Tin mới
Search

CHUYÊN ĐỀ 5: KHỚP VAI

 

Kì 1: Cấutạo khớp vai:

Khớp vai là một trong những khớp lớn và phức tạp nhất trong cơ thể. Khớp vai là cấu tạo của nhiều bộ phận, cơ để cung cấp phạm vi chuyển động cho vai, cánh tay và một số bộ phận khác trên cơ thể. Tìm hiểu một số thông tin về giải phẫu khớp vai và chức năng của khớp để có cách chăm sóc, “bảodưỡng” và bảo vệ đúng đắn.

Xương quanh vai:

Xương xung quanh vai bao gồm:

  • Xương cánh tay (Humerus) là xương lớn nhất của khớp vai, đầu xương có dạng tròn giống như quả bóng để kết nối với phần lõm vào ở xương bả vai.
  • Xương bả vai (Scapula) là xương có hình tam giác có tác dụng kết nối xương đòn với các bộ phận phía trước của cơ thể.
  • Xương đòn (Clavicle) kéo dài qua phía trước vai từ xương ức đến xương cánh tay. Xương có tác dụng ổn định cách chuyển động của vai.

Mối nối của các xương chính này kết nối với xương ngực (xươngức) tạo thành 3 khớp chính như sau:

Khớp Acromioclavicular được tạo thành từ xương bả vai và xương đòn. Đây là điểm cao nhất của vai phục vụ hoạt động  của cánh tay, giúp nâng tay cao qua khỏi đầu.

Khớp Glenohumeral được tạo thành bởi xương cánh tay và xương bả vai. Khớp cho phép cánh tay xoay tròn và di chuyển lên xuống dọc theo cơ thể một cách nhịp nhàng.  Khớp  được bao quanh  bởi các mô mềm và được cố định bởi các dây chằng.

Khớp xương ức (Sternoclavicular joint): nằm ở trung tâm ngực và là nơi kết nối giữa xương đòn và xương ức. Khớp cho phép xương đòn di chuyển và hỗ trợ sự các hoạt động thể chất khác.

Cấu trúc cơ:

Các cơ tại khớp vai bao gồm:

  • Cơ delta: cơ đi từ gai vai, 1/3 ngoài xương đòn tới ấn delta ở xựơng cánh tay. Cơ này có tác dụng nâng vai, giang cánh tay, xoay cánh tay vào trong hay ra ngoài.
  • Cơ ngực to, cơ lưng to, cơ tròn to: cơ đi từ ngực hoặc lưng tới hai mép của rãnh cơ nhị đầu xương cánh tay giúp khép và xoay cánh tay vào trong.
  • Cơ nhị đầu: gồm có hai bó; bó ngắn đi từ mỏm quạ; bó dài đi từ diện trên ổ chảo đi qua rãnh nhị đầu và hợp với bó ngắn bám tận vào lồi củ xương quay, có tác dụng gấp cẳng tay vào cánh tay.
  • Cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn nhỏ: tất cả đi từ hố trên gai, hố dưới gai, cạnh ngoài xương bả vai tới mấu chuyển lốn xương cánh tay, có tác dụng xoay cánh tay ra ngoài.
  • Cơ dưới bả vai: cơ này đi từ mặt trước xương bả vai tới mấu động nhỏ, có tác dụng xoay cánh tay vào trong.
  • Mũ của các cơ quay (Rotato Cuff) do gân của các cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn nhỏ, cơ dưới vai hợp thành. Mũ của các cơ quay (rotato cuff) bao bọc chỏm xương cánh tay nên rất hay bị tổn thương.

Cấu trúc dây chằng:

Hệthốngdâychằngkhớpvaigồmcó:

  • Dây chằng ổ chảo — cánh tay: đitừ ổ chảo đến đầu trên xương cánh tay gồm có các dây dưới, giữa, trên.
  • Dây chẳng cùng — quạ: đi từ mỏm cùng tới mỏm quạ.
  • Dây chằng quạ — đòn:đi từ mỏm quạ đến xương đòn.
  • Dây chằng quạ — cánh tay:đi từ mỏm quạ đến đầu trên xương cánh tay.
  • Bao khớp đi từ gò ổ chảo đến cổ giải phẫu (đường nối giữa mấu động lớn và mấu động nhỏ của xương cánh tay).

Cấu trúc hệ thốnmg ạch máu và thần kinh khớp vai 

Các mạch máu và thần kinh của khớp vai được nuôi dưỡng bởi các ngành bên và ngành tận của bó mạch, thần kinh cánh tay. Ngoài ra, vùng khớp vai còn liên quan đến các rễ thần kinh ở vùng cổ, ngực và các hạch giao cảm cổ. Tại đây có các đường phản xạ ngắn, vì vậy khi có một tổn thương các đốt sống sổ, ngực thì đều có thể kích thích gây biếu hiện ở khớp vai.

 

Chức năng chính của khớp vai:

Khớp vai là một khớp quan trọng và tham gia nhiều vào các hoạt động của cơ thể. Vì hầu hết các cử động đều có liên quan đến vùng vai, dù ít hay nhiều. Dưới đây là chức năng của khớp vai bạn nên biết:

  • Chức năng chính: giúp cơ thể thực hiện các động tác rất lớn như đưa tayra trước, ra sau, lên trên, dang tay, xoay trong, xoay ngoài.
  • Chức năng phụ: nâng đỡ cánh tay.

Tầm vận động bình thường của khớp vai: 

Khi chúng ta hiểu được tầm vận động bình thường của khớp vai rồi, thì tự kiểm tra lại vận động của khớp vai, bạn sẽ đánh giá được khớp vai có bình thường hay không, điều này là hết sức quan trọng trên con đường trỏe thành thầy thuốc của chính mình.

 

 

- Động tác dang đứng ngang : tầm hoạt động 180 độ

- Động tác áp ngang:  Tầm hoạt động 45 độ

- Động tác nằm ngang:  Tầm hoạt động 130 độ

- Động tác dang nằm ngang:  Tầm hoạt động 45 độ

- Động tác gập: Tầm hoạt động 180 độ

- Động tác duỗi: Tầm hoạt động 160 độ

 

 

 

 

 

Kì 2: Viêm - thoái hóa khớp vai

Quan điểm hiện nay cho rằng viêm khớp bao gồm không chỉ các sụn khớp mà những thay đổi bệnh lí xảy ra trong toàn bộ cấu trúc của khớp: Xương dưới sụn, bao hoạt dịch khớp, hoạt dịch và các mô liên kết khác. Ngoài ra, nhiều bằng chứng cho thấy có sự tham gia của yếu tố gây viêm phóng thích vào khớp. Vì thế, từ “thoái hóa khớp” không phản ánh được đầy đủ nên dùng thuật ngữ “viêm khớp”, chúng tôi xin tạm dùng thuật ngữ “ viêm – thoái hóa khớp vai”.

Khớp vai có cấu trúc khá phức tạp với 5 khớp nhỏ cùng hệ thống gân cơ, dây chằng xung quanh.

Viêm - Thoái hóa khớp vai là tình trạng phần sụn bao bọc giữa các đầu xương tạo nên khớp vai đã bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh thường gặp phải những cơn đau nhưc, cứng khớp, hạn chế khả năng cử động của khi vực khớp vai.

Khi khớp vai bị viêm - thoái hóa sẽ rất dễ gây ra tình trạng khô chất dịch trong khớp. Đồng thời, khớp vai thường xuyên bị sưng, đau, nóng đỏ. Phần sụn, xương dưới sụn, gân - cơ - dây chằng , màng hoạt dịch cũng bị tổn thương nghiêm trọng khi mắc phải bệnh này,

KHớp vai có mối liên hệ chặt chẽ với phần lưng trên và dây thần kinh cổ, lại chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoạt động của cánh tay. Bởi vậy, viêm - thoái hóa khớp vai sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến chức năng chuyển động của cánh tay, gây hạn chế vấn động. Trường hớp viêm - thoái hóa khớp vai tiến triển nặng hơn và không được điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng sang vôi hóa khớp vai, dính cứng khớp vai, hỏng khớp vai, thậm chí tê liệt cổ vai và cánh tay.

 

Nguyên nhân viêm – thoái hóa khớp vai

Bệnh có thể xuất hiện do các yếu tố nội nhân và ngoại nhân tác động. Thông thường, căn bệnh này sẽ xảy ra do một vài nguyên nhân kết hợp, cụ thể như:

  • Tính chất công việc: Bị viêm - thoái hóa khớp vai có thể do một số nghề nghiệp có tính chất nặng nhọc hoặc phải thực hiện các hoạt động cánh tay, khớp vai liên tục, lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Từ đó khiến sụn khớp bị ăn mòn, làm lộ phần xương dưới sụn và gây đau đớn vùng khớp vai. Đối tượng phổ biến có thể kể đến như công nhân làm việc theo dây chuyền, nông dân, lao động chân tay, dân văn phòng, 

 

  • Thiếu sự tập luyện các bài tập cho khớp vai, hoặc tập luyện quá sức, không đúng phương pháp hoặc tập luyện mà không khởi động kỹ khớp vai. Với Người cao tuổi hay mắc phải nguyên nhân này (Sẽ có kì riêng viết về vấn đề này).

 

  • Nguyên nhân viêm - thoái hóa khớp vai do tuổi tác: Lão hóa sinh học là hiện tượng tất yếu mà con người phải đối mặt. Tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng mạnh mẽ, nhất là đối với vùng khớp phải xoay chuyển, vận động nhiều như khớp vai.

 

  • Chấn thương: Té ngã, va đập mạnh, tai nạn… có thể gây thoái hóa khớp vai do khớp vai lúc này trở nên lỏng lẻo, bào mòn sụn khớp, độ bền và sự linh hoạt của khớp vai bị ảnh hưởng. Ngay cả khi hồi phục, bệnh nhân cũng dễ dàng bị bệnh “hỏi thăm” hơn người bình thường.

 

  • Do thói quen sinh hoạt: Thông thường, thói quen ngủ sai tư thế, ngồi vẹo vai, mang vác bằng cổ vai… có thể khiến bệnh nhân gặp phải phải các cơn đau khớp vai cơ học. Về lâu về dài, khớp vai sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến viêm nhiễm và thoái hóa.

 

  • Thiếu chất: viêm - Thoái hóa khớp vai có thể xảy ra do chế độ ăn uống thiếu khoa học, không đủ chất dinh dưỡng, thiếu những dưỡng chất cho khớp, làm ảnh hưởng đến khớp vai, nhất là khi bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều bia rượu và thuốc lá.

 

  • Ngoài ra khớp vai có liên quan nhiều đến các rễ thần kinh vùng cổ và phần trên của lưng, liên quan đến các hạch giao cảm cổ. Khi có tổn thương vùng đốt sống cổ, vùng trung thất, hay lồng ngực đều có thể gây ra các triệu chứng ở khớp vai như: viêm gân, viêm co thắt bao khớp gây đau và hạn chế vận động khớp vai.

 

  • Nội tiết: Thiếu hormon ở nữ chính là một trong những yếu tố gây nên tình trạng này.

 

Các biểu hiện báo hiệu bị viêm – thoái hóa khớp vai

Đây là căn bệnh thường tiến triển từ từ với những triệu chứng mờ nhạt và không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với cơn đau cơ học. Để phát hiện sớm, bệnh nhân nên chú ý một số dấu hiệu sau:

  • Khớp bị sưng đỏ: Khi bị viêm - thoái hóa khớp vai sẽ khiến vị trí các khớp có cảm giác nóng ấm, sưng nề, đôi lúc ảnh hưởng đến cả cánh tay, cổ và gáy, khi dùng tay ấn mạnh có cảm giác đau.
  • Đau nhức tại khớp vai: Cơn đau khớp vai xuất hiện nhiều khi người bệnh vận động mạnh, đêm ngủ hoặc buổi sáng thức dậy. Càng về sau, triệu chứng bệnh viêm - thoái hóa khớp vai này sẽ càng nặng thêm, đôi khi không rõ nguyên nhân.
  • Cứng khớp vai: Cảm giác cứng khớp vai thường đi kèm với biểu hiện đau khớp. Phần khớp cảm giác cứng nhắc, khó cử động, xem trên hình ảnh X-quang thấy xương bả vai và cánh tay thưa nhau hơn so với bình thường.
  • Hạn chế vận động: Triệu chứng viêm - thoái hóa khớp vai thể hiện rõ ràng nhất là hạn chế các vận động, những động tác như xoay cánh tay, đưa tay lên cao hoặc với cánh tay… gặp nhiều khó khăn do triệu chứng cứng và đau ở khớp bả vai.(Bạn nên đọc lại kỳ 1 để biết được thế nào là vận động khớp vai bình thường)

Khớp bị sưng tấy biến dạng: Các khớp bị đau có thể bị sưng tấy hoặc thậm chí biến dạng. Đồng thời, các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi

 

Kì 3: Viêm - thoái hóa khớp vai: Điều trị.

Khi nào phải gặp bác sĩ ngay

Một số dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám bác sĩ bao gồm:

  • Không có khả năng mang vác hoặc sử dụng cánh tay.
  • Một chấn thương gây biến dạng khớp.
  • Đau ở vai xảy ra vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi.
  • Đau vai kéo dài sau vài ngày.
  • Không có khả năng nâng cánh tay.
  • Sưng hoặc bầm tím đáng kể xung quanh khớp hoặc cánh tay.
  • Dấu hiệu viêm bao gồm sốt, nóng, đỏ da.
  • Bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác đi kèm với đau vai như đau bụng hoặc khó thở.

Điều trị viêm-  thoái hóa khớp vai.

Thoái hóa khớp nói chung và khớp vai nói riêng tiến triển từ từ và dần dần nặng hơn, chưa có cách điều trị hết hẳn.

Vì thế mục tiêu của điều trị là giảm đau và cải thiện tình trạng chức năng khớp vai.

Điều trị phải kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc: luyện tập hợp lý, vật lý trị liệu, tập phục hồi chức năng vận động khớp vai, phương pháp châm cứu và dùng thuốc YHCT, chườm nóng hoặc lạnh…

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bao gồm tuổi tác, hoạt động và nghề nghiệp, sức khỏe tổng thể, tiền sử y tế, khớp bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Tùy mức độ nặng nhẹ mà có phương pháp điều trị phù hợp. Nhưng chúng ta luôn phải tăng cường chức năng chủ cốt của tạng thận.

 1. Phương pháp điều trị không dùng thuốc.

- Luyện tập thể thao hợp lý.

Tập luyện còn làm tăng độ bền và tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, làm cho khớp ổn định hơn. Tập luyện để hồi phục khớp vai là ưu tiên tập những động tác xoay khớp vai nhưng phải xoay vận động từ từ để giảm sự hao mòn tổn thương ổ khớp. Phương pháp tập luyện được khuyến cáo là: động tác xoay vai trong tập bài Dưỡng sinh Kinh lạc… Tránh các hoạt động làm tăng đau khớp, chẳng hạn như đập bóng chuyền, đập cầu lông hoặc các động tác vận động mạnh cánh tay. Khi tập mà cảm thấy đau khớp thì dừng lại. Đau kéo dài nhiều giờ sau khi tập thể dục có nghĩa là đã tập quá trớn. Nhưng không có nghĩa là nên ngừng tập luyện hoàn toàn mà chúng ta giảm cường độ hoặc đổi phương pháp tập luyện (nếu phương pháp sai).

Lưu ý:

+ Phải khởi động thật kỹ các khớp đặc biệt khớp vai khi tập luyện. Khởiđộng khớp vai sẽ giúp cho khớp chuyển từ trạng thái “tĩnh” sang trạng thái “động” tốt. Chất nhờn dịch khớp sẽ được tiết ra nhiều hơn. Hiện nay vấn đề khởi động kỹ các khớp trước khi tập luyện là rất ít người cao tuổi quan tâm. Chúng ta phải thay đổi thói quen có hại cho khớp trước khi tập luyện (hướng dẫn kỹ vấn đề tập luyện tại kỳ sau).

- Bổ sung thêm các chất cần thiết cho quá trình tổng hợp sụn, xương và dịch khớp như: canxi hữu cơ, collagen typ II, Glucosamine và Chondroitin ….

- Vật lý trị liệu: Trong vật lý trị liệu có những phương pháp điều trị giảm đau và sưng khớp rất hiệu quả. Khi bạn bị đau, sưng khớp vai thì bạn nên ưu tiên điều trịbằng phương pháp vật lý trị liệu.

- Tập vận động, phục hồi chức năng cho khớp vai (đối với mỗi bác sỹ có một phương pháptập vận động, phục hồi chức năng riêng của mình nhưng dù tập theo cách nào thì kết quả cầnđạt được là: bệnh nhân phải đỡ đau, chức năng vận động của khớp vai phải được phục hồi).

- Châm cứu: có tác dụng trong điều trị viêm (thoái hóa) khớp vai. Nhưng phương

pháp này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của thầy thuốc châm cứu. Vì vậy nên nhờ thầy thuốc có uy tín điều trị

2. Điều trị dùng thuốc:

- Bài thuốc Y học cổ truyền: Phương pháp chữa nhằm: lưu thông khí huyết, đưa tà

khí ra ngoài, bổ khí huyết và bổ can thận, mạnh gân xương để giảm đau và chống

tái phát.

Trong kho tàng YHCT còn lưu truyền và sử dụng rộng rãi nhiều bài thuốc trong

điều trị bệnh thoái hóa khớp vai. Trong đó, có những vị thuốc thường được chỉ định nhất, cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng tốtvà không có tác dụng phụ như: Khương Hoạt, Phòng Phong, Đỗ Trọng, Tang Chi …

- Một số loại thảo dược có tác dụng giảm đau giảm viêm tốt như vỏ cây liễu trắng.

Vỏ cây liễu đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở châu Âu như một loại thuốc giảm đau. Các thành phần hoạt chất từ vỏ cây liễu được gọi là salicin. Salicin trongvỏ cây liễu chuyển thành axit salicylic. Nó có tác dụng giảm đau giảm viêm như thuốc aspirin nhưng không gây tác dụng phụ như thuốc aspirin.

- Trên thị trường có nhiều loại sản phẩm có cao liễu trắng để tăng hiệu quả trong điều trị viêm thoái hóa khớp nói chung và khớp vai nói riêng như: Dưỡng khớp ngũ lão, Viên khớp ngũ lão …

- Tất cả các thuốc tây y dùng điều trị bệnh đều có tác dụng phụ không mong muốnkèm theo. Đặc biệt là thuốc điều trị bệnh xương khớp, nên chúng tôi thường khuyên bệnh nhân nếu sau một đợt điều trị kéo dài 10 - 20 ngày liên tục bằng phương pháp vật lý tri liệu phục hồi chức năng hoặc Y học cổ truyền mà triệu chứng không cải thiện thì có thể kết hợp điều trị thuốc tây do bác sĩ chỉ định

 

3. Tự điều trị tại nhà (phối hợp với phác đồ của thầy thuốc)

- Chườm nóng và lạnh có thể làm giảm đau ở khớp. Nhiệt làm giảm độ cứng khớp và lạnh làm giảm co thắt cơ, giảm đau. Có thể sao nóng một số loại lá rồi chườm ấm vùng đau như:

Bài 1: Rang nóng muối biển hạt to. Gừng tươi rửa sạch để cả vỏ giã nát. Cho hai thứ trên vào giữa nắm lá ngải tươi, dùng khăn vải gói lại và chườm vào những vị trí đau. Lưu ý: luôn để túi thuốc tiếp xúc với mặt da, nếu nóng di chuyển sang vị trí khác, không nhấc lên khỏi mặt da.

Bài 2: Lá trầu không già (chưa vàng) hơ trên ngọn lửa đèn dầu rồi đắp lên vùng bị sưng đau ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 5- 9 lá…

Hiện tại trên thị trường có một số thiết bị chườm ấm kết hợp với thảo dược có hiệu quả hỗ trợ giảm đau, cứng khớp, có điều kiện thì nên dùng.

- Có thể dùng một số loại cao, dầu xoa bóp thảo dược để hỗ trợ thêm giảm đau, giảm viêm như: dầu xoa bóp An Phúc Bình (dầu xoa này còn uống được để chữa đau bụng do lạnh nên dùng ngoài da sẽ rất an toàn). Nhưng không được dùng quá liều theo chỉ định của nhà sản xuất hoặc thầy thuốc.

d.Lời khuyên tự luyện tập chữa viêm – thoái hóa khớp vai an toàn

Viêm – thoái hóa khớp vai thường ảnh hướng đến việc vận động của cánh tay. Do đó, việc điều trị hiệu quả để cho ổn định tình trạng viêm – thoái hóa khớp vai, cũng như cánh tay hoạt động theo đúng sinh lý bình thường, là hết sức quan trọng. Để điều trị hiệu quả, ngoài việc sử dụng thuốc, châm cứu, xoa bóp, điện xung, siêu âm trị liệu…thì việc kết hợp với tập luyện vận động  khớp vai là hết sức cần thiết.

Mục đích của việc tập luyện khớp vai là góp phần vào việc phục hồi khớp vai, trả lại biên độ hoạt động bình thường của cánh tay. Khớp vai là khớp có cấu tạo giúp cho cánh tay có thể xoay tròn , cho nên các bài tập của khớp vai mục đích giúp cho cánh tay vận động xoay tròn xung quanh vai trở lại. Có nhiều bài tập và phương pháp vận động khớp vai nhưng chúng tôi xin được giới thiệu ở đây một số phương pháp tập luyện mà trong thời gian qua chúng tôi đã giới thiệu cho cộng đồng và những bệnh nhân đến phòng khám Sao Đại Việt. Rất nhiều người thông qua phương pháp tập luyện đó đã đạt được những hiệu quả rất tốt trong vấn đề điều trị viêm – thoái hóa khớp vai của mình.

Tuy nhiên nếu bạn tập luyện không đúng như chỉ dẫn thì sẽ làm cho tình trạng viêm – thoái hóa khớp vai của mình trầm trọng thêm. Bạn nên nhớ rằng: trong một buổi tập, đầu tiên phải thực hiện các động tác chậm rồi mới từ từ nâng dần cường độ và biên độ vận động của khớp vai, để cho khớp vai thích nghi từ trạng thái “tĩnh” sang trạng thái “động”; cũng như phải kết hợp với hơi thở chậm, sâu.

Khi thực hiện các bài tập lần đầu tiên, bạn có thể bị căng ở vai. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau tăng lên chứng tỏ bạn đã tập quá mức hoặc sai phương pháp, hãy giảm cường độ tập luyện, tạm nghỉ ngơi và hỏi chuyên gia đã hướng dẫn bạn. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài và không giảm thì phải đi khám ngay. Cũng như trong quá trình tập luyện, nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy mạnh dạn trao đổi với chuyên gia đã hướng dẫn bạn.

 

4. Các bài tập phòng ngừa, chữa viêm – thoái hóa khớp vai

Bài tập xoay xương bả vai

Xoay bả vai có thể làm giãn khớp, cơ, dây chằng ở vai. Điều này làm tăng phạm vi chuyển động và sự linh hoạt ở vai. Thực hiện bài tập chữa viêm – thoái hóa khớp vai này như sau:

  • Đứng thẳng người với hai cánh tay để dọc theo cơ thể.
  • Nâng vai hướng lên trên và giữ yên trong 5 giây.
  • Xoay từ từ xương bả ra phía sau, dùng  lực ép hai xương bả vai lại gần nhau và giữ yên trong 5 giây.
  • Tiếp tục xoay hạ xương bả vai xuống phía dưới và giữ yên trong 5 giây.
  • Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng mà người bệnh tự quyết định số lần tập.

Động tác khởi động khớp vai trong bài tập Dưỡng sinh Kinh lạc

- Chuẩn bị: hai chân đứng rộng bằng vai, người đứng thẳng, tay đặt lên vai.

- Động tác xoay khớp vai thuận:

+ Nhịp 1: đưa cánh tay về phía trước ngực, hai khuỷu tay chạm vào nhau.

+ Nhịp 2: xoay cánh tay từ vị trí trước ngực sâu về phía sau, vượt qua điểm đau một chút thì dừng lại hoặc hết biên độ vận động của tay, khép nách.

+ Nhịp 3: xoay từ phía sau lên ngang vai.

+ Nhịp 4: xoay cánh tay từ ngang vai lên phía trên càng cao càng tốt, vượt qua điểm đau một chút hoặc hêt biên độ (khuỷu tay hướng lên trời).

+ Nhịp 5: xoay cánh tay từ trên xuống, về phía trước ngực, hai khuỷu tay chạm vào nhau như nhịp 1.

+ Nhịp 6, 7, 8 như nhịp 2, 3, 4 (Kết thúc một vòng xoay vai thuận).

- Động tác xoay khớp vai ngược:

+ Nhịp 1: đưa cánh tay về phía trước ngực, hai khuỷu tay chạm vào nhau.

+ Nhịp 2:  xoay đẩy khuỷu tay từ phía trước ngực lên trên cao, vượt qua điểm đau một chút hoặc hết biên độ (khuỷu tay hướng lên trời).

+ Nhịp 3: xoay mở rộng khớp vai sang ngang.

+ Nhịp 4: xoay cánh tay về phía sau vượt qua điểm đau một chút hoặc hết biên độ thì hạ cánh tay xuống, khép nách.

+ Nhịp 5: xoay đưa khuỷu tay về phía trước ngực, hai khuỷu tay chạm vào nhau.

+ Nhịp 6, 7, 8 như nhịp 2, 3, 4 (Kết thúc vòng xoay vai ngược).

- Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng mà người bệnh tự quyết định số vòng xoay thuận, số vòng xoay ngược.

Các kỳ trước chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo của cánh tay và chứng tê bì bàn tay. Kỳ 5 này, chúng ta cùng tìm hiểu về chứng đau các ngón tay.

BS Đỗ Nam Khánh 

Kì 5: Chứng đau các ngón tay.

Đau các ngón tay là chứng bệnh rất hay gặp ở Người cao tuổi. Người trẻ tuổi đôi khi cũng có đôi lần bị đau. Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn giúp cho các bạn có kiến thức và cái nhìn khái quát về chứng bệnh này. Từ đó, tự quyết định nên đi khám hay tự điều trị, kẻo tiền mất, tật mang.

Về cấu tạo của bàn tay, các bạn nên đọc lại tại kỳ 1 của chuyên đề này.

  1. Hoàn cảnh xuất hiện:

Trong việc thăm khám và chuẩn đoán, thì các bác sĩ như chúng tôi luôn coi trọng việc hỏi bệnh nhân hoàn cảnh xuất hiện chứng đau tay. Từ hoàn cảnh xuất hiện sẽ giúp gợi ý cho bác sĩ nghĩ đến nguyên nhân gây nên và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Ví dụ:

-        Nếu cơn đau các ngón tay xuất hiện ngay sau chấn thương, kèm theo có sưng thì mức độ nghiêm trọng phải đi khám ngay.

-        Nếu cơn đau các ngón tay xuất hiện sau một khoảng thời gian sau khi bị chấn thương, mức độ ít nghiêm trọng hơn nhưng cũng cần phải đi khám ngay.

-        Nếu cơn đau các ngón tay xuất hiện vào buổi sáng dậy, kết hợp có sưng, kèm theo đó là ngày hôm trước ăn thức ăn quá nhiều đạm động vật. Như vậy có thể nghĩ đến bị Gút (hiện nay có nhiều phụ nữ cũng bị mắc chứng này chứ không chỉ có đàn ông). Phải đi khám ngay, vì việc chuẩn đoán và điều trị phải là do bác sĩ đưa ra.

-        Nếu cơn đau các ngón tay xuất hiện vào buổi sáng nhưng các ngón tay không sưng, kèm theo có hiện tượng cứng các khớp ngón tay thì khả năng dễ bị thoát hóa các khớp ngón tay…

Như vậy, bạn phải nhớ được hoàn cảnh xuất hiện cơn đau.Có như vậy bạn mới giúp cho bác sĩ của bạn dễ dàng hơn trong việc chuẩn đoán.

  1. Những nguyên nhân thường dẫn đến chứng đau các ngón tay của bạn:

Các nguyên nhân có thể gây đau ngón tay theo Y học hiện đại bao gồm: viêm thoái khớp, viêm gân chấn thương,  nhiễm trùng và nang bao hoạt dịch. Để xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh cần đi khám bác sĩ kết hợp với làm các xét nghiệm.

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân chủ yếu yếu gây viêm đau khớp ngón tay là do thận can suy yếu, khí huyết kém lưu thông, cơ thể bị phong, hàn, thấp nhiệt và nhiệt độc xâm nhập. Để đẩy lùi tình trạng đau nhức, phục hồi vận động sụn khớp cần giải quyết các căn nguyên gây bệnh kể trên.

  1. Khi nào nên đi khám bác sĩ

- Khi cơn đau xuất hiện kèm theo với dấu hiệu sưng thì phải đi khám ngay.

- Khi cơn đau ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày hoặc công việc, bạn cũng cần đi khám để điều trị kịp thời. Điều quan trọng là phải đi khám kịp thời khi nghi ngờ gãy xương, trật khớp (sau chấn thương) và nhiễm trùng vết thương.

Để chẩn đoán nguyên nhân đau ngón tay, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh và khám thực thể ngón tay bị đau. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu để giúp chẩn đoán chính xác.

  1. Chăm sóc sức khỏe bàn tay dự phòng chứng đau các ngón tay.

-Phụ nữ khi sinh nên kiêng sờ nước nóng, nước lạnh (dùng nước ấm) trong thời gian ở cữ (3 tháng trong khi sinh).

- Với người trung và cao tuổi để hạn chế thoái hóa khớp thì nên bổ xung các chất glucosamine, chondroitin, collagen type 2. Những chất này sẽ giúp tái tạo lại sụn khớp. Còn tăng cường chức năng của xương nói chung và xương bàn tay nói riêng thì cần phải bổ xung canxi hữu cơ. Hoặc dùng thêm sữa giàu canxi.Với Người cao tuổi, khi dùng sữa thì nên dùng loại sữa ít ngọt để tránh làm tăng đường huyết.Sữa Milk CoDoCa là một loại sữa như thế, giàu canxi, dùng tốt cho cả bệnh nhân đái tháo đường.lại có thành phần Vitamin  D, K2 giúp tăng cường hấp thu canxi vào xương cộng với thành phần sữa non giúp tăng sức đề kháng cho người dùng.

- Luôn tập luyện vận động, xoa bóp các ngón tay. Bạn có thể tập bài tập sau:  dùng các ngón tay của bàn tay phải cầm chặt lấy ngón tay cái của bàn tay  trái sau đó vuốt kéo mạnh ra. Làm lần lượt hết các ngón tay, của cả hai bàn tay. Mỗi ngón tay từ 20 – 30 lần vuốt kéo như vậy. Nó sẽ giúp cho thông kinh mạch ở các ngón tay cũng như máu nuôi dưỡng cho ngón tay tốt hơn.

- Có một thói quen không tốt là bạn hay bẻ các khớp đốt ngón tay để cho kêu. Hành động này sẽ gây tổn hại đến khớp.Vì vậy không nên làm nữa.

- Nếu bạn được bác sĩ chẩn đoán đau các ngón tay do thoái hóa, thì nên chườm ngải cứu để hỗ trợ giảm đau. Chúng tôi đã hướng dẫn ở kỳ trước, xin nhắc lại để thuận tiện cho bạn. Cách làm: Rang thật nóng muối biển hạt to. Gừng tươi rửa sạch để cả vỏ giã nát. Cho hai thứ trên vào giữa nắm lá ngải tươi, dùng khăn vải gói lại và chườm vào từ vùng cổ tay xuôi dọc xuống bàn tay, ngón tay. Nhất là những vị trí đau trên ngón tay. Lưu ý: luôn để túi thuốc tiếp xúc với mặt da, nếu nóng di chuyển sang vị trí khác, không nhấc lên khỏi mặt da. Khi nguội ta lại rang muối làm lại. Hoặc chườm lá trầu không. Cách làm: lấy lá trầu không già (chưa vàng) hơ trên ngọn lửa đèn dầu rồi đắp lên vùng bị sưng đau ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 5- 9 lá…(còn tiếp).

Các kỳ trước chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo của cánh tay và chứng tê bì bàn tay. Kỳ 5 và kỳ 6 này, chúng ta cùng tìm hiểu về chứng đau các ngón tay.

 

BS Đỗ Nam Khánh  

Kì 6: Các bệnh thường gặp gây ra chứng đau ngón tay và cách điều trị

  1. Viêm – thoát hóa khớp bàn ngón tay.

Đây là bệnh lý khớp phổ biến nhất ở bàn tay. Nó xảy ra khi sụn bảo vệ các đầu xương bị mòn. Nó có thể gây ra:

  • Đau tặng lên khi vận động.
  • Sưng nề, nóng, đỏ vùng da (khi có triệu chứng này chắc chắn bị viêm khớp, nếu chỉ thoái hóa đơn thuần sẽ không có hiện tượng này).
  • Cứng khớp và giảm tầm vận động, nhất là vào buổi sáng khi thức dậy.
  • Cục xương gần khớp ngón tay

Thoái hóa khớp thường phát triển từ từ và có thể nặng lên theo thời gian. Bệnh phổ biến hơn ở người cao tuổi.

Điều trị

Trong đợt đang bị đau cấp, phối hợp điều trị giữa Vật lý trị liệu và Y học cổ truyển sẽ đem lại kết quả điều trị tốt. Trong Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc vị thuốc  điều trị giảm đau, giảm sưng hiệu quả tốt. Trong trường hợp này, tại phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Sao Đại Việt chúng tôi thường cho bệnh nhân dùng những sản phẩm: Viêm khớp Ngũ lão hoặc Salix hoặc Viên Xương khớp Tuệ Tâm. Những sản phẩm này đều là bài thuốc Y học cổ truyền được chiết xuất dưới dạng viên nang nên tiện sử dụng, chi phí người bệnh bỏ ra ít so với việc cắt thuốc.

2.Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh bao phủ trong khớp, dẫn đến đau, sưng, biến dạng và cứng khớp.

Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến cổ tay và ngón tay, đặc biệt là khớp giữa của ngón tay, nhưng bệnh cũng có thể biểu hiện ở các bộ phận khác của cơ thể.

Các triệu chứng khác của viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:

  • cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1h, khớp nóng hoặc nề khi sờ.

. Bệnh thường diễn biến đối xứng hai bên bàn tay.

  • khớp biến dạng có thể gây cong ngón tay
  • tê và cảm giác kiến bò ở ngón tay…

Viêm khớp dạng thấp rất dễ nhầm với viêm thoái hóa khớp. Cần phải làm các xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm máu để phân biệt.

Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp còn chưa rõ, nhưng bệnh phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới và đôi khi có thể diễn ra trong gia đình.

Điều trị

Những người có triệu chứng viêm khớp dạng thấp nên đi khám bác sĩ. Không có cách chữa khỏi căn bệnh này, vì vậy mục đích của điều trị là làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp.

Các lựa chọn điều trị cho viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • thuốc chống viêm.
  • thuốc ức chế miễn dịch.
  • liệu pháp vật lý trị liệu.
  • các liệu pháp bổ sung như yoga, xoa bóp và châm cứu.
  • Kết hợp dùng thuốc Y học Cổ truyền để hiệu quả tốt hơn. Nhưng phải tìm được thầy thuốc có uy tín và kinh nghiệm trong điều trị chứng bệnh này.

3.Ngón tay cò súng

Ngón tay cò súng là tên gọi chung cho một tình trạng mà các bác sĩ gọi là viêm hẹp bao gân gấp (stenosing tenosynovitis).Tình trạng này có thể xảy ra khi bao gân ở gốc ngón tay bị viêm, khiến ngón tay bị cứng hoặc bật ra khi cố cử động nó.

Các triệu chứng của ngón tay cò súng có thể bao gồm:

  • đau và sưng ở gốc ngón tay.
  • khó gấp hoặc duỗi thẳng ngón tay.
  • cảm giác bị khóa hoặc bị kẹt cố gắng cử động ngón tay.
  • cứng ngón tay.

Các triệu chứng của ngón tay cò súng có thể nặng hơn sau thời gian dài ngón tay không hoạt động như: sáng ngủ dậy…

Nguyên nhân gây ngón tay cò súng còn chưa được hiểu rõ, nhưng chấn thương bàn tay và một số bệnh lý như đái tháo đường và viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này.

Điều trị

Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu  kết hợp với chườm, đắp, ngâm thuốc Y học cổ truyền có hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên phải lựa chọn điều trị thầy thuốc có kinh nghiệm, uy tín.

Trong các trường hợp nặng, nếu các phương pháp điều trị khác không thành công, người bệnh có thể cần phẫu thuật để giải phóng bao gân.

4.Nang bao hoạt dịch

Nang bao hoạt dịch là những khối chứa đầy dịch có thể hình thành ở gần khớp hoặc gân ở cổ tay và bàn tay, chẳng hạn như ở gốc ngón tay. Những khối này có thể khác nhau về kích thước và có thể sờ thấy mềm hoặc chắc.

Nang bao hoạt dịch thường vô hại, nhưng có thể gây đau hoặc cảm giác kiến bò ở một số người.

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra nang bao hoạt dịch, nhưng nó có thể hình thành ở mọi lứa tuổi.

Điều trị

Nang bao hoạt dịch thường tự hết và việc điều trị nói chung chỉ cần thiết nếu nang gây đau hoặc làm giảm khả năng vận động của ngón tay.

Nếu nang bao hoạt dịch gây ra vấn đề, bác sĩ có thể đề nghị:

  • dẫn lưu nang bằng thủ thuật chọc hút
  • phẫu thuật cắt bỏ nang

5.Nhiễm trùng

Các vết đứt và vết thương trên bàn tay hoặc ngón tay đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng.Các triệu chứng của nhiễm trùng ngón tay có thể bao gồm: Sưng, nóng, đỏ vùng da, vị trí bị nhiễm trùng, kèm theo với đau. Có thể có mủ hoặc dịch tiết từ vết đứt hoặc vết thương.

Điều trị

Khi chúng ta bị vết thương rách da, phải rửa sạch chúng dưới dòng, tia nước sạch. (Vd: lấy chai nước muối sinh lý bóp chảy nước thành tia để rửa vết thương, hoặc vặn vòi nước sạch để rửa, hoặc lấy cốc múc nước sạch dội vào vết thương để rửa). Cách rửa này giúp cho chất bẩn, vi khuẩn dưới áp lực của dòng nước được đẩy ra ngoài.Rửa sạch và băng đúng cách mọi vết đứt và vết thương có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nếu vết thương sâu và rộng nên đi khám bác sĩ ngay. Có nhiều trường hợp chỉ bị vết thương nhẹ nhưng lại bị nhiễm vi khuẩn uốn ván, không tiêm phòng uốn ván. Kết quả mấy ngày sau bị bệnh uốn ván. Nên theo tôi, bạn không nên chủ quan. Khi bị vết thươngnên đến cơ sở y tế hoặc gọi điện cho bác sĩ xin ý kiến xử trí.

Nếu nghi ngờ ngón tay bị nhiễm trùng, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Nếu không điều trị, nhiễm trùng đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như hình thành ổ áp xe hoặc thậm chí nhiễm trùng huyết.Điều trị phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

6.Gút (hiếm gặp). Bệnh này sẽ trình bày ở chuyên đề sau.

 

 

Các kỳ trước chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo của cánh tay, chứng tê bì bàn tay và chứng đau các ngón tay. Kỳ này chúng ta tìm hiểu về chứng run tay.

BS Đỗ Nam Khánh – Phòng khám YHCT Sao Đại Việt 

Kì 7: Chứng run tay.

Run tay là một chuyển động nhịp nhàng nhưng không chủ ý, không kiểm soát được ở bàn tay hoặc ở cả cánh tay. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều thường xảy ra ở Người cao tuổi.

Run tay được chia thành hai loại: Run khi nghỉ ngơi và run khi hoạt động.

Chứng run tay khi nghỉ ngơi là khi bạn không hoạt động như: Đứng yên, ngồi yên hoặc nằm yên thì cơn run tay bắt đầu xuất hiện. Khi bạn bắt đầu chuyển động, cơn run tay sẽ biến mất. 

Chứng run tay khi hành động là khi bạn hoạt động thì chứng run tay xuất hiện. Chẳng hạn như:

-Đưa các ngón tay nhắm đến mục tiêu: Như chạm ngón tay của bạn vào mũi của bạn.

-Chứng run tay tư thế xảy ra khi giữ một vị trí chống lại trọng lực, chẳng hạn như giữ cánh tay, bàn tay của bạn duỗi ra.

-Run tay đặc thù xảy ra trong một hoạt động cụ thể, chẳng hạn như viết, cầm đũa thìa ăn cơm.

-Run tay xảy ra trong quá trình chuyển động lên và xuống của cổ tay bạn .

Nguyên nhân gây ra chứng run tay:

Có nhiều nguyên nhân gây chứng run tay như:

- Run sinh học do rối loạn sinh lý cơ thể: Khi tinh thần căng thẳng, nóng sốt, đường huyết thấp, mất cân bằng điện giải.

- Run trong tổn thương, rối loạn chức năng tế bào thần kinh kiểm soát sự vận động của cơ bắp: Như trong bệnh liệt rung Parkinson, một bệnh thoái hóa do mất các tế bào não sản xuất chất dẫn truyền thần kinh Dopamine.

- Tổn thương tiểu não: Sau tai biến động mạch não, u bướu tiểu não, chấn thương tiểu não.

- Tác dụng phụ của thuốc: Các thuốc cảm cúm, corticosteroid thuốc điều trị hen, thuốc chống động kinh, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc điều trị ung thư,… cũng có thể gây run. Một số người bệnh sau phẫu thuật cũng bị run tay do ảnh hưởng của thuốc gây tê, gây mê.

- Trong một số bệnh lý: Bệnh tuyến giáp, bệnh suy gan. Bệnh tuyến giáp là: khi tuyến giáp hoạt động quá mức (bệnh basedow), biểu hiện run tay có thể xuất hiện, kèm theo các triệu chứng như mắt lồi, tim đập nhanh, hồi hộp…. Bệnh càng nặng, mức độ run ở tay càng tăng.

- Thiếu hụt dinh dưỡng hoặc một số khoáng chất như: Magie, Canxi, B6.

- Sử dụng quá nhiều chất kích thích gây run: Các chất kích thích như rượu, chè, cà phê, thuốc lá, ma túy, thuốc lắc... sử dụng quá liều khiến hệ thống thần kinh bị rối loạn, gây ra run tay. Những người gặp phải tình trạng này thường có đặc điểm thần kinh yếu.

Tự kiểm tra, đánh giá tình trạng run tay.

Khi nghi ngờ bị run tay, bạn có thể tự kiểm tra đánh giá xem mình có bị hay không. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

- Người ở tư thế đứng, hoặc ngồi thẳng, hai tay thả lỏng, buông thõng. Sau đó đưa ngón tay mà mình nghi ngờ bị run lên chạm vào mũi của bạn. Để chắc chắn, nhờ một người khác cùng đánh giá xem mình có bị run tay không.

- Bạn lấy giấy bút ra, bạn ngồi vẽ một đường xoắn ốc. Thông qua hành động và nét vẽ đánh giá khả năng có bị run tay hay không.

- Người đứng thẳng, giơ ngang hai tay lên về phía trước, lòng bàn tay úp xuống, các ngón tay duỗi thẳng. Nhờ một người để một tờ giấy lên hai mu bàn tay. Sau đó bạn nhắm mắt lại, cùng với người đó đánh giá xem bàn tay có run không (bàn tay run thì tờ giấy sẽ rung động).

Trên đây là ba cách tự kiểm tra chứng run tay. Nó nên được thực hiện đồng thời. Còn nhiều cách khác nhưng với tôi thì đây là ba cách dễ thực hiện nhất cho bạn.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, cũng như khi bạn tự kiểm tra đánh giá thấy có dấu hiệu bị run tay hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, nghi ngờ nào, hãy đi gặp bác sĩ ngay. Bạn cũng nên nhớ rằng chỉ có bác sĩ mới được quyền quyết định chẩn đoán là bạn có bị run tay hay không cũng như mới giúp bạn tìm được nguyên nhân gây run tay. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Quan điểm trong điều trị chứng run tay.

Trong quá trình điều trị cần phối hợp giữa Tây y, Đông y và vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Như vậy để đạt hiệu quả điều trị bền vững hơn, làm chậm được quá trình tiến triển của bệnh.

Làm thế nào để bạn ngăn chặn chứng run tay?

Có một lối sống lành mạnh, năng động:

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia. Vì rượu bia sẽ làm tăng tốc độ suy giảm thần kinh, tăng rối loạn sự điều phối thần kinh-cơ trong vận động, từ đó làm mức độ run nghiêm trọng hơn.

Ăn nhiều các loại rau củ quả giàu chất ôxy hoá tự nhiên. Vì các chất này có tác dụng chậm lại sự lão hóa của tế bào nhất là tế bào não. Tăng cường yến mạnh, hạt hướng dương, đậu nành… Vì những thực phẩm này chứa nhiều magie có khả năng ổn định dẫn truyền thần kinh – rất hiệu quả trong các trường hợp run do bệnh Parkinson.

Thường xuyên luyện tập sẽ giúp hệ cơ khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Dưỡng sinh Kinh lạc là phương pháp luyện tập tốt và phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi thể trạng và tình trạng sức khỏe, bạn nên tìm hiểu và tập đều. Các động tác của bài tập, kèm theo động tác hít thở sâu… làm tăng lưu thông máu lên não, giúp đối phó với những căng thẳng và cải thiện triệu chứng bệnh người già, đặc biệt là với chứng run do rối loạn thần kinh thực vật.

Nên bổ xung đầy đủ các vitamin và khoáng tố nhất là: magie, canxi, B6 … Chúng có nhiều trong sữa, như sữa Milk CoDoCa.

Tăng cường tuần hoàn máu não: Điều trị tốt chứng đau mỏi cổ vai gáy, dùng thêm các thuốc hoạt huyết khi có triệu chứng thiếu máu não, như Natto DoctorSon, Nattokinase Plus…

 

Mời quý độc giả đón đọc chuyên đề 7 với nội dung: “Sức khỏe não bộ”

Chuyên mục được sự đồng hành của Công ty CP truyền thông chăm sóc sức khỏe Sao Đại Việt - Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền.

Địa chỉ: Số 18 Nguyễn Đổng Chi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

Điện thoại: 0243.207.26.26 - Di động: 084.24.89.666

www.facebook.com/toasangtroiyeuthuong          www.saodaiviet.vn

Email: [email protected]