khám sớm để có biện pháp chữa trị kịp thời.

  • Bệnh lý khác: 

Viêm ruột thừa là tình trạng viêm của đoạn ruột nhỏ gắn liền với manh tràng của ruột già, nguyên nhân gây viêm phần lớn do vi khuẩn và virus gây bệnh. Bệnh nhân viêm ruột thừa có thể gặp một số dấu hiệu như đau eo lưng bên phải, đau nhói bên phải của vùng bụng, đau lưng hông bên phải, buồn nôn, tiêu chảy,... Viêm kéo dài mà không có phương pháp chữa trị đúng sẽ dẫn đến biến chứng thủng ruột thừa, tắc ruột, nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

Thận là cơ quan giữ vai trò đào thảo chất độc ra khỏi cơ thể, có vị trí tại khoang bụng, đối xứng qua cột sống. Khi gặp bệnh sỏi thận, cơ quan này sẽ bị tắc nghẽn gây triệu chứng đau ở vùng lưng và dưới mạn sườn có thể kể đến như đau ngang thắt lưng bên phải kèm theo ớn lạnh, buồn nôn, tiểu buốt,.... Nhiều người thắc mắc đau thắt lưng có phải bị thận ? Phải thừa nhận rằng, đau lưng là một trong số dấu hiệu rất điển hình của bệnh lý thận như sỏi thận, tuy nhiên cơn đau này là do thận tổn thương gây ra và dễ nhầm lẫn với cơn đau lưng do bệnh xương khớp. Như vậy đáp án cho câu hỏi đau lưng có phải bị thận không là tùy vào cường độ, vị trí và mức độ đau bạn nhé!

Trên đây là đáp án cho câu hỏi đau vùng thắt lưng bên phải là bệnh gì mà bạn có thể tham khảo. Tùy từng mức độ và vị trí đau, bạn có thể có được chẩn đoán và sơ bộ đánh giá được tình trạng của mình.

Dau-lung-ben-phai
Đau lưng bên phải

Nguyên nhân gây đau thắt lưng phải

Chúng ta đã cùng phân tích câu hỏi đau lưng bên phải là bệnh gì, dưới đây là những nguyên nhân gây ra đau vùng lưng bên phải mà bạn nên biết để có biện pháp phòng ngừa phù hợp:

  • Đau lưng bên phải gần eo: Cơn đau này thường diễn ra chậm và âm ỉ, có tính chất chu kỳ và lan dần sang các bộ phận khác ở mông và chi dưới. Nguyên nhân gây ra chủ yếu là do các bệnh lý tổn thương thận phải, viêm ruột thừa, thoát vị đĩa đệm hay đau dây thần kinh liên sườn.
  • Đau nhói phía sau lưng bên phải: Các bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, thoát vị đĩa đệm, sỏi thận,... thường gây ra cho người bệnh cảm giác đau nhói ở lưng bên phải đột ngột, triệu chứng đau trở nên dữ dội và nhiều hơn khi cử động hoặc nghiêng người, cúi gập người.
  • Đau ở thắt lưng bên phải: Vận động sai tư thế, cúi gập người hoặc vẹo người sang phải quá nhiều, bê vác đồ nặng,... đều là nguyên nhân gây ra đau nhói lưng bên phải. Khi gặp dấu hiệu đau ngang thắt lưng bên phải, bạn không nên chủ quan mà bỏ qua bước thăm khám chẩn đoán từ Bác sĩ có chuyên môn, bởi hiện tượng đau lưng bên phải cũng cảnh báo rất nhiều bệnh nguy hiểm: sỏi thận, tiết niệu, đau ruột thừa,...
Dau-that-lung-ben-phai
Đau thắt lưng bên phải
  • Đau lưng bên phải gần mông: Những đối tượng có tính chất công việc ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, người cao tuổi, phụ nữ mang thai,... có nguy cơ cao mắc các bệnh gây ra đau 1 bên lưng phải. Tùy vào từng độ tuổi và công việc sẽ có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dưới thắt lưng bên phải như thói quen vận động xấu, làm việc chân tay nặng nhọc, bệnh lý xương khớp, tiết niệu và sinh dục, viêm túi mật,...
  • Đau sườn phải phía sau lưng: Triệu chứng đau lưng sườn phải nguyên nhân phần lớn do bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Bởi nhân đĩa đệm khi bị lệch khỏi vị trí bình thường sẽ chèn lên dây thần kinh gần hạ sườn và gây đau, khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là đau mạng sườn phải sau lưng.
  • Đau bụng dưới bên phải và đau lưng: Hiện tượng này thường gặp ở nữ giới khiến chị em mệt mỏi và lo lắng. Khi gặp đau lưng phải dưới bạn có thể nghĩ đến nguyên nhân do chuẩn bị đến kỳ kinh hay viêm vùng chậu, u nang buồng trứng,...
  • Đau lưng bên phải phía trên: Đau nhói ở lưng bên phải trên có thể do dây chằng giãn quá mức khi vận động sai tư thế, đau dây thần kinh liên sườn, bệnh tim mạch,...
  • Đau lưng giữa bên phải: Cơn đau này ít gặp hơn và thường giảm dần khi được xoa bóp nhẹ nhàng. Một số nhỏ trường hợp là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm như u gan, sỏi mật, tràn khí màng phổi,...

Đau lưng bên trái là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Đau thắt lưng trái là cảm giác đau mà cơ thể phản ứng lại khi gặp một số tổn thương về cột sống hoặc cơ quan có vị trí ở bên trái của cơ thể.

Đau thắt lưng bên trái là bị gì?

Đau lưng bên trái là bệnh gì, có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người đặt ra ngày nay. Người bị đau lưng bên trái sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống. Tùy và mức độ, tần suất và vị trí đau mà hiện tượng đau lưng bên trái sẽ cảnh báo một số bệnh chủ yếu sau:

  • Mô mềm bên trái bị tổn thương hoặc chấn thương cơ xương.

Hoạt động thể lực quá mức hoặc vận động sai tư thế sẽ khiến cơ thể phải chịu một lực mạnh dẫn đến dây chằng dưới cơ bị giãn hoặc rách gây ra đau cơ lưng bên trái. Đặc biệt là các mô ở phía bên trái bị tác động nhiều làm cho người bệnh gặp triệu chứng đau nhói thắt lưng bên trái đau lưng trái dưới.

Một bệnh lý nữa gây ra đau nhói sau lưng bên trái sau tim là cơ xương bị chấn thương, do va đập hoặc xương giòn dễ gãy. Cơn đau này thường diễn ra nhanh, lặp lại và tồn tại ở xung quanh khu vực tổn thương. Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhói sau lưng trái, đôi khi còn bị đau nhói sau lưng bên phải, cơn đau sẽ giảm nếu không chạm vào vị trí chấn thương hay vận động mạnh.

Dau-lung-ben-trai
Đau lưng bên trái
  • Viêm khớp trái:

Viêm khớp trái là tình trạng các khớp nằm ở phía bên trái của cơ thể bị viêm do chấn thương, sự tấn công của khuẩn hại hoặc nguyên nhân khác. Bệnh thường kéo theo các biểu hiện bị đau nhói sau lưng bên trái, đau sườn trái sau lưng,  không chữa trị kịp thời có thể để lại biến chứng cong vẹo cột sống. Ngoài bị đau sau lưng trái, viêm khớp còn gây ra tê, yếu cơ, đau ở các bộ phận xung quanh như vai, cánh tay, khiến người bệnh mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sinh hoạt.

  • Thoái hóa khớp và cột sống thắt lưng trái:

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra đau mạng sườn trái sau lưng do các dây thần kinh liên sườn bị tổn thương. Bệnh gặp nhiều ở đối tượng vận động nặng và người cao tuổi, triệu chứng khởi phát cơ thể đau hạ sườn trái phía sau lưng âm ỉ đến dữ dội, cơn đau có thể đến ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, không vận động.

  • Nhiễm trùng thận, sỏi thận:

Đau thắt lưng trái là bệnh gì, liệu có liên quan đến thận không? Chắc hẳn bạn đã biết, nhiễm trùng hay sỏi thận đều là bệnh lý nguy hiểm ở cơ quan đào chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể- thận. Khi thận tổn thương, nước và điện giải sẽ bị ứ đọng  gây đau lưng phía dưới bên trái phải hay đau dưới thắt lưng bên trái, kèm theo đó là nước tiểu nặng mùi, tiểu đau, buồn nôn, sốt. 

Dau-that-lung-trai
Đau thắt lưng trái
  • Rối loạn chức năng khớp cùng chậu:

Đau lưng bên trái gần mông là dấu hiệu rõ nhất ám chỉ bệnh lý rối loạn chức năng khớp cùng chậu. Cảm giác đau hông trái phía sau lưng hay đau lưng hông trái sẽ tăng lên khi bạn dồn quá nhiều trọng lực vào chân trái hay di chuyển, làm việc nặng.

  • Lạc nội mạc và u xơ tử cung:

Đau bụng dưới bên trái và đau lưng kèm theo một số dấu hiệu khác như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi,chậm kinh,... có thể là báo hiệu bạn đã mang thai. Tuy nhiên, một số bệnh thường gặp ở chị em như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung cũng gây ra triệu chứng đau bụng dưới bên trái kèm đau lưng.

U xơ tử cung bản chất là khối u lành tính hình thành trong tử cung phụ nữ, khi gặp bệnh này, người bệnh thường có cảm giác đau khi quan hệ, tiểu buốt, đau bụng dưới và tất nhiên không thể thiếu đau vùng thắt lưng trái phải.

Lạc nội mạc tử cung cũng là bệnh lý gặp nhiều ở chị em, dù không quá nguy hiểm nhưng đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đau bụng, đau lưng đau bụng dưới bên trái phải.

Như vậy có thể nói rằng đau thắt lưng trái ở phụ nữ, đau bụng bên trái và đau lưng có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý không thể coi thường, bạn nên chủ động khám và điều trị sớm để bệnh không tiến triển nặng thêm.

Dau-bung-duoi-ben-trai-kem-dau-lung
Đau bụng dưới bên trái kèm đau lưng

Nguyên nhân gây đau thắt lưng trái

Tiềm ẩn sau hiện tượng đau lưng bên trái là nhiều bệnh lý ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cường độ vận động của người bệnh. Vậy nguyên nhân của từng triệu chứng đau lưng phía bên trái là gì?

  • Đau lưng bên trái gần eo: Người bệnh gặp dấu hiệu đau lưng hông bên trái có thể nghĩ đến các bệnh sỏi thận trái, sỏi đài bể thận trái hoặc do tổn thương cột sống chèn vào các dây thần kinh bên trái.
  • Đau lưng bên trái phía trên: Bệnh nhân đau sau lưng phía trên bên trái, đau lưng bên trái khó thở kèm ho dai dẳng, đau tức ngực thường liên quan đến bệnh phổi như lao phổi, viêm phổi hay ung thư phổi. Đau lưng trái phía trên hay đau lưng phía trên bên trái còn là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống lưng, mức độ đau tăng dần khi bệnh chữa trị hoặc phát hiện muộn, vận động quá sức.
  • Đau sau lưng bên trái: Cơn đau này thường kéo dài hơn 30 phút, đau sau lưng trái và lan dần sang thắt lưng, đau nhiều hơn khi ăn no và di chuyển. Vậy đau nhói sau lưng bên trái là bệnh gì? Đây là triệu chứng thường gặp của trượt đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm.
  • Đau nửa lưng bên trái: Cơn đau một bên lưng trái thường chỉ đến đột ngột và dữ dội, tùy theo bệnh lý mà thời gian đau khác nhau. Nếu đau 1 bên lưng trái kèm theo đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng là bệnh về tiêu hóa. Nếu đau lưng và đau bụng dưới bên trái kết hợp với khí hư màu mùi bất thường thì nguyên nhân sau nó chủ yếu là bệnh phụ khoa ở phụ nữ.
  • Đau lưng bên trái phía dưới: Hiện tượng đau thắt lưng bên trái dưới từ rốn đến xương chậu thường ám chỉ bệnh về đại tràng, buồng trứng, dạ dày. Khi người bệnh hít sâu bị đau lưng trái và khó chịu. Triệu chứng đau nhói ở lưng bên trái thường âm ỉ và có tính chu kỳ theo cơn đau.
Dau-that-lung-ben-trai
Đau thắt lưng bên trái
  • Đau nhói bên hông trái sau lưng: Khi đĩa đệm hay đốt sống chèn lên dây thần kinh tọa trái sẽ gây đau lưng bên hông trái và lan xuống chi dưới khi di chuyển. Ngoài ra, theo thống kê trên 60% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng gặp dấu hiệu đau hông lưng trái đau thắt lưng hông trái, nhất là người lao động nhiều, tuổi cao và phụ nữ mang thai. Một mức độ nghiêm trọng hơn của thoát vị gây ra đau nhói bên hông trái sau lưng là trượt đốt sống hoặc hiểu một cách đơn giản là đốt sống của cơ thể bị lệch khỏi cấu trúc khung xương. 
  • Đau thắt lưng bên trái lan xuống mông: Đây là triệu chứng cho thấy bạn có thể đã gặp bệnh lý gai cột sống, đau dây thần kinh tọa hoặc thoát vị đĩa đệm. Khi gặp biểu hiện đau buốt lưng bên trái lan dần xuống mông và chi, người bệnh sẽ phải chịu cơn đau kéo dài, nếu nặng có thể gây tàn phế hoặc bại liệt. 
    • Đau hạ sườn trái lan ra sau lưng: Bệnh đại tràng, đau thần kinh tọa hay thoái hóa cột sống đều là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng sườn trái, đau lưng bên trái cột sống đau sườn trái phía sau lưng.
    Dau-that-lung-ben-trai-phia-duoi
    Đau thắt lưng bên trái phía dưới

    Cách phòng ngừa và điều trị triệu chứng đau lưng

    Đau lưng phía bên phảibị đau lưng bên trái là bệnh gì, chúng ta đã cùng phân tích và tìm hiểu ở các phần trên. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và điều trị các bệnh lý này?

    Phòng ngừa:

    • Trước hết và quan trọng nhất để giảm thiểu tối đa các triệu chứng đau phía sau lưng bên tráiđau phía sau lưng bên phải là cường độ vận động luyện tập. Hãy xây dựng một chế độ luyện tập, nghỉ ngơi phù hợp, tránh chấn thương, va đập mạnh hay đi đứng sai tư thế. 
      • Các phương pháp thư giãn gân cốt và giúp hệ xương của bạn khỏe mạnh hơn mà bạn có thể áp dụng đó là các bài tập nhẹ nhàng như yoga, aerobic, đi bộ, đạp xe,... Giải pháp này giúp bạn giảm được nguy cơ đau mỏi thắt lưng bên trái đau cơ lưng bên phải.
      • Kiểm tra sức khỏe định kỳ được coi như chìa khóa để bạn sớm phát hiện được bệnh lý, tránh để cơ thể phải chịu những cơn đau sau lưng phải hay đau nhói lưng trái, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.

      - Điều trị

      Ngoài các phương pháp phòng ngừa kể trên, thì một câu hỏi được đặt ra là vậy bị đau lưng phải làm sao ?

      - Tự chăm sóc: 

      Khi gặp các dấu hiệu đau sau lưng bên phải hoặc đau tức lưng bên trái, hãy dừng mọi hoạt động và nghỉ ngơi đầy đủ. Bạn có thể áp dụng biện pháp chườm nóng, chườm lạnh và massage giúp giảm đau ở thắt lưng bên tráiđau sau lưng phải

      Trường hợp đau dữ dội, có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm OTC như ibuprofen, aspirin để giảm đau nhức lưng bên tráiđau tức lưng bên phải.

      - Thuốc Tây:

      Khi gặp các dấu hiệu đau vùng lưng bên trái hoặc đau tức sau lưng bên phải kéo dài, bạn không nên chủ quan mà hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân mắc bệnh. Thông thường, các thuốc được sử dụng để giảm đau vùng lưng bên trái phải là thuốc giảm đau opioid, thuốc giãn cơ hoặc thuốc tiêm steroid ngoài màng cứng.

      - Bài thuốc dân gian:

      Ngoài các thuốc Tây Y, thì những bài thuốc dân gian từ các thảo dược quen thuộc cũng được nhiều người áp dụng khi gặp triệu chứng đau nửa lưng bên phải hoặc đau bên trái lưng như gừng tươi, cây xấu hổ, ngải cứu, đinh lăng.

      Các loại lá này sẽ được giã nát và đắp lên vị trí đau giúp giảm đau bên trái lưng đau giữa lưng bên phải hiệu quả.

      Một vấn đề được khá nhiều người quan tâm là đau lưng có phải sắp sinhđau lưng sau sinh phải làm sao ? Trước hết, thường gần đến ngày sinh, mẹ bầu hay gặp biểu hiện chuột rút hoặc đau mỏi lưng, mệt mỏi. Như vậy đau lưng đúng là dấu hiệu cho thấy bạn sắp trải qua kỳ chuyển dạ.

      Dau-lung-co-phai-sap-sinh-khong

      Đau lưng có phải sắp sinh không

      Ngoài ra, sau khi sinh bé, mẹ thường cảm thấy đau bụng bên phải kèm đau lưng hoặc đau ngực trái xuyên ra sau lưng. Do vậy để giảm đau trong trường hợp này, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, đi bộ nhiều để thư giãn các cơ, cho con bú và vận động đúng tư thế,...

      Người bị đau thắt lưng bên trái cũng có thể tham khảo một số bài vật lý trị liệu giúp hệ xương khớp khỏe hơn, kết hợp châm cứu giúp thông kinh hoạt lạc giúp giảm đau ngang thắt lưng bên trái phải hiệu quả. 

      Đến đây, chắc bạn đọc đã hiểu rõ dấu hiệu bị đau lưng bên trái, phải cảnh báo bệnh gì rồi và tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm thế nào với sức khỏe. Mong rằng bạn sẽ có luôn áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách để có một cơ thể khỏe mạnh.