Tin mới
Search

Tiểu đường tuýp 1 và những thông tin chi tiết mà bạn cần biết

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh lý nguy hiểm. Do đó, tìm hiểu về bệnh lý này là điều cần thiết. Vậy tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là gì, nguyên nhân và điều trị ra sao?

Bệnh tiểu đường và phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là bệnh lý có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất hiện nay. Do đó, chúng ta cần biết những thông tin để có cách nhìn chính xác về căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là thuật ngữ chỉ bệnh bị rối loạn lượng đường huyết trong cơ thể (glucose). Glucose (đường huyết)là chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể, cung cấp năng lượng hoạt động cho các cơ quan. Ngoài ra, glucose còn cung cấp năng lượng cho các quá trình phản ứng và chuyển hóa năng lượng.

Tiểu đường tuýp 1 và những thông tin chi tiết bạn cần biết

Việc không chuyển hóa glucose dẫn đến nồng độ glucose tăng cao làm rối loạn phản ứng trong cơ thể. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động các cơ quan khác. Do đó, bệnh nhân bị tiểu đường thường đi kèm nhiều bệnh lý khác hoặc có nguy cơ mắc bệnh khá cao.

Phân loại bệnh

Chúng ta thường hay nghe nói tiểu đường tuýp , tiểu đường tuýp 2. Vậy có mấy dạng bệnh tiểu đường và tiểu đường tuýp 1 2 3 là gì?

Hiện nay, thường có 3 dạng bệnh tiểu đường. Đó là tiểu đường tuýp 1,tiểu đường tuýp 2, tiểu đường đầu thai kỳ. Dựa vào nguyên nhân hình thành bệnh nên có các phân loại như vậy. Cụ thể như sau:

  • Tiểu đường type 1

Tiểu đường tuýp 1 bệnh do rối loạn sản xuất insulin trong cơ thể. Cơ thể bệnh nhân không tự sản xuất được insulin làm ảnh hưởng đến khả năng phân giải phân tử glucose. Những bệnh nhân mắc bệnh này thường phải sử dụng và phụ thuộc insulin.

Phân biệt các loại tiểu đường
  • Tiểu đường type 2

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh do rối loạn sử dụng insulin. Có nghĩa là cơ thể bệnh nhân vẫn sản xuất insulin bình thường nhưng không thể sử dụng được. Do đó, các quá trình phân giải cũng được diễn ra.

  • Tiểu đường thai kỳ

Đây là bệnh lý thường xảy ra ở phụ nữ đầu thai kỳ. Vào giai đoạn này, cơ thể người mẹ thường rất nhạy cảm với insulin dẫn đến lượng đường huyết tăng. Tuy nhiên, không ai tất cả mẹ bầu đểu mắc bệnh này. Đồng thời, sau khi sinh, cơ thể trở về trạng thái bình thường, bệnh sẽ tự động hết.

Ngoài ra còn một số dạng bệnh tiểu đường khác nhưng ít phổ biến hơn như: tiểu đường đơn gene (monogenic diabetes) và tiểu đường do xơ nang (cystic fibrosis-related diabetes).

Tìm hiểu về tiểu đường tuýp 1

Vừa rồi là phân loại bệnh tiểu đường cơ bản nhất. Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì, nguyên nhân dẫn đến bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong các phần tiếp theo.

Bệnh tiểu đường type 1 là gì?

Tiểu đường type 1 (hay Type 1 diabetes) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên. Bệnh do cơ thể không sản xuất insulin hoặc sản xuất rất ít, khiến cho lượng đường tăng cao.

Tiểu đường type 1 (hay Type 1 diabetes) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi

Ở giai đoạn đầu, bệnh lý này không có dấu hiệu nào đặc biệt. Khi các tế bào sản xuất insulin bị tổn thương và ức chế hoạt động đến mức ảnh hưởng nồng độ insulin trong cơ thể. Lúc này, insulin bắt đầu ảnh hưởng lên nông đồ đường trong máu và biểu hiện một số triệu chứng. Những bệnh nhân mắc bệnh tự nhiễm như Hashimoto hay Addison … có nhiều khả năng sẽ mắc tiểu đường tuýp 1.

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 1

Cụ thể, tiểu đường tuýp 1 do đâu mà hình thành? Hiện nay, chúng ta chỉ mới biết được bệnh tiểu đường tuýp 1 là do sự rối loạn sản xuất insulin. Còn vì sao các tế bào sản xuất insulin bị tổn thương thì chưa tìm được nguyên nhân chính xác. 

Theo các nhà khoa học, sự tổn thương này có thể do chính hệ miễn dịch của chúng ta, các tế bào bạch cầu nhận diện tế bào sản xuất insulin là vật thể lạ và tấn công, làm chết tế bào. Tuy nhiên, hệ miễn dịch cơ thể người chỉ chống lại các tác nhân gây hại. Việc tấn công lại một tế bào lành tính như vậy vẫn còn đang làm một câu hỏi lớn và nghiên cứu chuyên sâu.

Tiểu đường tuýp 1 có liên quan đến yếu tố di truyền và sự tấn công của tác nhân bên ngoài

Nếu nguyên nhân xuất phát từ việc tấn công của hệ miễn dịch vậy tiểu đường tuýp 1 có di truyền không? Theo các chuyên gia, tiểu đường tuýp 1 có liên quan đến yếu tố di truyền và sự tấn công của tác nhân bên ngoài. Nhưng trên thực tế, không phải bố mẹ mắc bệnh thì con sẽ mắc bệnh, tỉ lệ di truyền không quá cao.

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Các biến chứng đó có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

  • Biến chứng cấp tính: khát nước, khô da, chuột rút thường xuyên, cơ thể mất nước, tụt huyết áp đột ngột, hôn mê, rối loạn nhịp thở, …. Những biến chứng này cần được cấp cứu kịp thời để không ảnh hưởng đến tính mạng.  
  • Biến chứng mạn tính: Biến chứng mãn tính ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn,… Các biểu hiện như: biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể khiến mắt mờ, đau ngực, tê bì bàn chân, lở loét, nhiễm trùng bàn chân, khó tiêu, đầy bụng,…

Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1

Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1

Do tiểu đường tuýp 1 là bệnh có nồng độ đường huyết trong máu cao. Do đó, bệnh có thể nhanh chóng phát hiện bằng một số phương pháp xét nghiệm máu. Để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1, có một số phương pháp xét nghiệm như sau:

  • Xét nghiệm Hemoglobin A1C trong máu (Hemoglobin A1c Test).
  •  Xét nghiệm máu ngẫu nhiên.
  • Xét nghiệm máu lúc đói.
  • Xét nghiệm khả năng dung nạp glucose.
Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1

Xét nghiệm Hemoglobin A1C trong máu (Hemoglobin A1c Test)

HbA1c là một hemoglobin được hình thành khi hemoglobin bình thường liên kết với glucose. Khi lượng đường trong máu tăng thì lớp đường bao bên ngoài HbA1c  càng dày. Chính vì vậy, HbA1c biểu thị cho nồng độ đường trong máu. Xét nghiệm HbA1c là đo mức độ dày mỏng của lớp vỏ bao này. 

Bên cạnh đó, kết quả đo HbA1c không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống hoặc thuốc điều trị . Do đó, chẩn đoán tiểu đường tuýp 1 bằng xét nghiệm HbA1c cho kết quả chính xác hơn. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp bác sĩ dễ dàng chuẩn đoán bệnh sớm và phát hiện các biến chứng của bệnh.

Dựa nào tỉ lệ phần trăm HbA1c trong tổng số hồng cầu máu mà bác sĩ kết luận tình trạng bệnh của bệnh nhân.

 

Mức độ  bệnh Nồng độ HbA1c
Bình thường Dưới 5,7%
Tiền đái tháo đường (tăng nguy cơ đái tháo đường) 5,7–6,4%
Đái tháo đường type 1

6,5% trở lên

Nếu xét nghiệm 2 lần có chỉ số 6,5% trở lên được cho là tiểu đường tuýp 1.

Xét nghiệm Hemoglobin A1C trong máu (Hemoglobin A1c Test)

Xét nghiệm máu ngẫu nhiên

Xét nghiệm máu ngẫu nhiên là lấy mẫu nào ở bất kỳ thời điểm nào. Kể cả bạn có mới vừa nạp đường vào cơ thể hay không. Do đó, phương pháp này đơn giản và tiện lợi nhưng chỉ đánh giá tạm thời và độ chính xác không cao. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sẽ có nồng độ đường cao hơn bình thường. Theo ước tính, nếu nồng độ đường trong máu ở mức 200 mg/dL (11,1 mmol/L) hoặc cao hơn, kèm theo một số triệu chứng sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh.

Xét nghiệm máu lúc đói

Với kiểu xét nghiệm này, người bệnh sẽ được yêu cầu lấy mẫu máu sau khi vừa thức dậy vào buổi sáng vừa chưa dùng bữa. Tương tự như xét nghiệm trên, dựa vào nồng độ đường trong máu để xác định tình trạng bệnh của bệnh nhân:

  • Bình thường: Nồng độ đường huyết trong máu ở mức 100 mg/dL (5,6 mmol/L).
  • Tiền tiểu đường: Nồng độ đường huyết lúc đói từ 100 đến 125 mg/dL (5,6 đến 6,9 mmol/L).
  • Bệnh tiểu đường: Nồng độ đường huyết lúc đói từ 126 mg/dL (7 mmol/L).

Dựa vào nồng độ đường trong máu để xác định tình trạng bệnh của bệnh nhân

Sau khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ được tiến hành xét hành thêm một số xét nghiệm nữa để xác định bệnh dạng type 1 hay type 2. Điển hình như xét nghiệm nước tiểu bệnh nhân nếu có ketone thì xác định là type 1.

Điều trị tiểu đường tuýp 1

Hướng điều trị  bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1 là sự thiếu hụt insulin. Do đó, điều trị  bệnh tiểu đường tuýp 1 là tăng nồng độ insulin trong máu. Hiện nay có nhiều hướng điều trị bệnh như:

  •  Sử dụng insulin.
  •  Điều trị  bằng tụy nhân tạo.
  • Sử dụng thuốc điều trị .
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt.

Trong đó, điều trị bằng cachs sử dụng Insulin là bắt buộc với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1.

Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng insulin

Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, việc điều trị bằng insulin là bắt buộc do đây là nguyên căn bệnh. Có nhiều loại insulin với tác dụng khác nhau như: tác dụng nhanh, tác dụng ngắn, tác dụng trung gian, tác dụng dài. Việc sử dụng loại insulin nào còn phụ thuộc vào phác đồ điều trị .

Các phác đồ điều trị tiểu đường tuýp 1 thường sử dụng là phác đồ 1 mũi, 2 mũi và nhiều mũi.

Phác đồ Số mũi tiêm Loại Insulin Sáng Tối
Phác đồ 1 mũi 1 mũi Insulin tác dụng trung gian Trước khi ăn Trước khi ăn hoặc ngủ
Phác đồ 2 mũi 2 mũi Insulin tác dụng trung gian

Trước khi ăn

2/3 liều

Trước khi ăn hoặc ngủ

1/3 liều

Phác đồ 3 mũi 3 mũi 2 mũi insulin nhanh + 1 mũi bán chậm Trước khi ăn Trước khi ăn
Phác đồ 4 mũi 4 mũi 3 mũi insulin tác dụng nhanh + 1 mũi insulin nền Trước khi ăn Trước khi ngủ (21h)

Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng insulin

Liều sử dụng trong phác đồ điều trị

Các phác đồ và loại insulin đều được tiêm theo liều lượng nhất định và giống nhau. Thông thường, liều tiêm sẽ được tỉ lệ với cân nặng của bệnh nhân. Liều lượng dưới đây là liều tiêm được khuyến cáo trong một ngày của bác sĩ. Liều Insulin cần thiết đối với bệnh nhân là 0,5 – 1,0 UI/Kg trong một ngày. Trong đó:

  •  Liều insulin nền: Từ 0,1 – 0,2UI/Kg/ngày.
  •  Liều cho người bắt đầu: từ 0,4 - 0,5UI/Kg/ngày.
  •  Liều thông thường: Khoảng 0,6UI/Kg/ngày.

Liều lượng tiêm sẽ thay đổi theo yêu cầu bác sĩ tùy vào tiến triển bệnh. Vị trí tiêm cũng nên được thay đổi thường xuyên để tránh bị thoái hóa mỡ dưới da.

Các phác đồ và loại đều được tiêm theo một liều lượng nhất định

Tìm hiểu về tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Đái tháo đường tuýp 2 hay tiểu đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa do Insulin hay sử dụng insulin không đúng chức năng. Do đó, nồng độ glucose trong máu tăng làm ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2      

Khác với tiểu đường tuýp 1, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 vẫn sản xuất insulin bình thường. Tuy nhiên, các tế bào lại kháng insulin, dẫn đến không hoặc ít sử dụng insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Từ đó khiến nồng độ glucose trong máu ngày một tăng.

Tiểu đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa do Insulin

Ban đầu, tuyến tụy sẽ tiếp tục tiết insulin để chuyển hóa glucose dư thừa. Nhưng sau một thời gian, tuyến tụy hoạt động quá mức dẫn đến suy giảm chức năng, khả năng tiết insulin giảm. Vì vậy, trước đây, tiểu đường tuýp 2 còn gọi bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin nhưng hiện nay, điều này thật sự chưa đúng.

Vẫn chưa xác định được nguyên nhân vì sao các tế bào lại kháng insulin. Theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể tác động bên ngoài hoặc do yếu tố di truyền. Ngoài ra, việc thừa cân cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 không nguy hiểm tức thì, trừ những trường hợp cấp tính. Nhưng về lâu dài, bệnh sẽ gây rối loạn đến quá trình chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide,… Và gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác, đáng lo ngại nhất là tim mạch và thần kinh. Một số biến chứng của bệnh tieu duong type 2 như:

Những ảnh hưởng của tiểu đường tuýp 2 đến sức khỏe người bệnh
  • Ảnh hưởng tim mạch: Sự tăng lượng đường huyết tạo tiền đề có các bệnh lý động mạch bành phát triển. Đồng thời, làm rối loạn huyết áp, lượng cholesterol tăng cao và tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
  • Gây biến chứng ở thận: tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ ở thận khiến thận hoạt động kém hiệu quả. Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh thận ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cao hơn ở người bình thường.
  • Biến chứng hệ thần kinh: Lượng glucose tăng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh. Đặc biệt, hệ thống thần kinh tại tứ chi, nhất là bàn chân, bị mất cảm giác, đau ngứa,… Mất cảm giác là biến chứng tưởng chừng như đơn giản như lại rất quan trọng. Việc mất cảm giác khiến cơ thể bạn không cảm nhận được các tổn thương, dẫn đến vết thương bị nhiễm trùng. Đã có trường hợp bệnh nhân phải cắt cụt tứ chi.

Tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch và thị lực

  • Ảnh hưởng đến mắt: Hầu như đa số các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều bị ảnh hưởng thị lực. Việc tăng nồng độ glucose làm cho các bệnh lý về mắt, võng mạc có cơ hội phát triển.
  • Những biến chứng khi mang thai: phụ nữ mang thai bị tiểu đường tuýp 2 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Khả năng xuất hiện chấn thương khi sinh nở cao, đồng thời, trẻ nhỏ cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn các bé bình thường.

Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp  2

Các phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2

Tương tự tới phương pháp chẩn đoán tiểu đường tuýp 1, chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 bao gồm các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm Hemoglobin A1C
  • Xét nghiệm đường huyết khi đói
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Từ những xét nghiệm này, sẽ cung cấp một số chỉ số cần thiết để các xác định bệnh cho bệnh nhân. Lưu ý, khi tiến hành xét nghiệm lượng đường lúc đói, bạn cần phải thực hiện trong 2 lần vào 2 ngày khác nhau.

Phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2

Các chỉ số xác định bệnh

Dựa vào kết quả xét nghiệm, các chỉ số cung cấp sẽ giúp bác sĩ xác nhận tình trạng bệnh cho bệnh nhân.

 

Chỉ tiêu

Tình trạng bệnh

Bình thường

Tiền tiểu đường

Tiểu đường tuýp 2

Hàm lượng glucose khi đói

5,6 mmol/L

5.6 – 6,9 mmol/L

≥ 7.0 mmol/L

Hàm lượng glucose ngẫu nhiên

<7,8 mmol/L

7,8 – 11,0 mmol/L

≥ 11.1 mmol/L

HbA1C

< 5,7%

5.6 –  6.4%.

 

≥ 6.5%

Sau khi xác định bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc các đối tượng có nguy cơ bị tiểu đường tuýp dựa vào các yếu tố sau:

  • Đối tượng trên 45 tuổi
  • Đối tượng có chỉ số BMI cao hơn 23.
  • Huyết áp trên 130mmHg
  • Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở thế hệ cận kề.
  • Đối tượng bị rối loạn lipid máu, khi chỉ số HDL-c < 0.9 mmol/L và chỉ số Triglyceride > 2.2 mmol/L.

Phác đồ điều trị tiểu đường tuýp 2     

Cách điều trị tiểu đường tuýp 2

Một trong những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bắt buộc phải thực hiện là thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Việc hạn chế hấp thu đường cũng như tăng cường các chất dinh dưỡng lành mạnh là rất cần thiết. Có một số yêu cầu người bệnh tiểu đường type 2 cần thực hiện trong sinh hoạt như:

  • Hạn chế hấp thu đường tinh luyện. Thay thế đường tinh luyện bằng đường trong trái cây, ngũ cốc.
  •  Giảm lượng calorie trong khẩu phần ăn.
  • Nếu có tăng huyết áp, bệnh nhân cần giảm muối ăn hằng ngày (khoảng dưới 2300mg Na/ ngày).
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Tăng cường tập thể dục, vận động hoặc tham gia thể thao hằng ngày.

Bên cạnh đó, người có thể sử dụng thuốc hạ đường huyết để điều trị và ổn định nồng độ glucose.

Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2

Một số thuốc hạ đường huyết

Hiện nay, có một số loại thuốc được áp dụng để điều trị tiểu đường tuýp 2 hiệu quả. Đây là thuốc nên cần có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng.

  • Thuốc Metformin (Dimethylbiguanide)

Thuốc điều trị phổ biến hiện nay là Metformin. Metformin giúp ức chế sản xuất glucose từ gan và kích thích tiết insulin. Theo các báo cáo, Metformin có thể hạn glucose máu khoảng 2-4 mmol/L. Đồng thời, thuốc không gây biến chứng hoặc giảm nồng độ quá mức.

    • Định lượng thuốc có 3 dạng: 500mg, 850mg, 1000mg
    • Liều khởi đầu: 2 viên mỗi ngày (đối với viên 500mg hoặc 850mg)
    • Liều tối đa: 2500 mg một ngày
  • Nhóm Sulphonylurea
Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không

Thuốc thuộc nhóm Sulfonylurea tác động theo cơ chế kích thích tụy bài tiết insulin. Thuốc thuộc nhóm này có thể giảm nồng độ glucose từ 50 đến 60 mg/dL, giảm 2% HbA1c. Các thuốc thuộc nhóm Sulfonylurea hiện nay có 2 thế hệ:

  • Thế hệ 1: bao gồm tolbutamide, chlorpropamide, diabetol... Các thuốc này thường định lượng 500mg. Tuy nhiên, hiện nay ít được sử dụng vì gây độc lên thận.
  • Thế hệ 2: bao gồm các thuốc glibenclamide, gliclazide, glipizide, glyburide...

Liều lượng sử dụng các nhóm thuốc này cũng khác nhau. Cụ thể:

  • Glipizide:  2.5 mg – 20.0 mg/ngày.
  • Gliclazide: 40mg  – 320mg/ngày
  • Gliclazide MR: 30mg  – 120 mg/ngày.
  • Glimepiride: 1.0mg  – 6.0 mg/ngày. Sử dụng tối đa 8.0 mg/ngày.
  • Glibenclamide: 1.25mg  – 15.0 mg/ngày.
Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ

So sánh tiểu đường type 1 và type 2

So sánh cơ bản về hai bệnh tiểu đường 1 và 2

Về cơ bản, tiểu đường tuýp 1 là tuýp 2 có một số khác nhau cơ bản như sau:

 

 

Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân

Rối loạn sản xuất insulin.

Sản xuất insulin quá ít

Insulin vẫn được sản xuất như bình thường nhưng không được sử dụng để chuyển hóa glucose

Cơ chế phát triển bệnh

Đây là bệnh tự miễn, do hệ thống miễn dịch xác nhầm và tấn công tế bào sản xuất insulin.

Cơ thể mất khả năng đáp ứng insulin, hay còn lại kháng insulin. Insulin không được sử dụng.

Triệu chứng

Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh, dễ phát hiện.

Nhiều biến chứng cấp tính, gây nguy hiểm tính mạng.

Không xuất hiện triệu chứng cụ thể vì phát triển bệnh rất chậm.

Biến chứng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác.

Kiểm soát

Sử dụng Insulin để kiểm soát lượng đường huyết

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt.

Có thể dùng insulin nếu cần thiết để kiểm soát tình trạng bệnh.

Cách chữa trị và phòng ngừa

Hiện tại chỉ có phương pháp kiểm soát lượng đường huyết.

Chưa có phương pháp điều trị triệt để.

Chưa có phương pháp điều trị tận gốc.

Tuy nhiên có phương pháp kiểm soát, giảm lượng đường huyết và phòng ngừa bệnh.

So sánh cơ bản về hai bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2, bệnh nào nguy hiểm hơn?

Không thể khẳng định bệnh type 1 hay type 2 nguy hiểm vì mỗi bệnh đều có những nguy hiểm, biến chứng riêng. Chỉ có thể khẳng định cả hai bệnh đều nguy hiểm như nhau. Bệnh tiểu đường tuýp 1 tuy không thể điều trị dứt điểm và phòng ngừa nhưng dễ phát hiện. Theo đó, bệnh type 1 sẽ những biến chứng cấp tính nguy hiểm type 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2, bệnh nào nguy hiểm hơn?

Tiểu đường tuýp 2 dễ cải thiện tình trạng và phòng ngừa hơn. Đông thời, tiểu đường type 2 không phụ thuộc insulin. Tuy nhiên, bệnh type 2 lại có nhiều biến chứng mãn tính, dễ mắc các bệnh lý khác và khó phát hiện ở thời gian đầu. Do đó, khi bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy mình mắc bệnh, hãy khám bác sĩ để điều trị kịp thời.

Vừa rồi là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, cơ chế và phác đồ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2. Đồng thời so sánh tính nguy hiểm của hai căn bệnh. Có thể nói bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và cần điều trị kịp thời. Mong rằng bài viết đã giúp ích và cung cấp nhiều kiến thức cho bạn.