Tin mới
Search

(KỲ 1 + 2 + 3) - Chuyên đề 2: Đầu gối – Trụ cột của ngôi nhà sức khỏe.

Kỳ 1: Bệnh thoái hóa khớp gối ở Người cao tuổi (NCT)

Đầu gối là khớp phức tạp nhất, lớn nhất, đa công dụng nhất và chiếm vị trí quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta . Hầu như trong tất cả mọi di chuyển thì điều có sự ảnh hưởng đến khớp gối. Khớp gối có nhiệm vụ quan trọng nhất đó là nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Đầu gối chịu lực: khi đi bộ bằng 1,5 lần trọng lượng của cơ thể, khi leo cầu thang là khoảng 3-4 lần trọng lượng cơ thể và khi ngồi xổm khoảng 8 lần.

Trong những năm qua, khi tổ chức triển khai chuyên khai chuyên đề: Bệnh cơ xương khớp cho Người cao tuổi ở cộng đồng, tôi thấy:

  • Tỷ lệ Người trung và cao tuổi mắc các bệnh về xương khớp đặc biệt gặp vấn đề về khớp gối rất cao.
  • Khớp gối thường sẽ là vị trí đầu tiên bị bệnh thoái hóa khớp.

Cũng chính vì vậy mà chúng ta cần phải quan tâm nó một cách đặc biệt. Khi bạn gặp phải vấn đề của khớp gối, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đến việc di chuyển, vận động trong sinh hoạt hàng ngày cũng như làm việc.

Các bộ phận chính của khớp gối là:

  • Gồm 4 xương: ở trên là đầu dưới của xương đùi ; ở dưới là đầu trên xương chày và xương mác (xương chày và xương mác là hai xương của cẳng chân); phía trước là xương bánh chè.
  • Dây chằng, gân, sụn, bao hoạt dịch. Ngoài ra, có 6 đường kinh mạch (3 đường kinh âm, 3 đường kinh dương), thần kinh, mạch máu chạy qua.
  • Với mỗi đầu xương của khớp gối sẽ được bao phủ bởi một lớp sụn khớp rất trơn và láng, giúp triệt tiêu lực ma sát. Với lớp sụn này sẽ giúp cho việc di chuyển và cử động trở nên dễ dàng hơn đối với khớp. Sụn khớp được giữ trơn bởi chất lỏng hoạt dịch (trông giống như lòng trắng trứng) được tạo bởi màng hoạt dịch (lớp lót khớp). Nó được bao bọc trong bao hoạt dịch. Nhưng khi khớp gối bị viêm, màng hoạt dịch này tiết ra quá nhiều chất hoạt dịch sẽ làm cho khớp gối sưng to. Khi đó, theo cơ chế bao khớp cũng sẽ dày hơn bình thường. Từ đó làm cho các cơ xung quanh của khớp gối cũng sẽ yếu đi và càng ngày sẽ càng không vững. Nên người bệnh sẽ rất khó có thể chống chân để đỡ khối lượng cho toàn cơ thể.
  • Nếu nặng hơn thì lớp sụn bị bào mòn tới một lúc thì gần như là hoàn toàn nên không có khả năng che phủ được cho đầu xương nữa, làm cho mỗi lần cử động như vậy thì hai đầu xương sẽ bị cọ vào nhau. Nên sẽ rất đau, nhất là nhất lúc đi lên cầu thang, hay là lúc ngồi lên đứng xuống. Và để tình trạng này ngày càng lâu thì hai đầu của xương sẽ bị bào mòn càng nhiều và khớp gối sẽ bị biến hình nghiêm trọng hơn nữa là sẽ bị teo cơ và khớp bị biến dạng.
  • Tất cả mọi lứa tuổi đều sẽ có hiện tượng đau khớp gối. Khi mà các cơ xương ở khớp của vùng đầu gối không thể hoạt động bình thường thì lúc đó là lúc mà bệnh đau khớp gối xuất hiện.
  • Khi mà khớp gối có các triệu chứng bị sưng viêm thì lớp sụn ở khớp gối sẽ dần mỏng lại và trở nên sần sùi hơn nhiều. Và quá trình này sẽ xảy ra ở phần lồi cầu xương đùi, mâm chày hay xương bánh chè.Còn các phần còn lại của xương thì sẽ dày lên và ở viền khớp sẽ tạo nên các gai xương.
  • Chất căn bản tạo nên sụn có thành phần quan trọng nhất là Glucosamine và Collagen type II. Collagen là một mô sợi có mặt trên khắp cơ thể chúng ta. Khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ khó khăn trong việc tổng hợp hai chất này. Vì vậy chúng ta nên bổ sung vào cơ thể.

 

 

 

 

 

 

Kỳ 2: Thoái hóa khớp gối (Viêm khớp gối) ở NCT

 

 

Khớp gối bình thường (1)  và khớp gối bị thoái hóa (2) (Ảnh internet)

 

Sụn là một mô chắc, trơn, để hạn chế sự ma sát của các cấu trúc cận kề khi khớp cử động. Trong thoái hóa khớp, bề mặt trơn của sụn trở nên thô ráp, cứng và mất độ đàn hồi, gân và dây chằng căng ra, gây đau. Cuối cùng, nếu sụn bị hao mòn hoàn toàn, thì các xương sẽ cọ xát vào nhau gây đau, xơ hóa dưới sụn, kén/hốc dưới sụn. Đau giảm khi nghỉ ngơi và tăng khi cử động hoặc khi bị trọng lực tác động lên.

Tuy nhiên, quan điểm hiện nay cho rằng viêm khớp bao gồm không chỉ các sụn khớp mà những thay đổi bệnh lý xảy ra trong toàn bộ cấu trúc của khớp: xương dưới sụn, bao hoạt dịch khớp, hoạt dịch và các mô liên kết khác. Ngoài ra, nhiều bằng chứng cho thấy có sự tham gia của yếu tố gây viêm phóng thích vào khớp. Vì thế, từ “thoái hóa khớp” không phản ánh được đầy đủ nên dùng thuật ngữ “viêm khớp”.

Trong giai đoạn đầu của Viêm khớp, sụn thường sưng vì tăng quá trình tổng hợp “chất tạo sụn”; điều này cho thấy các tế bào sụn đã nỗ lực sửa chữa sự hư hỏng của sụn. Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ và được đặc trưng bởi sự phì đại của sụn khớp do sửa chữa. Nhiều cơ chế cố gắng sửa chữa để khôi phục chức năng bình thường của khớp bị hỏng: bao gồm tu sửa tăng kiến tạo sụn và mô xương dưới sụn. Khi tỷ lệ thiệt hại vượt quá tỷ lệ sửa chữa, sự thoái hóa của xương và sụn xảy ra .

Tuy nhiên, khi viêm khớp tiến triển, mức độ “chất tạo sụn” giảm còn rất thấp, khiến sụn bị mềm, mất độ đàn hồi và do đó tiếp tục ảnh hưởng đến tính toàn vẹn bề mặt khớp. Theo thời gian, sự mất mát của sụn làm hẹp khe khớp.

Mòn sụn tiến triển cho đến khi lộ xương. Xương bị tróc sụn tiếp xúc khớp với bề mặt đối lập. Cuối cùng, những áp lực gia tăng vượt quá sức mạnh cơ sinh học của xương làm cho chúng tổn thương. Cùng với đó là sự tạo gai xương quanh khớp. Sự vỡ của các gai xương này hoặc sụn khớp, tạo thành các mảnh vụn trong khớp.

 

Cùng với tổn thương khớp, viêm khớp cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng trong các dây chằng liên quan và tổ chức thần kinh cơ.

  1. Nguyên nhân làm bạn bị viêm khớp gối.

Viêm khớp gối ở Người cao tuổi chủ yếu liên quan đến quá tải cơ học và chuyển hoá (bệnh tiểu đường, mãn kinh ở nữ).

Khi có sự quá tải cơ học làm thay đổi chuyển hoá của các tế bào sụn, hình thành các chất (men proteolytic) gây phá vỡ các chất căn bản của sụn. Sự quá tải cơ học này đến từ việc thừa cân hay mang, vác vật nặng (quá 20kg) hay chạy, bật nhảy một cách đột ngột. Ví dụ: bật nhảy lên cao để đập bóng chuyền, hay đập cầu lông, chạy nhanh để cứu bóng hay cứu cầu … Nếu trước khi chơi ta không khởi động thật kỹ các khớp đặc biệt khớp gối để khớp tiết dịch nhờn bôi trơn, thì những động tác như vậy sẽ gây tổn thương khớp nhất là khớp gối.

Tổn thương khớp có thể xảy ra khi không có chấn thương rõ ràng. Các động tác lặp đi lặp lại trên khớp gối liên quan lối sống: thường xuyên ngồi xổm, leo cầu thang, leo núi, hoặc quỳ,… gây ra những tổn thương rất nhỏ nhưng cứ lặp đi lặp lại - có thế phát triển viêm khớp.

Ngoài ra, trong chuyên đề bàn chân bẹt, chúng tôi cũng đã phân tích nếu đi giày dép không đúng, bàn chân bị bẹt khi đi lại các điểm chịu lực trên đầu gối sẽ chịu lực không đều nhau, lâu ngày sẽ làm cho tình trạng viêm khớp gối nặng thêm.

  1. Các biểu hiện báo hiệu bạn bị viêm khớp gối

 

Đau:

Đau khớp có thể bắt đầu đột ngột, nhưng nhiều trường hợp đau tăng dần dần. Lúc đầu, bạn có thể thấy đau vào buổi sáng hoặc sau khi bạn không hoạt động trong một thời gian. Đầu gối của bạn có thể bị đau khi bạn leo cầu thang, đứng lên từ vị trí ngồi hoặc quỳ. Nó có thể đau cả khi đi dạo hoặc chỉ đơn giản là ngồi xuống. Nhiều trường hợp nửa đêm tỉnh dậy vì cơn đau ở đầu gối. Một số người bị viêm khớp nói rằng thời tiết ẩm ướt hoặc những thay đổi khác của thời tiết có thể gây đau đớn. Đau đầu gối đánh thức bạn khỏi giấc ngủ có thể là triệu chứng của viêm khớp.

Cứng khớp buổi sáng < 30 phút

Vận đông khớp nghe lục khục

Khớp gối sưng to, ấn mềm, vùng da ở đó có thể nóng đỏ hoặc không.

Thời gian sau khớp gối có thể bị biến dạng.

  1. Khi nào thì phải đi gặp bác sĩ ngay.

Khi gối của bạn sưng to, phải đi gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp ngay. Bởi vì có nhiều nguyên nhân gây lên sưng khớp gối chứ không chỉ do viêm khớp. Bởi vậy bạn phải đi khám để loại trừ các bệnh khác như: Viêm đa khớp dạng thấp, bệnh Gút (nữ cũng có thể bị) …

Cũng đi khám bác sĩ nếu cơn đau cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn. Đặc biệt là  cơn đau ảnh hưởng đến việc đi lại, vận động hoặc giấc ngủ của bạn. Cũng có nhiều nguyên nhân gây đau đầu gối như loãng xương, trong đó xương của bạn bị giảm mật độ nên khả năng chịu lực yếu hơn. Tình trạng này có thể gây đau và khó chịu tương tự như gây ra bởi viêm khớp. Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra mật độ xương để loại trừ chứng loãng xương là nguyên nhân gây đau của bạn.

Gặp bác sĩ nếu đau hoặc viêm của bạn không đáp ứng với bất kỳ loại điều trị.

Chẩn đoán viêm khớp gối sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bạn, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

*

*

*

Kỳ 3: Thoái hóa khớp gối (Viêm khớp gối) ở NCT – cách phòng ngừa và điều trị.

Thoái hóa khớp, hay còn gọi viêm khớp xương do hao mòn,  là loại phổ biến nhất của bệnh khớp. Nó xảy ra khi sụn bảo vệ đầu xương bị mòn dần theo thời gian.

 

1.Quan điểm trong vấn đề điều trị

  • Thái độ phải lạc quan, quyết tâm chữa bệnh, không được phó mặc, bi quan.
  • Chưa có bệnh thì phòng bệnh; có bệnh rồi thì điều trị sớm để phục hồi và phòng biến chứng.
  • “Bệnh đến như núi đổ, bệnh ra như kéo tơ” do đó không được nóng ruột, mong khỏi sưng, đau nhanh.
  • Ưu tiên điều trị những phương pháp không có tác dụng phụ với cơ thể; hạn chế sử dụng những loại thuốc tây giảm đau. Đặc biệt không được tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Phải tin tưởng vào thầy thuốc, bác sĩ điều trị trước khi quyết định điều trị. Hãy xây dựng niềm tin qua việc tìm hiểu khả năng chuyên môn tay nghề của họ đã điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh giống mình trước đó. Hoặc trao đổi với họ các thắc mắc của bạn về bệnh của mình. Khi đã quyết định điều trị, phải phối hợp tốt với thầy thuốc, bác sĩ điều trị, thực hiện nghiêm túc những chỉ dẫn đặc biệt những chỉ dẫn trong vấn đề tập luyện, ăn uống, trong những vấn đề “tự làm thầy thuốc” ở nhà.
  • Yêu cầu được biết tên thuốc cũng như tác dụng chính và cả tác dụng phụ của thuốc trước khi dùng.
  1. Nguyên tắc trong điều trị:
    - Giảm đau trong các đợt tiến triển.
    - Phục hồi chức năng vận động của khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dang khớp.
    - Tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc, lưu ý tương tác thuốc và các bệnh kết hợp ở người cao tuổi.
    - Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  2. Điều trị:

Bệnh viêm (thoái hóa) khớp gối là bệnh rất hay gặp ở người cao tuổi với biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở những mức độ khác nhau. Vậy làm thế nào để phòng bệnh,  phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào cho vừa có hiệu quả tốt mà ít tác dụng phụ nhất là những câu hỏi rất lớn. Theo kinh nghiệm, chúng tôi xin có một vài lời khuyên cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối và cách phòng bệnh đối với những người chưa bị mắc bệnh như sau.

3.1 . Điều trị dự phòng - Phòng bệnh (Khi còn trẻ ngoài 35 tuổi)

Thoái hóa khớp gối là sự mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Do đó, để phòng bệnh ta phải làm tăng quá trình tổng hợp và giảm quá trình hủy hoại. Vậy làm thế nào để tăng quá trình tổng hợp và giảm quá trình hủy hoại thì sau đây là một vài phương pháp các bạn có thể tham khảo:

Yếu tố tăng quá trình viêm (thoái hóa) khớp gối

- Thừa cân, béo phì. Hiện tại có nhiều người cao tuổi bị béo phì đặc biệt béo bụng. Khi đó sẽ nguy hại đến khớp gối. Để đánh giá tình trạng béo phì các chuyên gia dùng chỉ số BMI. Nhưng với người cao tuổi chúng ta, để cho tự đánh giá được thì có một cách tính đơn giản.

Cân nặng tiêu chuẩn = Số lẻ chiều cao – 5.

Vd: Cao 1m65. Cân nặng tiêu chuẩn = 65 – 5 = 60 kg.

- Tập luyện gắng sức, sai phương pháp. Không khởi động kỹ các khớp nhất là khớp gối khi tập luyện.

- Thiếu hụt nguyên liệu tổng hợp cần thiết cho xương, sụn như canxi, collagen typ II, Glucosamine và Chondroitin,…

- Chấn thương, di tật.

Yếu tố giảm quá trình viêm (thoái hóa) khớp gối

- Duy trì cân nặng hợp lý.

- Chọn bài tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe như bài tập Dưỡng sinh Kinh lạc, đạp xe, bơi. Khởi động kỹ các khớp đặc biệt khớp gối khi luyện tập.

- Bổ sung đấy đủ chất cần thiết cho quá trình tổng hợp cho xương, sụn như canxi, collagen typ II, Glucosamine và Chondroitin  ….

- Khám sức khỏe định kỳ: đo loãng xương, chụp XQ để có thể điều chỉnh sớm (cả khi có biểu hiện trên các xét nghiệm nhưng đầu gối vẫn chưa có biểu hiện) và có thể phát hiện sớm các dị tật khớp gối nếu có.

Bệnh viêm (thoái hóa) khớp gối còn liên quan đến vấn đề nội tiết tố. Sự suy giảm nội tiết tố sẽ làm cho chức năng của xương khớp kém dần đi. Điều này

 

tương ứng với lý luận của Y học cổ truyền là “Thận chủ cốt”. Bởi vậy. muốn dự phòng bệnh xương khớp thì phải tăng cường nội tiết tố, cũng chính là “bổ thận” theo y học cổ truyền.

 

Thoái hóa khớp, hay còn gọi viêm khớp xương do hao mòn, là loại phổ biến nhất của bệnh khớp. Nó xảy ra khi sụn bảo vệ đầu xương bị mòn dần theo thời gian…

 

 

3.2 Điều trị (khi bị viêm khớp gối).

Thoái hóa khớp tiến triển từ từ và dần dần nặng hơn, chưa có cách điều trị hết hẳn. Vì thế mục tiêu của điều trị là giảm đau và cải thiện tình trạng chức năng khớp gối. Điều trị phải kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc: luyện tập hợp lý, giảm cân nếu thừa cân, vật lý trị liệu, tập phục hồi chức năng với các bài tập tăng cường cơ bắp, phương pháp châm cứu và dùng thuốc YHCT, chườm nóng hoặc lạnh…

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bao gồm tuổi tác, hoạt động và nghề nghiệp, sức khỏe tổng thể, tiền sử y tế, khớp bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Tùy mức độ năng nhẹ mà có phương pháp điều trị phù hợp.Nhưng chúng ta luôn phải tăng cường chức năng chủ cốt của tạng thận.

  1. Phương pháp điều trị không dùng thuốc.

- Giảm cân nếu thừa cân béo phì.

 

Điều này là bắt buộc. Nếu bạn bị thừa cân bạn phải giảm cân ngay lập tức. Sẽ không có phác đồ nào điều trị hiệu quả tốt cho viêm (thoái hóa) khớp gối khi đầu gối luôn phải chịu tải trọng quá mức. Thực tế đã có nhiều bệnh nhân sau khi giảm được cân tình trạng đau sưng của khớp gối đã cải thiện tốt và không thấy tái phát.

- Luyện tập thể thao hợp lý.

Tập luyện còn làm tăng độ bền và tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, làm cho khớp ổn định hơn. Tập luyện để hồi phục khớp gối là ưu tiên tập những động tác gập duỗi khớp gối, hạn chế những động tác làm tăng sự tì đè, ma sát giữa các đầu xương.  Phương pháp tập luyện được khuyến cáo là: tập bài Dưỡng sinh Kinh lạc, đạp xe, bơi lội. Tránh các hoạt động làm tăng đau khớp, chẳng hạn như chạy bộ hoặc các động tác thể dục nhịp điệu mạnh hoặc đi bộ quãng đường dài hoặc leo cầu thang, hoặc ngồi xổm. Khi tập mà cảm thấy đau khớp thì dừng lại. Đau kéo dài nhiều giờ sau khi tập thể dục có nghĩa là đã tập

 

quá trớn. Nhưng không có nghĩa là nên ngừng tập luyện hoàn toàn mà chúng ta giảm cường độ hoặc đổi phương pháp tập luyện (nếu phương pháp sai).

Lưu ý: + Phải khởi động thật kỹ các khớp đặc biệt khớp gối khi tập luyện. Khởi động gối sẽ giúp cho khớp chuyển từ trạng thái “tĩnh” sang trạng thái “động” tốt. Chất nhờn dịch khớp sẽ được tiết ra nhiều hơn. Hiện nay vấn đề khởi động kỹ các khớp trước khi tập luyện là rất ít người cao tuổi quan tâm. Chúng ta phải thay đổi thói quen có hại cho khớp trước khi tập luyện (kể cả đi bộ).

+ Nên mang đai gối khi tập luyện.

- Bổ sung thêm các chất cần thiết cho quá trình tổng hợp sụn, xương và dịch khớp như : canxi hữu cơ, collagen typ II, Glucosamine và Chondroitin  ….

- Vật lý trị liệu. Trong vật lý trị liệu có những phương pháp điều trị giảm đau và sưng khớp rất hiệu quả. Khi bạn bị đau, sưng khớp gối thì bạn nên ưu tiên điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu.

- Tập phục hồi chức năng cho khớp gối (đối với mỗi bác sỹ có một phương pháp tập phục hồi chức năng riêng của mình nhưng dù tập theo cách nào thì kết

 

quả cần đạt được là: bệnh nhân phải đỡ đau, chức năng cơ học của khớp gối phải được phục hồi).

- Châm cứu: có tác dụng trong điều trị viêm (thoái hóa) khớp gối. Nhưng phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của thầy thuốc châm cứu.

  1. Điều trị dùng thuốc:

- Bài thuốc Y học cổ truyền: Phương pháp chữa nhằm: lưu thông khí huyết, đưa tà khí ra ngoài, bổ khí huyết và bổ can thận, mạnh gân xương để giảm đau và chống tái phát.

Trong kho tàng YHCT còn lưu truyền và sử dụng rộng rãi nhiều bài thuốc trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Trong đó, bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang thường được chỉ định nhất, cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt và không có tác dụng phụ.

-Một số loại thảo dược có tác dụng giảm đau giảm viêm tốt như vỏ cây liễu trắng. Vỏ cây liễu, đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở châu Âu như một loại thuốc giảm đau. Các thành phần hoạt chất từ vỏ cây liễu được gọi là salicin. Salicin

 

trong vỏ cây liễu chuyển thành axit salicylic. Nó có tác dụng giảm đau giảm viêm như thuốc aspirin nhưng không gây tác dụng phụ như thuốc aspirin.

 - Tất cả các thuốc tây y dùng điều trị bệnh đều có tác dụng phụ không mong muốn kèm theo. Đặc biệt là thuốc điều trị bệnh xương khớp, nên chúng tôi thường khuyên bệnh nhân nếu sau một đợt điều trị kéo dài 10 - 20 ngày liên tục bằng phương pháp vật lý tri liệu phục hồi chức năng hoặc Y học cổ truyền mà triệu chứng không cải thiện thì có thể kết hợp điều trị thuốc tây do bác sĩ chỉ định.

- Với bệnh nhân sau điều trị ổn định hướng dẫn tư vấn phòng bệnh tái phát trở lại như: chườm ngải cứu rang với muối khi đau nhẹ để giảm đau, Sử dụng các chế phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị như: dưỡng khớp ngũ lão, viêm khớp ngũ lão, canxi hữu cơ … Nênđịnh kỳ tái khám và điều trị bảo dưỡng.

  1. Tự điều trị tại nhà (phối hợp với phác đồ của thầy thuốc)

- Chườm nóng và lạnh có thể làm giảm đau ở khớp. Nhiệt làm giảm độ cứng khớp và lạnh làm giảm co thắt cơ, giảm đau. Có thể sao nóng một số loại lá rồi chườm ấm vùng đau như: lá ngải cứu sao nóng với muối; lá trầu không già

 

(chưa vàng) hơ trên ngọn lửa đèn dầu rồi đắp lên vùng bị sưng đau ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 5- 9 lá… Hiện tại trên thị trường có một số thiết bị chườm ấm kết hợp với thảo dược có hiệu quả hỗ trợ giảm đau, cứng khớp, có điều kiện thì nên dùng.

- Có thể dùng một số loại cao, dầu xoa bóp thảo dược để hỗ trợ thêm giảm đau, giảm viêm như: dầu xoa bóp An Phúc Bình (dầu xoa này còn uống được để chữa đau bụng do lạnh nên dùng ngoài da sẽ rất an toàn). Nhưng không được dùng quá liều theo chỉ định của nhà sản xuất hoặc thầy thuốc.

. Tuy nhiên bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có xác suất thất bại thấp hay cao. Vì còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người và trình độ của bác sỹ phẫu thuật, trang thiết bị của cơ sở y tế thực hiện ca phẫu thuật.

 

Chấn thương đầu gối là chấn thương hay gặp. Nó xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi bị chấn thương đầu gối, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động. Nếu chúng ta hiểu biết và có thái độ đúng về vấn đề chấn thương đầu gối sẽ giúp cho chúng ta giảm thiểu những rủi ro do vấn đề này mang lại.