Tin mới
Search

Cùng chuyên gia bàn luận: Nguyên nhân, hậu quả và 3 cách giảm phù chân khi mang thai

Phù chân khi mang thai khiến bạn lo lắng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi? Alosuckhoe sẽ chia sẻ cùng khách hàng nguyên nhân, hậu quả và 3 cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả tại nhà.

Phù chân khi mang thai có phải là dấu hiệu nào cảnh báo nguy hiểm?

Chân sưng phù là hiện tượng chân bị sưng tăng kích thước, ứ nước ở trong các tổ chức dưới da với vị trí thường xuất hiện là tại mu bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân. Mặc dù chưa có biểu hiện lâm sàng chuyên biệt, nhưng ở hầu hết bà bầu phù chân tháng cuối đều xuất hiện: tăng lên 1 - 2,5kg trong vài ngày; Khi khám sẽ thấy phù mềm, ấn lõm, trắng, đối xứng 2 bên,...

Hien-tuong-xuong-mau-chan-o-ba-bau-gay-te-bi-kho-chiu
Hiện tượng xuống máu chân ở bà bầu gây tê bì, khó chịu

Bị phù khi mang thai  là một hiện tượng sinh lý  vào giai đoạn cuối của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ ba). Trong dân gian người ta vẫn thường gọi nó là hiện tượng “xuống máu chân” làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, cơ thể nặng nề,... Bầu bị phù chân được xem là hiện tượng bình thường, có thể gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phù chân khi mang thai có thể là dấu hiệu nào cảnh báo nguy hiểm sớm cho mẹ và thai nhi. Nó thường đi kèm với các dấu hiệu bất thường như:

  • Dù bầu đã nghỉ ngơi hoàn toàn nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Có biểu hiện phù chân kèm với phù mặt, phù tay khi mang thai.
  • Có triệu chứng đau đầu nặng
  • Giảm thị lực đột ngột, mắt nhìn lờ mờ
  • Đau dữ dội ngay dưới xương sườn và có triệu chứng buồn nôn, nôn.
  • Mẹ bầu ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân trong thai kỳ.

Chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật hoặc sản giật,...vô cùng nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.

Nguyên nhân phù chân khi mang thai là gì?

Chân sưng phù là hiện tượng chân bị sưng tăng kích thước do nhiều nguyên nhân như:

Do bệnh lý thai kỳ

  • Bệnh lý viêm tĩnh mạch xảy ra do có sự hiện diện của cục máu đông trong lòng mạch gây ra tình trạng tắt mạch. Do điện dung tĩnh mạch và áp lực tĩnh mạch ở chân tăng lên, dẫn đến tình trạng ứ đọng dẫn đến tình trạng phù chân,  chuột rút và căng đau cơ chi dưới,...
  • Tăng huyết áp (THA) xảy ra khoảng 10% ở phụ nữ mang thai lần đầu (con so). Nó thường xảy ra vào khoảng thời gian về cuối thai kỳ và sẽ trở về bình thường sau chuyển dạ. Được chẩn đoán khi huyết áp tăng từ 140/90 mmHg trở lên. Để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và thai nhi, các bác sĩ sẽ tiến hành kê toa thuốc hạ áp (thuốc chẹn kênh calci). Nó có tác dụng làm giãn cơ trơn quanh động mạch ngoại biên và làm tăng cường máu đến các cơ quan. Tuy nhiên, quá trình này có thể làm giãn mạch, tăng khả năng thoát dịch từ lòng mạch ra bào tương gây phù chi ở phụ nữ mang thai.
Huyet-ap-tang-tu-140/90-mmHg-tro-len-co-the-dan-den-phu-chan

Huyết áp tăng từ 140/90 mmHg trở lên có thể dẫn đến phù

  • Tiền sản giật là bệnh lý do thai nghén với sự xuất hiện cao huyết áp với khi xét nghiệm nước tiểu 24h (protein niệu ≥ 300mg/24h), kèm phù chân khi mang thai tháng thứ 5 của thai kỳ và chấm dứt sau 6 tuần sau sanh.
  • Đôi khi, thai phụ còn có các triệu chứng như: Đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn; Nhức đầu, rối loạn thị giác, tăng phản xạ; Creatinine máu > 100 μmol/L; Thiểu niệu lượng nước tiểu <20ml/giờ; Có tình trạng tán huyết - AST tăng gấp 3 lần bình thường; Tiểu cầu < 100.000; Ure máu > 360mmol/L và tăng 60mmol/24 giờ;... Nguyên nhân sinh bệnh tiền sản giật vẫn chưa rõ nhưng người ta lại thấy tỷ lệ tăng mẹ có: Hiện tượng miễn dịch; Có yếu tố di truyền (bà/mẹ/… bị sản giật); Xảy ra khi các yếu tố dinh dưỡng không phù hợp; Mẹ gặp các vấn đề về tâm lý, stress,...; Phản xạ do căng tử cung trong đa thai, thai to; Thiếu máu cục bộ tử cung - nhau; Mất cân bằng giữa Prostacyclin và Thromboxan;... 
  • Sản giật là tình huống cấp cứu sản khoa xảy ra sau giai đoạn tiền sản giật nặng. Thai phụ cần phải theo dõi, chăm sóc tại khoa chăm sóc tích cực (ICU) và điều trị bằng cách (chống co giật, hạ áp, an thần, hạn chế dịch truyền, trợ tim, lợi tiểu nếu cần,…). Và việc điều trị tốt các bệnh lý này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng phù chân khi mang bầu.

Do thay đổi của thai kỳ

  • Hiện tượng phù chân khi mang thai tháng thứ 6 trở lên được gọi là hiện trượng sinh lý bình thường nếu mẹ không có dấu hiệu tăng huyết áp thai kỳ.  Tùy thuộc vào cơ địa mẹ mà hiện tượng xuống máu chân ở bà bầu có mức độ khác nhau. Nhưng mang thai vào những tháng cuối tình trạng này sẽ phổ biến hơn vì  trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ. Việc này đã tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch chủ dưới khiến máu khó lưu thông, gây sưng phù ở mẹ bầu.
  • Cân nặng của người mẹ thường tăng lên từ 8-20 kg, điều này đã gây ra sức ép lên chi dưới, khiến dây chằng chân dãn ra. Đồng thời, khi mang thai cơ thể người mẹ thường tích nước nhiều hơn 50% nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé đã vô tình làm tăng áp lực lên chân.
Can-nang-cua-nguoi-me-thuong-tang-gay-ap-luc-len-chan

Cân nặng của người mẹ thường tăng gây áp lực lên chân

  • Khi có bầu hocmon bị thay đổ đã khiến cho thành mạch mềm hơn bình thường, gây ra những cản trở trong quá trình di chuyển máu và làm giảm lưu lượng bơm dịch về tim gây ứ huyết tại chân (phù). 
  • Kết hợp với một chế độ ăn uống thiếu Kali hoặc quá nhiều Natri sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, phù chân ở mẹ bầu. Mặc đồ chật, đi giày cao gót, sử dụng size giày quá nhỏ,...cũng là một thói quen xấu gây ra tình trạng tăng phù vì hạn chế sự vận chuyển máu về tim. Việc vận động mạnh, ho nhiều, táo bón, đứng nhiều, ngồi lâu,...sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới.  

Làm thế nào để hết phù chân khi mang thai?

Thực tế, phù chân không gây nguy hiểm cho thai nhi mà bệnh lý thai kỳ mới nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu sẽ ảnh hưởng trực đến đời sống sinh hoạt của mẹ bầu. Vì vậy, hãy áp dụng ngay biện pháp này để giảm phù:

Điều trị bệnh lý thai kỳ

Tăng huyết áp, tiền sản giật, viêm tĩnh mạch,... là các bệnh lý sản khoa gây ra hiện tượng xuống máu chân ở bà bầu. Vì vậy, để giảm phù, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Thai phụ sẽ được tiến hành hạ áp, cố gắng kéo dài thai kỳ trong trường hợp non tháng, sử dụng Corticoid liệu pháp (thuốc trưởng thành phổi), ngăn ngừa các dấu hiệu trở nặng và biến chứng bệnh,... Tiến hành theo dõi cân nặng, để ý nước tiểu, phù, cử động thai/ngày. Đến bệnh viện đo sức khỏe thai (NST) cho thai mỗi ngày hay 2 lần/tuần, theo dõi biểu đồ tăng trưởng thai mỗi 2 tuần. Khi có các dấu hiệu nặng cần tái khám ngay như huyết áp cao, phù nhiều hay toàn thân, nhức đầu, mờ mắt, đau thượng vị,...

Thay đổi chế độ dinh dưỡng nhằm giảm phù nề khi mang thai

  • Xuống máu chân ở bà bầu cần chú ý nên hạn chế muối trong chế độ dinh dưỡng, ước lượng khoảng 6g/ngày (Natri ≤ 2000mg/ngày) đối với tình trạng phù do sinh lý. Nếu được chẩn đoán phù do suy tim thì giảm muối ăn từ 2-4g/ngày. 
  • Mặt khác, thai phụ nên ăn thực phẩm có chứa đạm có nguồn gốc từ thực vật như: đậu tương, đậu xanh, đậu nành, đậu phụ, vừng, hạt hướng dương, rau xanh, thịt nạc, cá, trứng, sữa… 
Bo-sung-dinh-duong-day-du-cho-me-bau-tranh-phu-chan
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ bầu tránh phù chân
  • Đồng thời, nên bổ sung các thực phẩm chứa chất bột đường nguyên cám như: hạt ngũ cốc, khoai lang,... 
  • Bên cạnh đó, nên sử dụng chứa chất béo có nguồn gốc từ thực vật như: dầu phộng, dầu hạt cải, dầu mè, dầu olive, dầu đậu nành,...

Thực hiện chế độ sinh hoạt và vận động phù hợp

  • Mẹ có thể tiến hành xoa bóp nhằm giảm dần hiện tượng sưng tấy do phù. Kết hợp sử dụng thảo dược, ví dụ như trà bồ công anh để  ngăn ngừa tình trạng cơ thể giữ nước. Phương pháp bấm huyệt được xem là liệu pháp thư giãn hữu hiện nhằm giảm tình trạng phù chân khi mang thai. Tập thể dục đều đặn ở mức độ phù hợp tình trạng thai như đi bộ, yoga, các bài tập kegel của bà bầu…theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia.
  • Nên tiến hành thói quen vận động trong sinh hoạt phù hợp nhằm giảm tình trạng phù chân như: Nâng cao chân khi ngủ; Không đứng quá lâu, không ngồi quá lâu, không giữ một tư thế quá lâu; Tránh mang giày, vớ hoặc quần áo quá chật; Khi ngồi, tránh vắt chéo chân mà nên duỗi ra để tránh chén ép lên các mạch máu; Thường xuyên xoay mắt cá chân và cử động ngón chân, đi bộ ngắn để ngăn máu tích tụ ở phần dưới của cơ thể;...
Xoa-bop-chan-de-giam-tinh-trang-sung-dau
Xoa bóp chân để giảm tình trạng sưng đau

Hy vọng bài viết “cùng chuyên gia chia sẻ: Nguyên nhân, hậu quả và 3 cách giảm phù chân khi mang thai” sẽ mang tới cho khách hàng những thông tin hữu ích về phù.  Và với những bí quyết giảm phù được chia sẻ phía trên hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả giảm khó chịu cho mẹ bầu trong  quá trình thai kỳ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không thuyên giảm cũng đừng lo lắng vì chan bi phu sẽ giảm sau sinh.