Tin mới
Search

Bảo vệ sức khỏe đường hô hấp khi giao mùa

Theo thống kê, số các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: cảm cúm, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang có xu hướng gia tăng, tái phát hoặc trở nặng vào thời điểm giao mùa.

Thời tiết thay đổi đột ngột cộng với độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển và xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh về đường hô hấp. Cơ thể không kịp thích nghi với sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến hệ miễn dịch suy yếu, giảm khả năng ức chế vi khuẩn, virus.

Theo PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh, Trưởng khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, trong thời điểm giao mùa, cơ quan hô hấp là cửa ngõ chịu tác động sớm của việc thay đổi thời tiết và sự gia tăng của vi khuẩn, virus. Chính sự thay đổi đột ngột của thời tiết sẽ tác động lên đường hô hấp, làm cho khả năng miễn dịch của đường hô hấp bị suy giảm.

Thời tiết thay đổi ảnh hưởng lớn tới đường hô hấp

Cảm cúm chiếm phần lớn trong các bệnh về đường hô hấp

Trong số các vấn đề sức khỏe liên quan tới đường hô hấp thường thấy vào thời điểm giao mùa thì cảm cúm chiếm phần lớn. Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra, thường ở trạng thái nhẹ và tự khỏi sau vài ngày. Bệnh thường lây qua đường hô hấp từ người sang người. Mặc dù diễn biến nhẹ nhưng vẫn nên thận trọng, nhất là với trẻ em và người cao tuổi, người có sức đề kháng kém.

Viêm đường hô hấp 

Bên cạnh cảm cúm thì viêm đường hô hấp cấp trên và viêm đường hô hấp cấp dưới cũng là tình trạng xảy ra phổ biến. Viêm đường hô hấp cấp trên được biểu hiện bởi ba triệu chứng chính là: viêm họng, viêm mũi, viêm xoang. Những người có tiền sử mắc viêm xoang mãn tính thường bị tái phát hoặc diễn biến nặng khi chuyển mùa. Với những người có cơ địa dị ứng thì nồng độ phấn hoa, bụi, các dị nhân trong không khí tăng cao vào thời điểm giao mùa là các tác nhân khiến họ gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng. Viêm mũi và viêm khoang gây ra cảm giác khó chịu vùng mũi, chảy nước mũi, hắt xì liên tục, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và làm gián đoạn công việc của họ. Do đó mà giao mùa là thời điểm ám ảnh đối với người bị viêm xoang, người bị viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, dịch viêm mang theo vi khuẩn từ mũi xuống họng gây ra viêm họng.

Vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng viên đường hô hấp

Viêm đường hô hấp dưới xảy ra khi các cơ quan của đường hô hấp dưới (dưới thanh quản) bị nhiễm trùng, thường gặp nhất là viêm phổi và viêm phế quản, ho lao. Trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới thường giống với bệnh cảm cúm như: ngạt mũi, sốt nhẹ, ho khan, ho có đờm, viêm họng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Trong trường hợp nặng, người bệnh sẽ cảm thấy nhịp tim nhanh, ho dữ dội, tức ngực, sốt cao, khó thở. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, viêm phổi cấp dưới sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: viêm phổi cấp và mãn tính, thậm chí tử vong.

Các vi khuẩn, virus hợp bào hô hấp, phế cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua không khí, các bề mặt con người tiếp xúc làm tổn thương các các tế bào của phổi, phế quản. Từ đó gây ra viêm phổi, viêm phế quản. Đồng thời, thói quen hút thuốc lá cùng với môi trường dễ gây kích ứng khiến đường hô hấp dưới dễ bị nhiễm trùng.

Biện pháp bảo vệ đường hô hấp khi giao mùa

Để bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi, tăng cường hệ miễn dịch là biện pháp hiệu quả nhất. Hệ miễn dịch đóng vai trò như một " bộ áo giáp " bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, các thành phần của hệ thống miễn dịch sẽ phát hiện, từ đó đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch khoẻ mạnh sẽ giúp cơ thể nhanh chóng thích ứng với các điều kiện môi trường thay đổi. Từ đó, điều hoà các chức năng hoạt động của cơ thể. 

Người dân có thể chủ động tăng cường đề kháng bằng cách:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất, tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả cho cơ thể.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu, vùng cổ, và vùng ngực
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, phấn hoa…
  • Uống nước đủ nước, hạn chế nước lạnh
  • Tăng cường vận động, thể dục thể thao góp phần nâng cao sức đề kháng
  • Không hút thuốc, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích

Bên cạnh duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, người dân có thể bổ sung thêm các sản phẩm tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ và bảo vệ chức năng phổi. Sản phẩm Immune.MD với thành phần gồm immune ( hỗn hợp acid amin), thymomodulin và các dược liệu thiên nhiên được chiết xuất giúp hỗ trợ bổ phế, tăng cường sức đề kháng, cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ viêm đường hô hấp do sức đề kháng kém. Bổ sung 2 viên Immune.MD mỗi ngày giúp bảo vệ cơ thể, nhất là đường hô hấp tránh xa các tác nhân gây bệnh.

Sản phẩm Immune.MD được chứng nhận đạt TCCS và được phân phối bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng.

Sản phẩm hiện có bán trên các sàn thương mại điện tử