Tin mới
Search

Mang thai ngoài tử cung và 4 cách xử trí phù hợp mẹ bầu nên biết

Bài viết nêu ra được các nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung, các kiểm tra cận lâm sàng, giải đáp vấn đề bệnh lý học, mô tả triệu chứng lâm sàng và cách xử trí 4 hình thái lâm sàng khi mang thai ngoài tử cung.

Bệnh lý học mang thai ngoài tử cung

Theo thống kê, tỷ lệ mang thai ngoai tu cung có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây. Ở các nước Châu Âu tỷ lệ là 1/100 tổng số trường hợp có thai. Tại Việt Nam tỷ lệ mang thai ngoài tử cung gặp từ 1/250 đến 1/300 tổng số trường hợp có thai. Mặc dù hiện nay con số này chưa được thống kê một cách đầy đủ và toàn diện nhưng chúng ta cũng nhân thấy nó tăng lên ở tất cả các tuyến điều trị. Vì vậy, việc bổ sung kiến thức: mang thai ngoài tử cung là gì ? Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung? cách nhận biết mang thai ngoài tử cung, cách xử trí phù hợp,... Là vô cùng cần thiết đối với mỗi người dân.

Mang-thai-ngoai-tu-cung-co-chieu-huong-gia-tang
Mang thai ngoài tử cung có chiều hướng gia tăng

Định nghĩa mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng khi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển ở một vị trí ngoài buồng tử cung (dạ con). Tất cả các trường hợp thai ngoài tử cung có thể gây xuất huyết nội bất ngờ và nguy hiểm đến thai phụ.

Vị trí bệnh lý thường gặp

Theo hình thái giải phẫu học, hầu hết thai ngoài tử cung thường xảy ra ở vòi Fallop với tỉ lệ: Đoạn bóng : 93%; Đoạn eo : 4%; Đoạn kẽ : 2.5%; Hiếm hơn thai có thể làm tổ trong ổ bụng 0.03%, ở khu vực  cổ tử cung 0,1%, và tỉ lệ thai đậu tại buồng trứng chiếm 0,5%.

Mang-thai-ngoai-tu-cung-theo-hinh-thai-giai-phau
Hiện tượng mang thai ngoài tử cung theo hình thái giải phẫu

Những nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung

Hiểu một cách đơn giản thì tử cung là một cơ quan chứa thai và đẩy thai ra ngoài lúc đẻ. Nhưng khi thai không được nuôi dưỡng đúng vị trí có thể dẫn đến xuất huyết ồ ạt gây tử vong ở mẹ. Vậy vì sao lại xảy ra những vấn đề này? Hãy cùng alosuckhoe tìm hiểu ngay bây giờ!

Do mẹ

  • Các yếu tố cơ học thường gặp do mẹ là:
    • Viêm nhiễm vùng chậu chiếm khoảng 30 – 50 % nguyên nhân gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung. 
    • Ngoài ra, còn do viêm vòi trứng mãn, mẹ có tiền sử nạo hút thai nhiều lần. 
    • Yếu tố làm tăng nguy cơ là thai phụ có tiền căn thai ngoài tử cung. 
    • Hoặc có thể xảy ra khi mẹ có chức năng giải phẩu hẹp lòng vòi trứng bởi: Dị tật bẩm sinh (túi thừa vòi trứng), phẫu thuật phục hồi vòi trứng, hay vòi trứng dính thứ phát do viêm ruột thừa, sau phẫu thuật. Trường hợp U xơ tử cung nơi tiếp giáp tử cung- vòi trứng, khối u phần phụ chèn ép vòi trứng cũng là một trong những nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung.
Cac-yeu-to-lam-tang-nguy-co-mang-thai-ngoai-tu-cung

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung

  • Một số yếu tố cơ năng thường gặp là:
    • Sử dụng liều kéo dài thuốc ngừa thai chỉ chứa Progesterone, nó làm thay đổi
    • nhu động của vòi trứng, làm mất lớp nhung mao và làm giảm chế
    • tiết khiến hợp tử không thể về đúng chỗ đậu thai.
    • Thai ngoài tử cung chiếm 5% thai kỳ sau, nếu mẹ từng áp dụng những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
    • Người ta cho rằng dụng cụ tử cung làm giảm nhu động của vòi trứng hoặc viêm tai vòi dẫn tới thai ngoài tử cung.
    • Vô sanh là nguyên nhân gây tỉ lệ thai ngoài tử cung tăng cao (bất kể nguyên nhân gây vô sanh là gì)
    • Tỉ lệ thai ngoài tử cung có gia tăng theo tuổi vì vậy những thai phụ lớn tuổi thường có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao.
    • Theo một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thai ngoài tử cung ở phụ nữ da đen cao hơn da trắng.
    • Các thống kê lâm sàng cho thấy việc hút thuốc lá trong lúc thụ thai làm tăng tỉ lệ nguy cơ thai ngoài tử cung.

Do con

Việc bất thường về phôi cũng được nghi ngờ là nguyên nhân gây thai ngoài tử

cung.

Dấu hiệu nhận biết việc mang thai ngoài tử cung

Mọi người thường thắc mắc: Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không? Trong trường hợp mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không? Triệu chứng mang thai ngoài tử cung là như thế nào? Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung được chuyên gia chia sẻ. Nó góp phần hỗ trợ phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng các triệu chứng, giảm nguy cơ tai biến ở sản phụ.

Giai-dap-thac-mac-mang-thai-ngoai-tu-cung-thu-que-co-biet-khong
Giái đáp thắc mắc mang thai ngoài tử cung thử que có biết không

Thai ngoài tử cung chưa vỡ

Mang thai ngoài tử cụng thường xuất hiện điển hình biểu hiện với 3 triệu chứng cổ điển là trễ kinh, đau bụng và ra máu âm đạo. Ngoài ra, còn xuất hiện một số điểu riêng biệt như:

Triệu chứng lâm sàng

  • Thường thì, trên lâm sàng, thai phụ sẽ xuất hiện các triệu chứng cơ năng như: trễ kinh, nhưng cũng có thể ra máu âm đạo vào thời điểm có kinh; Ra huyết âm đạo thường ít, bầm đen; Đau âm ỉ vùng hạ vị, một hoặc hai bên, thỉnh thoảng có cơn đau trội hơn. 
  • Khi khám âm đạo các bác sĩ sẽ nhìn thấy: Tử cung hơi to hơn bình thường, mềm; Cổ tử cung đóng kín, mềm tím; Khối cạnh tử cung: dài, dọc theo vòi trứng, giới hạn khá rõ, mềm, chạm đau.

Kiểm tra cận lâm sàng

Khi thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng với test thai (+) sẽ giúp chẩn đoán có thai nhưng không giúp chẩn đoán vị trí làm tổ của thai. Tiến hành siêu âm sẽ cho kết quả lòng tử cung không có hình ảnh túi thai, khối cạnh tửcung hoặc hình ảnh túi thai ở vòi trứng. Nếu nạo sinh thiết buồng tử cung sẽ không thấy hình ảnh gai nhau.

Thai ngoài tử cung đã vỡ

Đây là trường hợp cấp cứu có thể đe dọa tính mạng nên cần được phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời.

Triệu chứng cơ năng và thực thể của sản phụ

  • Triệu chứng lâm sàng thường gặp là: Trễ kinh; Rong huyết: ít, nâu đen; Đau vùng hạ vị: âm ỉ sau đó ngày càng tăng cường độ, đến lúc bệnh nhân thấy đau dữ dội như dao đâm muốn ngất.
  • Triệu chứng thực thể của thai phụ là: 
    • Choáng mất máu: Vật vã, khó thở, da xanh, niêm nhợt, mạch nhanh- yếu, huyết áp tụt.
    • Khám bụng: lình bình, ấn đau toàn bụng nhất là phía thai đóng, gõ đục vùng thấp.
    • Nếu thăm khám âm đạo: Vùng túi cùng sau căng phồng, rất đau khi chạm vào. Trong quá trình thăm khám vùng tử cung và hai phần phụ khó xác định vì sản phụ có dấu hiệu bụng gồng. Cổ tử cung đóng, mềm.

Nhận biết mang thai ngoài tử cung bằng cận lâm sàng

  • Test thai (+).
  • Siêu âm : Có dịch ổ bụng.
  • Nếu tiến hành chọc dò cùng đồ sau sẽ cho kết quả có máu loãng, không đông ở thai phụ.

Huyết tụ thành nang

Là tình trạng máu chảy rỉ rả đọng lại ở tiểu khung giống như một nang, có nguy cơ nhiễm khuẩn. Bệnh cảnh giống thai ngoài tử cung chưa vỡ, rong huyết kéo dài và đau hạ vị âm ỉ có lúc đau nhói nhiều rồi giảm đi. Khối máu tụ chèn ép cơ quan lân cận: mót đi cầu, kích thích bàng quang… Sản phụ thường có da niêm nhợt nhạt do mất máu kéo dài. Khi thăm âm đạo: Khối giới hạn không rõ trong tiểu khung, căng, đau khi chạm, đẩy tử cung ra trước.

Thai trong ổ bụng

  • Đa số thai trong ổ bụng là thứ phát, thai sẩy qua loa hoặc qua một chỗ vỡ
  • sớm và tiếp tục làm tổ trong ổ bụng. Triệu chứng rõ ràng và dễ chẩn đoán hơn khi thai trên 5 tháng. 
  • Sản phụ thường: Đau cả vùng bụng hay đau vùng chậu; Đau liên tục, đau nhiều hơn khi có cử động thai; Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn;Xuất huyết âm đạo (70%), thường ra huyết ít.
  • Khi khám sẽ: Nắn thấy phần thai sát thành bụng; Ngôi bất thường chiếm 50- 70% trường hợp; Khi bác sĩ khám âm đạo kết hợp với khám bụng thấy thai nằm ngoài tử cung.
  • Khi làm cận lâm sàng:
    • Siêu âm: thấy đầu thai nhi nằm ngoài tử cung, thai nhi nằm xen
    • giữa các quai ruột.
    • Thực hiện chụp X quang sẽ cho kết quả không thấy bóng mờ của tử cung bao quanh thai. Ngược lại sẽ thấy bóng hơi của ruột nằm chồng lên các phần thai trên kết quả. Đồng thời, trên phim nghiêng sẽ thấy cột sống lưng của mẹ nằm vắt qua các phần của thai nhi.
    • Oxytocin test: khối thai không đáp ứng với kích thích của oxytocin.

4 cách xử trí phù hợp khi mang thai ngoài tử cung

Mổ lấy thai,  điều trị nội khoa bằng thuốc,...là những biện pháp điều trị cần thiết trong các trường hợp thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm bệnh lý mà các bác sĩ sẽ tiến hành những phương pháp điều trị khác nhau:

Với thai ngoài tử cung chưa vỡ

Ngoài cách mổ thông thường, mổ nội soi là phương pháp được sử dụng nhiều hiện nay. Có thể áp dụng trong điều trị bảo tồn và điều trị tận gốc.

Noi-soi-mang-thai-ngoai-tu-cung
Nội soi mang thai ngoài tử cung

Hướng dẫn bệnh nhân sau phẫu thuật thai ngoài tử cung:

  • Để đảm bảo quá trình mang thai lần sau trở nên thuận lợi, thì mẹ không nên mang thai ngay mà hãy dùng thuốc ngừa thai viên phối hợp trong vài tháng.
  • Các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên cho mang thai sau khi đã chụp HSG có kết quả tốt.
  • Cần theo dõi bằng siêu âm thai kỳ sau phẫu thuật thai ngoài tử cung để theo dõi nguy cơ tái phát.
  • Khi cắt tai vòi với khoét gốc, sẹo có thể không được chắc cần theo dõi khám thai kỹ.

Ngoài phương pháp ngoại khoa, có thể điều trị nội khoa thai ngoài tử cung:

  • Chỉ định:
    • Bệnh nhân muốn điều trị bằng thuốc.
    • Bệnh nhân đã được mổ bụng nhiều lần.
    • Dính vùng chậu nhiều.
    • Có chống chỉ định của phương pháp vô cảm.
    • Chỉ định khi thai phụ bị béo phì.
    • Trường hợp thai trên một vòi trứng đã được tạo hình.
    • Khi thai đậu ở những vị trí khó phẫu thuật nội soi thì có thể tiến hành điều trị nội khoa
    • Sử dụng sau thất bại của những phẫu thuật bảo tồn.
  • Điều kiện:
    • Thai ngoài tử cung chưa vỡ.
    • Khối thai < 4 cm.
    • βHCG < 10.000 mUI/ml.
    • Không có hoạt động tim thai.
    • Các xét nghiệm máu, chức năng gan, thận trong giới hạn bình
    • thường.
  • Chống chỉ định:
    • Xuất huyết nội.
    • Các yếu tố thể hiện hoạt độ cao của TNTC: có hoạt động tim thai,
    • beta HCG > 10.000 UI/l và Progesterone > 10 ng/ml.
    • Khối thai ≥ 5 cm.
    • Cách điều trị : thuốc thường dùng là MTX.
Mang-thai-ngoai-tu-cung-va-cach-chua-tri
Mang thai ngoài tử cung và cách chữa trị

Với thai ngoài tử cung đã vỡ

Thì việc phẫu thuật cần phải tiến hành khẩn trương và bắt buộc nhằm mục đích lấy thai và cầm máu. Nếu để chậm trễ nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Nguyên tắc điều trị cần phải thực hiện:

  • Nhanh chóng phẫu thuật kiểm soát nguồn chảy máu.
  • Vừa hồi sức vừa phẫu thuật.

Kết hợp nhanh chóng thực hiện các bước sau:

  • Thiết lập hai đường truyền tĩnh mạch nòng lớn.
  • Bù dịch.
  • Đặt sonde Foley vào bàng quang, theo dõi lượng nước tiểu, cố gắng duy trì nước tiểu tối thiểu 30-50 ml/giờ.
  • Lấy máu làm xét nghiệm thường quy và chuẩn bị tối thiểu 4 đơn vị máu cho mọi trường hợp xấu.
  • Nhanh chóng khai thác bệnh sử từ người nhà hay những người đi theo.
  • Khám tổng quát và khám âm đạo.
  • Truyền máu ngay khi có.

Với thai ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang

Trường hợp này cũng cần phải mổ nhưng không cần thiết phải mổ cấp cứu.

Xử trí mang thai ngoài tử cung với thai trong ổ bụng

  • Nguyên tắc xử trí là nếu thai chết mổ lấy thai, nếu thai sống có thể chờ đến 36 đến 38 tuần mới mổ lấy thai.
  • Lưu ý tại tuyến không có khả năng phẫu thuật :
    • Khi nghi ngờ một trường hợp thai ngoài tử cung dù ở thể nào phải giải thích và tư vấn cho người bệnh đi khám ở tuyến trên.
    • Khi thai ngoài tử cung vỡ thì phải tiến hành hồi sức tích cực và chuyển người bệnh lên tuyến trên bằng các phương tiện nhanh nhất hoặc mời tuyến trên về cấp cứu tại chỗ nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Những lưu ý khi chăm sóc thai phụ thai ngoài tử cung

  • Trong trường hợp người bệnh mệt mỏi, mất ngủ do lo lắng, do đau bụng, ra huyết hoặc sợ phải can thiệp phẫu thuật cần giảm lo lắng, mất ngủ cho người bệnh.
  • Động viên, chăm sóc người bệnh trong thời gian theo dõi hoặc chờ đợi phẫu thuật.
  • Đặt người bệnh nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, lau người bằng nước ấm.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, thay băng vệ sinh, váy sạch trong thời gian theo dõi và chờ đợi phẫu thuật.
Den-co-so-chuyen-khoa-de-kham-va-duoc-tu-van-khi-mang-thai-ngoai-tu-cung
Đến cơ sở chuyên khoa để khám và được tư vấn khi mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là một bệnh lý sản phụ khoa thường gặp. Nó là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Vì vậy, việc nắm những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh học, nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí sẽ hỗ trợ thai phụ theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai. Nếu quá trình mang thai gặp vấn đề hãy đến cơ sở chuyên khoa để khám và được tư vấn. Muốn biết thêm thông tin chi tiết liên quan đến mang thai ngoài tử cung, khách hàng cũng có thể liên hệ tại alosuckhoe.vn để được hỗ trợ và tư vấn.