Tin mới
Search

Các xét nghiệm cần thiết khi mang thai mẹ bầu không nên bỏ qua

Xét nghiệm khi mang thai là một trong những điều mà mẹ bầu nên lưu ý để chăm sóc sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Tuy nhiên các bà mẹ thường không chú ý quá nhiều vào việc này. Hãy cùng Alosuckhoe tìm hiểu tầm quan trọng của việc xét nghiệm khi mang thai nhé.

Tại sao cần phải làm các xét nghiệm khi mang thai

Các bà mẹ khi mang thai đều được khuyên là nên thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi mang thai. Giúp bà bầu phát hiện sớm các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra với mẹ và thai nhi, để từ đó có hướng xử lý phù hợp và kịp thời. 

Tai-sao-lai-phai-xet-nghiem-khi-mang-thai
Tại sao lại phải xét nghiệm khi mang thai

Hiện nay, mỗi năm có hàng nghìn trẻ em sinh ra vẫn bị dị tật bẩm sinh đến dị tật chân tay, khe hở vòm miệng...khiến nhiều bà mẹ nghi ngờ vì họ vẫn sàng lọc siêu âm thường xuyên. Tuy nhiên, nếu chỉ siêu âm không thôi thì không phát hiện được những dị tật khác Bởi vậy mẹ bầu cần làm những xét nghiệm khác để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ để kịp thời chữa trị nếu phát hiện bất thường. Các xét nghiệm cần thiết khi mang thai như đo: độ mờ da gáy, sàng lọc trước sinh double test, triple test, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm đường huyết, siêu âm trước sinh.... Dưới đây là các loại xét nghiệm cần thiết khi mang thai cho mẹ bầu lưu ý.

Các xét nghiệm cần thiết khi mang thai mẹ bầu nên lưu ý

Lần khám đầu tiên

Sau khi nhận thấy mình trễ kinh, nên đi khám để kiểm tra xem thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi rồi. Căn cứ vào đó bác sĩ sẽ tính được tuổi của thai nhi để đưa ra những chia sẻ hữu ích cho mẹ bầu.

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp kinh nguyệt không đều thì kết quả về tuổi của thai nhi sẽ dựa vào kết quả siêu âm. Đặc biệt khi thai nhi được khoảng hai tháng tuổi thì việc tính tuổi của thai nhi sẽ dễ dàng và chính xác hơn. 

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra cho bạn xem thai nhi nằm trong hay ngoài tử cung. Trong trường hợp, khi bạn thử thai hai vạch mà bác sĩ siêu âm khám không thấy tim thai thì bạn đừng lo lắng vì thường thì 7-8 tuần thì tim thai mới rõ ràng hơn, khi đó bác sĩ sẽ hẹn bạn khám lại sau thời gian trên.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một bước quan trọng trong quá trình mang thai của bà mẹ. Thông qua kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ chuẩn đoán được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và tình hình của em bé.

Xet-nghiem-mau-khi-mang-thai
Xét nghiệm máu khi mang thai

Dựa vào các chỉ số có được, các bác sĩ sẽ đưa ra những dự đoán về các nguy cơ xảy ra trong quá trình mang thai của người mẹ. Việc phát hiện sớm cũng như dự phòng các nguy cơ sẽ giúp bè mẹ và bác sĩ chủ động trong việc đưa ra những phương án kịp thời để hạn chế tối đa rủi ro.

Các xét nghiệm máu khi mang thai gồm:

  • Xét nghiệm nhóm máu
  • Xét nghiệm yếu tố Rh
  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm đường huyết
  • Xét nghiệm hàm lượng sắt
  • Xét nghiệm các vi khuẩn và virus như HIV, giang mai, rubella, viêm gan B,..
  • Một số xét nghiệm khác tùy hoàn cảnh bà mẹ

Đối với những xét nghiệm trên, bác sĩ không yêu cầu phải thực hiện toàn bộ nhưng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thì các chị em nên làm để phát hiện sớm các nguy cơ và có hướng điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Thông thường, không có yêu cầu nhất định về thời gian xét nghiệm máu khi mang thai. tuy nhiên mẹ bầu nên đi xét nghiệm trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Ngoài ra, từ tuần thứ 28 trở đi khi bắt đầu đăng ký sinh ở đâu thì mẹ bầu nên xét nghiệm máu để có bước chuẩn bị tốt nhất.

Xét nghiệm máu khi mang thai ở đâu: Xét nghiệm máu là xét nghiệm cơ bản nhất trong thời kỳ mang thai nên bất cứ cơ sở y tế nào cũng có thể xét nghiệm được. Tuy nhiên bạn nên chọn cho mình cơ sở uy tín nhất nhé.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là một xét nghiệm rất quan trọng và cần thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình mang thai.

Bởi vì đây là xét nghiệm mà thông qua kết quả xét nghiệm nước tiểu khi mang thai bác sĩ có thể kiểm tra được nồng độ Protein, glucose và máu cũng như xác định được các triệu chứng nhiễm trùng. Từ kết quả xét nghiệm có thể biết được những dấu hiệu cũng như nguy cơ có thể mắc các bệnh khác nhau như: đái thao đường, viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng, tiền sản giật.

Me-bau-nen-xet-nghiem-nuoc-tieu-khi-mang-thai
Mẹ bầu nên xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

Phương pháp xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ chẩn đoán được: 

  • Lượng đường trong cơ thể sản phụ
  • Vi khuẩn
  • Ketone
  • Lượng đạm trong cơ thể

Với tầm quan trọng của mình, việc thực hiện xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bà bầu và bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe để có hướng điều trị cũng như chăm sóc khi không may mắc bệnh.

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai được thực hiện trong lần khám thai đầu tiên. Sau đó, mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm trong suốt quá trình khám thai của mình. Hình thức xét nghiệm này sẽ không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ và bé nên mẹ bầu có thể yên tâm xét nghiệm.

Tuy nhiên, khi xét nghiệm nước tiểu mẹ bầu cần lưu ý: 

  • Nhịn ăn và nhịn đi tiểu để có được kết quả chính xác nhất
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục bằng nước ấm, tránh dùng các dung dịch vệ sinh bởi có thể làm môi trường âm đạo thay đổi
  • Tránh ăn các đồ ăn có màu đậm có thể làm thay đổi màu của nước tiểu
  • Không nên tập thể dục quá sức khi xét nghiệm.
  • Không dùng các loại thuốc vi có thể làm ảnh hưởng đến kết quả khi bác sĩ kiểm tra.

Xét nghiệm đường huyết khi mang thai

Insulin là một hormone do tuyến tụy sản sinh và nằm ở phía sau dạ dày, giúp cơ thể có thể chuyển hóa được đường thành năng lượng, đồng thời kiểm soát đường huyết trong máu. Nhu cầu insulin tăng cao nhưng tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết dẫn đến lượng glucose trong máu tăng cao, chị em có thể đi xét nghiệm glucose khi mang thai

Bởi vậy tất cả các chị em mang thai nên đi xét nghiệm đường huyết khi mang thai sớm trong khoảng tuần thứ 26-28 để có thể kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất. Tuy nhiên trong trường hợp người mẹ có tiền sử bị tiểu đường, thừa cân, chế độ ăn mất cân bằng, khát nước, mệt mỏi,... thì nên xét nghiệm sớm hơn.

Có hai loại xác định tiểu đường mẹ bầu nên thực hiện:

Loại xét nghiệm Cách thức thực hiện xét nghiệm
Xét nghiệm định lượng Glucose lúc đói Khi đi xét nghiệm mẹ bầu được bác sĩ cho uống uống 50g đường trong 5 phút. Chờ thêm 1tiếng để lấy máu ở ngón tay mang đi xét nghiệm sự chuyển hóa đường của cơ thể. Kế đó, thai phụ làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose để có được kết quả chính xác nhất.
Nghiệm pháp đường huyết (xét nghiệm dung nạp Glucose khi mang thai) vào tuần thai 24-28 Trước khi đi xét nghiệm bạn cần nhịn đói khoảng 10-14h, tốt nhận là tối hôm trước nên nhịn để sáng đi khám cho tiện. Bác sĩ lấy máu ở đầu ngón tay mang đi xét nghiệm đường huyết, sau đó bác sĩ sẽ cho bạn uống 75g đường. Chờ khoảng 1 và 2 giờ thì sẽ lấy mẫu lần 2 để xét nghiệm việc chuyển hóa đường huyết. Nếu cho kết quả dương tính thì mẹ bầu đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh

Hai loại xét nghiệm này đặc biệt cần thiết đối với những mẹ bầu:

  • Mang thai lúc trên 40 tuổi
  • Béo phì (BMI) > 25
  • Lần mang thai đầu tiên bị tiểu đường thai kỳ
  • Tiền sử sinh con nặng hơn 4kg
  • Có con bị dị tật bẩm sinh không tìm được nguyên do
  • Trong gia đình có người bị tiểu đường tuýp 2
  • Sử dụng thuốc kháng virus, hoặc nhiễm HIV

Các bà mẹ nên lưu ý trong quá trình mang thai không nên ăn quá nhiều với suy nghĩ là mình ăn cho hai người. Nên sử dụng những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: thịt, cá, sữa, hoa quả, ăn nhiều rau… Hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo, các loại nước có gas, nước chứa nhiều đường… sẽ tăng nguy cơ đường huyết thai kỳ tăng cao.

Xét nghiệm bệnh Down khi mang thai

Những lí do khiến thai nhi mắc hội chứng Down:

  • Độ tuổi của người mẹ càng cao, tỷ lệ mắc bệnh down càng lớn
  • Người từng mang thai hoặc sinh con mắc bệnh Down
  • Bố mẹ mang gen biến đổi
Xet-nghiem-benh-down-khi-mang-thai
Xét nghiệm bệnh Down khi mang thai

Với sự phát triển của y học thì hiện nay có thể xét nghiệm, sàng lọc hội chứng Down ngay trong thời kỳ mang thai. Để kiểm soát được bệnh lý này hiện nay có hai loại xét nghiệm Down khi mang thai mà mẹ bầu có thể thực hiện:

  • Các xét nghiệm sàng lọc cho biết khả năng hay nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down
  • Xét nghiệm chẩn đoán sẽ biết được thai nhi có thực sự mắc hội chứng Down hay không

Hai phương pháp này có những ưu nhược điểm riêng. Đối với phương pháp xét nghiệm sàng lọc thì không cho ra câu trả lời chắc chắn nhất, còn xét nghiệm chẩn đoán có thể đưa ra kết luận chính xác nhưng dễ bị sảy thai.

Các phương pháp giúp mẹ bầu kiểm tra xem thai nhi có mắc hội chứng Down hay không

  • Phương pháp siêu âm đo khoảng sáng sau gáy: tuần thứ 11 và 14 của thai kỳ
  • Siêu âm hình thái: tuần thứ 18 và thứ 22 của thai kỳ
  • Chọc dò nước ối: tuần thứ 16-18 của thai kỳ
  • Lấy mẫu lông nhung màng đệm: tuần thứ 10-12
  • Cordrialesis hay lấy mẫu máu rốn qua da
  • Định lượng các chất đánh dấu trong huyết thanh hoặc xét nghiệm sàng lọc bằng huyết thanh của mẹ
  • Xét nghiệm tiền sản NIPT

Làm xét nghiệm Double test và Triple test

Làm các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh phổ biến nhất hiện nay là Double test và Triple test bằng việc lấy máu của mẹ bầu, phương pháp này cho độ tin cậy và an toàn cao. Giúp kiểm soát hội chứng Down, dị tật ống thần kinh và thai không có não bộ.

Để xét nghiệm bằng các phương pháp này chỉ cần lấy mẫu máu của mẹ, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

  • Phương pháp xét nghiệm Double test cho mẹ bầu khi mang thai được thực hiện vào khoảng tuần thứ 11 đến 13 tuần
  • Xét nghiệm Triple test khi mang thai được thực hiện khi thai nhi được 14 đến 22 tuần tuổi, giai đoạn tốt nhất là từ 16 đến 18 tuần tuổi.

Nếu xét nghiệm đúng lúc kết hợp với siêu âm và xét nghiệm máu thì độ chính xác rất cao để biết được thai nhi có mắc các hội chứng Down hay dị tật ống thần kinh.

Cấy dịch âm đạo để tìm tiểu cầu beta

Vào tuần thứ 35-37 của thai kỳ, mẹ bầu nên làm xét nghiệm liên cầu khuẩn.

Cay-dich-am-dao-khi-mang-thai
Cấy dịch âm đạo khi mang thai

Liên cầu khuẩn là một loại vi khuẩn trú ngụ trong ruột, âm đạo hay dịch họng. Chúng có thể gây biến chứng xấu cho mẹ bầu hoặc gây bệnh cho thai nhi. Vi khuẩn này có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng, viêm phổi…

Xét nghiệm cấy dịch âm đạo để tìm tiểu cầu beta bằng cách lấy tăm bông lăn vào âm đạo, là một trong những phương pháp mẹ bầu cần làm trước khi sinh đẻ.

Những địa điểm xét nghiệm ở đâu uy tín cho mẹ bầu lựa chọn

Địa chỉ xét nghiệm uy tín tại Hà Nội

  • Bệnh viện phụ sản Hà Nội
  • Bệnh viện phụ sản Trung Ương
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc
  • Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc
  • Phòng khám đa khoa 125 Thái Thịnh
  • Bệnh viện Việt - Pháp
Benh-vien-bach-mai-ha-noi
Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội

Cơ sở xét nghiệm uy tín ở TP HCM

  • Bệnh viện Từ Dũ
  • Bệnh viện phụ sản MêKông
  • Bệnh viện Hùng Vương
  • Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn
  • Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park
  • Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM
Benh-vien-quoc-te-Hanh-Phuc
Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc

Vừa rồi là các xét nghiệm cần thiết khi mang thai mà mẹ bầu nên biết để có một thai kỳ khỏe mạnh mà Alosuckhoe chia sẻ tới các mẹ bầu. Hy vọng, các bà mẹ hãy yêu thương chăm sóc bản thân mình nhiều hơn để mang đến những gì tốt đẹp nhất cho đứa con sắp chào đời của mình.