Tin mới
Search

Thoái hóa khớp - Bệnh lý mãn tính không được chủ quan

Thoái hóa khớp rất phổ biến và ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 được xem là “Thập niên xương khớp”.

1

Thoái hóa khớp - Bệnh lý mãn tính không được chủ quan

Thống kê tình trạng này ảnh hưởng đến 27 triệu người Mỹ và gần như tất cả mọi người ở độ tuổi 80. Đối với độ tuổi trẻ hơn thì nam giới dễ bị thoái hóa khớp do chấn thương. Theo nghiên cứu, tình trạng này cũng liên quan đến vấn đề chủng tộc, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc thoái hóa khớp ở người Nhật khá cao trong khi người da đen ở Bắc Phi, người Đông Ấn Độ và người Bắc Trung Quốc thì tỷ lệ mắc lại rất thấp. Ở Việt Nam, tình trạng thoái hóa khớp cho thấy tình trạng này đang ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa.

Hầu hết các khớp trong cơ thể đều có nguy cơ bị thoái hóa nhưng thường gặp nhất là các khớp sau đây: Thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp háng, thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay, thoái hóa cột sống lưng và cột sống cổ, thoái hóa khớp vai, thoái hóa khớp cổ chân.

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thường xảy ra khi quá trình tái tạo và thoái hóa sụn khớp bên trong cơ thể bị mất cân bằng. Lúc này quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn khiến cho lớp đĩa đệm và sụn bị hao mòn, gây ra các tổn thương ở hai đầu xương. Chuyên gia cho biết, tình trạng này có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như:

Người có độ tuổi từ 45 - 60 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do quy luật lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến hệ thống xương khớp xuống cấp.

Người làm công việc lao động nặng, ở mức độ thường xuyên và liên tục như: thợ xây, bốc vác hàng hóa, vận chuyển...

Người từng bị chấn thương, va đập mạnh trong quá trình chơi thể thao, bị ngã, tai nạn giao thông…

Người thừa cân, béo phì.

Người có xương khớp bị dị dạng bẩm sinh.

Người thường xuyên ăn uống thiếu chất hay lười vận động...

Ngoài ra, bệnh thoái hóa khớp cũng có thể xảy ra do một số yếu tố khác như di truyền, dị tật bẩm sinh tại khớp,…

Không được chủ quan bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp xảy ra khá phổ biến ở những người bước qua độ tuổi trung niên. Nghiên cứu y học đã chỉ ra, có đến 80% trường hợp bị thoái hóa khớp gặp khó khăn khi vận động và 25% trường hợp bị mất đi khả năng vận động bình thường. Các triệu chứng thoái hóa khớp thường phát triển chậm và mức độ tăng nặng hơn theo thời gian. Các triệu chứng bệnh gồm:

Đau nhức: Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau trong hoặc sau khi vận động, các cơn đau thường âm ỉ và biến mất khi người bệnh không hoạt động. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau tăng nặng về mức độ và kéo dài hơn, gây cho người bệnh nhiều đau đớn và phiền toái hơn.

2

Xuất hiện tiếng khớp kêu khi di chuyển là triệu chứng thoái hóa khớp

Xuất hiện tiếng khớp kêu khi di chuyển: Người bệnh có thể cảm thấy một cảm giác nóng ran khi sử dụng khớp và có thể nghe thấy tiếng lộp cộp hoặc lách cách khi cử động.

Cứng khớp: Triệu chứng này thường đi kèm với những cơn đau và được thấy dễ dàng nhất sau khi bệnh nhân thức dậy, hoặc sau một thời gian không vận động, di chuyển.

Teo cơ, sưng tấy và biến dạng: Các khớp bị thoái hóa có dấu hiệu sưng tấy, hoặc biến dạng, các cơ xung quanh yếu, mỏng và teo đi. Chẳng hạn như đầu gối bị lệch khỏi trục, ngón tay bị u cục gồ ghề, ngón chân cong vẹo…

Hạn chế phạm vi vận động: Người bệnh thoái hóa khớp khó hoặc không thể thực hiện được một số động tác như quay đầu ra sau, cúi lưng sát đất, chạy nhảy, vặn mình, xoay hông…

Ngoài ra, người bệnh thoái hóa khớp cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác đi kèm như: sốt, mệt mỏi, mất ngủ, ăn không ngon miệng, rối loạn lo âu, kém tập trung…

Không được chủ quan với thoái hóa khớp, vì khi không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm hơn như: Bệnh gout (đây được xem là biến chứng điển hình của thoái hóa khớp), trầm cảm, tăng cân, vôi hóa sụn khớp, biến dạng khớp, teo cơ, bại liệt, gãy xương, tổn thương gân và dây chằng quanh khớp, đau dây thần kinh tọa do dây thần kinh bị chèn ép trong cột sống khi thoái hóa khớp xảy ra ở cột sống…

Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp

Để phòng tránh tình trạng này bạn cần phải xây dựng cho bản thân lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, điều này giúp kéo dài thời gian thoái hóa khớp và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nên có các biện pháp giảm cân khoa học khi đang ở trong tình trạng tăng cân béo phì. Điều này giúp hạn chế trọng lượng của cơ thể gia tăng áp lực lên hệ thống dây chằng và xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh.

3

 Tránh thực hiện các vận động tác quá mạnh gây tổn thương các khớp

Làm việc và vận động đúng tư thế, tránh thực hiện các động tác quá mạnh một cách đột ngột sẽ dễ gây tổn thương đến các khớp và gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong lao động nên mặc đồ bảo hộ và mang giày vừa vặn khi chơi thể thao để hạn chế nguy cơ chấn thương khớp. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sự dẻo dai và độ chắc khỏe của xương khớp, ngăn ngừa tình trạng khớp bị co cứng ảnh hưởng đến vận động. Tốt nhất bạn nên dành thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập như yoga, đi bộ, bơi lội,…

Lượng đường máu trong cơ thể sẽ gây tác động đến chức năng và cấu trúc của sụn, vì vậy cần phải kiểm soát lượng đường bên trong máu ở mức hợp lý, không nên để nồng độ đường vượt mức quá cao.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương và sụn khớp nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, ngăn ngừa quá trình thoái hóa xảy ra. Một bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin,… Tránh xa đồ ăn chiên xào chứa nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm giàu axit oxalic, tinh bột, đồ uống có cồn và chất kích thích,…

Khi thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Nên thăm khám thường xuyên để kiểm tra sức khỏe xương khớp và có các biện pháp khắc phục ngay từ sớm.

Là một sản phẩm được đánh giá tốt cho xương khớp và bổ sung Canxi, tái tạo mô sụn. Sản phẩm Milk Codoca Ostymilk là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người lớn tuổi, người bị vấn đề bệnh xương khớp hỗ trợ tăng cường sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống. Với công dụng:

4

 Milk Codoca Ostymilk tốt cho xương khớp - bổ sung Canxi, tái tạo mô sụn

– Bổ sung Glucosamine, Collagen type 2 và Sụn vi cá mập chứa thành phần Chondroitine làm giảm đau, giảm sưng, làm chậm quá trình tổn thương sụn và phục hồi, tái tạo Sụn bị tổn thương.

– Bổ sung Canxi nano, phospho kết hợp với Vitamin D3 và Vitamin K2 (MK7): giúp tăng cường hấp thu Canxi một cách tối ưu, gắn kết canxi vào xương, tạo hệ xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương.

– Cung cấp năng lượng, đạm chất lượng cao và các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

– Sữa Non chứa thành phần IgG, Beta Glucan và chất xơ hòa tan giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể

– Bổ sung chất béo Pufa, Mufa cùng với Vitamin K2(MK7): giảm nguy cơ mắc các Bệnh tim mạch, huyết áp.

– Choline, Taurin: Cải thiện trí nhớ.

Sản phẩm phù hợp với người bị loãng xương, viêm khớp, đau nhức, thoái hóa xương khớp. Người bị thiếu hụt dinh dưỡng cần bồi bổ sức khỏe và cần tăng cường sức đề kháng.

SẢN PHẨM MILK CODOCA OSTYMILK ĐƯỢC:

* Công ty Cổ phần NUTRIHEALTH chịu trách nhiệm sản xuất và công bố sản phẩm. 

* Công ty Cổ phần Đầu tư Sức khỏe Cộng đồng chịu trách nhiệm phân phối và phát triển sản phẩm.

* Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.

* Hotline: 08888 08881

* Website: visuckhoecongdong.vn

* Facebook: https://www.facebook.com/visuckhoecongdong

                                                                                       DS Trần Đức