Bị rạn da khi mang thai là nỗi ám ảnh của phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân và cách điều trị rạn da khi mang thai như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu về hiện tượng này trong bài viết sau nhé!
Hiện tượng rạn da khi mang thai và sau sinh ở phụ nữ
Rạn da mang thai là gì?
Rạn da là hiện tượng thường xuất hiện ở các mẹ khi mang thai. Trong quá trình mang thai, thai nhi ngày càng lớn lên, bụng của mẹ cũng to dần theo. Điều này khiến da bị kéo căng. Khi da bị kéo căng đến giới hạn sẽ hình thành các vết nứt. Những vết nứt này gọi là vết rạn hay rạn bụng khi mang thai. Sau khi sinh nở, da trở về vị trí cũ và không còn bị kéo căng nữa. Lúc này, các vết rạn càng hiện rõ hơn và gây mất thẩm mỹ cho mẹ.

Những vị trí thường bị rạn da khi mang thai
Rạn da khi mang thai thường xuất hiện nhiều và phổ biến nhất là ở bụng, vì đây là vị trí có sự thay đổi kích thước nhiều nhất. Tuy nhiên, không chỉ riêng bụng, khi mang thai mẹ thường nạp nhiều dinh dưỡng nên dễ tăng cân. Cùng với sự thay đổi về nội tiết tố mà có nhiều vị trí có thể rạn da khác trên cơ thể mẹ. Những vị trí thường bị rạn da như đùi, mông, tay và rạn da ngực khi mang thai.
Phụ nữ mang thai tháng thứ mấy thì bị rạn da?
Vậy phụ nữ bị rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào? Để xuất hiện hiện tượng này thì bụng bầu thường đã lớn. Vì vậy, vào tam cá nguyệt thứ hai có thể bị rạn da bụng khi mang thai. Cụ thể, vào khoảng thứ 6 – 7 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy da bị kéo căng và bị rạn đỏ khi mang thai. Tuy nhiên, thời gian bị rạn da còn tùy thuộc vào cơ địa và kích thước của thai nhi. Có mẹ đến tháng thứ 8 mới xuất hiện tượng này, đôi khi khoảng tháng thứ 4 – 5 cũng có thể nhận thấy các vết rạn da khi mang thai.

Nguyên nhân mẹ bầu bị rạn da khi mang thai
Vậy nguyên nhân rạn da khi mang thai là do đâu? Có rất nhiều lý do cũng như tác nhân dẫn đến hiện tượng bị rạn da khi mang thai này.

Do sự thay đổi nội tiết tố
Khi vào tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu đã có những thay đổi đầu tiên về nội tiết. Lúc này, cơ thể liên tục kích thích và sản xuất một lượng lớn hormone progesterone và hoocmon estrogen. Hai hormone này là tác nhân gây nên các vết rạn da sẫm màu do thúc đẩy hình thành các tiền hắc tố melanin. Do đó, khi vết rạn hình thành sẽ có màu tối và hiện khá rõ.
Tăng cân quá nhanh không kiểm soát
Mẹ bầu thường có lầm tưởng rằng khi mang thai cần ăn cho hai người. Vì thế, mẹ ăn rất nhiều và không kiểm soát năng lượng nạp vào cơ thể. Từ đây dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì quá nhanh khi mang thai. Thức ăn nạp vào cơ thể quá nhiều làm tích trữ mỡ trên cơ thể khiến cho da bị kéo giãn và mất đàn hồi. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rạn da đùi, mông, rạn ngực khi mang thai.
Sự phát triển của thai nhi
Sự phát triển của thai nhi là tác động chủ yếu khiến mẹ bị rạn da khi mang thai. Thai nhi thường lớn rất nhanh vào tam cá nguyệt thứ hai. Trong thời gian này, da bụng của mẹ chưa kịp thích nghi nhưng lại bị kéo căng liên tục làm mất đàn hồi và rạn da.

Do cơ địa người mẹ
Cơ địa của mẹ cùng góp phần khiến da bị rạn khi mang thai. Với những người có cấu trúc da bền vững sẽ ít bị rạn hơn, thậm chí không bị rạn da. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến khả năng bị rạn da khi mang thai.
Đối tượng nào dễ bị rạn da khi mang thai
Thực tế cho thấy, có đến 70% phụ nữ mang thai bị rạn da. Điều này có nghĩa không phải mẹ bầu nào cũng gặp hiện tượng này. Một số đối tượng sau đây sẽ có khả năng bị rạn da khi mang thai cao hơn người thường:
- Mẹ bầu mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi
- Người đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì
- Người có làn da mỏng, cấu trúc kém bền vững
- Những người da cơ địa khô cũng dễ bị rạn da hơn người thường.
Cách trị rạn da khi mang thai tại nhà hiệu quả
Rạn da khi mang thai là điều khó tránh khỏi. Vậy có cách cách chống rạn da khi mang thai nào không? Thực tế, bị rạn da khi mang thai không phải là vấn đề trị. Có rất nhiều cách từ dân gian đến hiện đại có thể trị rạn da rất hiệu quả.
Sử dụng các sản phẩm trị rạn da

Để trị bụng rạn khi mang thai, mẹ hãy sử dụng các sản phẩm, thuốc trị rạn da khi mang thai. Các sản phẩm trị rạn da hiện nay đều được đánh giá khá tốt trong vấn đề này. Một sản phẩm trị rạn da hiệu quả thường chứa các chất như retinoid (dẫn xuất của vitamin A) và AHA (axit glycolic). Hai hoạt chất này có tác dụng bạt sừng, đồng thời tái tạo collagen, tăng độ đàn hồi cho da.
Tẩy da chết thường xuyên
Tẩy da chết thường xuyên cũng là một các trị rạn da khi mang thai hiệu quả. Không những thế, tẩy da chết thường xuyên còn giúp các phương pháp điều trị sau đó hoạt động tốt. Mẹ bầu có thể sử dụng các sản phẩm tẩy da chết cơ thể bán trên thị trường hoặc dùng các loại bột thiên nhiên. Trong đó, các loại bột thiên nhiên khá hiệu quả trong việc này là bột đậu đỏ, bột cám gạo, bột yến mạch. Các loại bột này khá dịu nhẹ và an toàn cho da.
Mẹo trị rạn da khi mang thai bằng nguyên liệu thiên nhiên
Sau đây, Alo sức khỏe xin mách các mẹ bí quyết chống rạn da khi mang thai từ thiên nhiên vô cùng an toàn:
- Chống rạn da khi mang thai bằng dầu dừa bằng cách massage dầu lên bụng hoặc khu vực bị rạn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể thay thế dầu dừa bằng dầu oliu.
- Dùng muối trị rạn da: Mẹ bầu hãy trộn muối với chanh hoặc trà đen thành hỗn hợp sệt. Sau đó massage nhẹ nhàng lên các vùng bị rạn.

- Sử dụng nghệ trị rạn da: Để sử dụng nghệ trị rạn da, mẹ hãy trộn bột nghệ với sữa tươi để tạo thành hỗn hợp trị rạn hiệu quả
- Dùng khoai tay hoặc nha đam làm mặt nạ đắp lên vùng da bị rạn.
Cách trị rạn da khi mang thai bằng công nghệ tiên tiến
Nếu mẹ bầu không có thời gian nhưng bị rạn da khi mang thai phải làm sao? Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của các mẹ, ngành làm đẹp và thẩm mỹ đã cho ra nhiều công nghệ trị rạn da nhanh chóng và không đau đớn.
Công nghệ trị rạn da phương pháp làm đẹp xâm lấn
Phương pháp làm đẹp xâm lấn là công nghệ có can thiệp tác động trực tiếp lên da. Công nghệ trị rạn da khi đang mang thai theo phương pháp xâm lấn gồm các phương pháp như: phẫu thuật, peels da, lăn kim và PRP. Theo đó:
Phẫu thuật da (Abdominoplasty)
Đây là phương pháp loại bỏ vết rạn da vĩnh viễn. Thông thường, phương pháp được áp dụng để chữa da bị chảy xệ, các mô lỏng lẻo sau khi sinh nở. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn vùng da bị rạn. Tuy nhiên, phẫu thuật trị rạn da khi mang thai có thể để lại sẹo và một số rủi ro về sức khỏe.
Peels da
Peels da còn được biết với cái tên lột da sinh học. Peels da được áp dụng nhiều cho thẩm mỹ da mặt. Đối với da bụng, da cơ thể, phương pháp này còn có khả năng trị rạn rất hiệu quả. Theo đó, vùng da bị rạn sẽ được bôi axit đặc biệt để kích thích da tái tạo và loại bỏ lớp da bị rạn cũ.
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một chế phẩm được chiết xuất từ máu của đối tượng thực hiện trị rạn da. Việc tiêm PRP vào da giúp kích thích tái tạo và sản xuất collagen. Nhờ đó, cách chữa rạn da khi mang thai này có thể phục hồi và sửa chữa các vấn đề của da.
Lăn kim (Microneedling)
Lăn kim là phương pháp xâm lấn vào tầng hạ bì của da. Phương pháp này dùng đầu lăn có nhiều kim siêu nhỏ tác động lên da. Điều này khiến da bị tổn thương và tự kích thích tái tạo da tự nhiên.
Công nghệ trị rạn da phương pháp làm đẹp không xâm lấn
Nếu chị em ngại đau thì công nghệ trị rạn da khi mang thai không xâm lấn và lựa chọn thích hợp. Với công nghệ này, không cần tác động lực hay gây tổn thương da nhưng vẫn giảm rạn da khi mang thai rất hiệu quả. Công nghệ trị rạn da khi mang thai không xâm lấn gồm các phương pháp: Laser, ánh sáng đỏ và Microdermabrasion
Liệu trình Laser
Với phương pháp này, vùng da bị rạn sẽ được tác động bằng các xung ánh sáng. Đây là phương pháp trị rạn da khi mang thai khá hiệu quả và nhanh chóng. Đồng thời, phương pháp cũng không mất nhiều thời gian thực hiện, chị em chỉ mất khoảng 30 phút thực hiện.
Phác đồ ánh sáng đỏ
Ánh sáng đỏ là ánh sáng hồng ngoại có tần số thấp. Bằng cách chiếu ánh sáng đỏ lên da, các vùng da bị rạn sẽ kích thích tăng cung cấp máu cho tế bào da, kích thích tái tạo và nâng cao năng lượng hoạt động. Đồng thời, phương pháp này còn thúc đẩy sản xuất collagen, tăng cường đàn hồi cho da.
Chữa siêu mài mòn da (Microdermabrasion)
Chữa siêu mài mòn da (Microdermabrasion) là phương pháp trị rạn da mới nhất, giúp lấy đi lớp tế bào chết trên cơ thể. Phương pháp này dùng tinh thể cô đặc và những vật liệu cứng ma sát trên da nhưng không làm trầy xước da.
Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng rạn da
Rạn da rất dễ ra với mẹ bầu nhưng không phải ai cũng gặp hiện tượng này. Hơn thế nữa, các mẹ hoàn toàn có thể phòng rạn da khi mang thai từ trước.

Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học
Một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học là phòng rạn da khi mang thai hiệu quả và dễ áp dụng nhất. Cách tránh rạn da khi mang thai bằng chế độ ăn, các mẹ cần bổ sung các chất sau:
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như bơ, sữa, quả hạch, trái cây, rau củ, cá để tăng độ đàn hồi và thúc đẩy tái tạo da.
- Uống đủ nước để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.
- Bổ sung các vitamin như vitamin E, A, omega – 3,6,9,…
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trên sẽ giúp làn da đổ độ ẩm và tăng đàn hồi. Việc tăng độ đàn hồi cho da kéo da không bị rạn nứt khi bị kéo căng quá mức.
Sử dụng kem chống rạn da khi mang thai từ sớm
Hiện nay có rất nhiều kem chống rạn da khi mang thai cho mẹ bầu thoải mái lựa chọn. Việc bôi kem chống rạn da khi mang thai từ sớm giúp da tăng độ đàn hồi và kích thích sản xuất tế bào biểu bì liên tục, chóng rạn nứt. Để ngăn ngừa rạn da khi mang thai, các mẹ có thể dùng kem chống rạn da khi mang thai từ tháng thứ 3 và kiên trì liên tục đến khi hết thai kỳ.
Luyện tập thường xuyên trong quá trình mang thai
Việc luyện tập trong thời gian thai kỳ sẽ giúp da giữ được độ đàn hồi và là phòng ngừa rạn da khi mang thai dễ thực hiện. Hơn nữa, nếu áp dụng cách phòng rạn da khi mang thai, các mẹ còn cải thiện tuần hoàn máu và duy trì cân nặng.
Kiểm soát cân nặng khi mang thai
Tăng cân chính là một nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bị rạn da khi mang thai. Vì thế, việc kiểm soát cân nặng lúc này là rất cần thiết. Kiểm soát cân nặng không chỉ tránh rạn da khi mang thai mà còn giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý về tim mạch, tiểu đường,…
Để tăng cân một cách hợp lý, các mẹ nên lưu ý mức năng lượng nạp và tiêu thụ trong một ngày. Đồng thời, mẹ cần tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ và chiên rán. Để kiểm soát cơn thèm ăn, các mẹ hãy sử dụng các thức ăn vặt lành mạnh như các loại ngũ cốc, bánh ngũ cốc,…

Sử dụng các tinh dầu thiên nhiên
Sử dụng các tinh dầu thiên nhiên là cách hạn chế rạn da khi mang thai được áp dụng từ xa xưa. Các loại tinh dầu có tác dụng dưỡng ẩm cao, chống mất nước như dầu dừa, dầu oliu, dầu hạnh nhân, tinh dầu lanolin,… Mẹ bầu hãy bôi dầu dưỡng ẩm lên bất kỳ vùng da nào. Những vị trí các mẹ nên bôi thường xuyên như đùi, bụng, ngực, bắp chân. Đây là những vùng rất dễ bị rạn, nhất là bụng.
Vết rạn da tuy gây mất thẩm mỹ cho mẹ, khiến mẹ tự ti. Thế nhưng, đây cũng là vết rạn của tình mẫu tử, chứa đựng sự thiêng liêng và một tình yêu cao đẹp. Vết rạn da hoàn toàn có thể phòng ngừa từ trước nên các mẹ không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề này. Vừa rồi là những thông tin về rạn da và cách chống rạn bụng khi mang thai cho mẹ bầu. Mong rằng, bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho mẹ.