(KỲ 3 + KỲ 4) - CHUYÊN ĐỀ 1: BÀN CHÂN - NỀN MÓNG CỦA SỨC KHỎE

Kỳ 3: Cách thức ngâm chân

 

Cách thức chăm sóc bàn chân gồm: Ngâm, xoa bóp và một số phương pháp khác.

Ngâm chân cũng chính là một liệu pháp chăm sóc, phục hồi sức khỏe. Đây cũng là cách điều trị một số chứng bệnh thông qua việc dùng nước nóng hay nước thuốc để ngâm, rửa chân. Nó có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, tạo các kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.

Nếu cho vào nước ngâm một số loại thảo dược, thì các vị thuốc này sẽ qua các huyệt đạo rồi theo hệ thống kinh lạc vào trong cơ thể. Như vậy đạt được hiệu quả phục hồi sức khỏe mà không phải uống thuốc.

  1. Ngâm chân.
  2. Chuẩn bị:
  • Chậu ngâm chân, củ gừng tươi, muối hạt, phích nước nóng, cặp nhiệt độ, khăn khô sạch.
  1. Cách thức tiến hành.
  • Lấy một củ gừng, rửa sạch, để cả vỏ. Giã nhuyễn gừng rồi cho vào chậu ngâm chân. Cho 2 – 3 thìa (muỗng) muối vào chậu. Cho nước nóng vào, pha với nước lạnh. Cắm cặp nhiệt độ vào chậu nước, sau 3 phút lấy lên xem. Nếu nhiệt độ từ 40 – 43 độ C là thích hợp để ngâm chân. Để phích nước nóng bên cạnh chậu ngâm chân.
  • Sau đó cho hai bàn chân (đã được rửa sạch) vào ngâm.
  • Cứ 5 phút, ta lại cho thêm một ít nước nóng vào chậu để đảm bảo nhiệt độ nước ngâm luôn đạt 40 – 43 độ C.
  • Khi ngâm được khoảng từ 20 – 30 phút, thấy lấm tấm mồ hôi ở lưng thì thôi không ngâm nữa. Cho chân ra, lấy khăn khô sạch lau khô bàn chân, đặc biệt cả kẽ các ngón chân. Đi dép vào để chống lạnh từ nền nhà rồi đứng dậy thu dọn.
  1. Những lưu ý khi ngâm chân:
  • Thời gian ngâm thường là 30 phút. Người có thể trạng yếu, trẻ nhỏ, thời gian ngâm không được quá 30 phút trừ những trường hợp có ý kiến của thầy thuốc.
  • Nhiệt độ nước từ 40 – 43 độ C, không ngâm nóng quá nhiệt độ trên.
  • Dùng cặp nhiệt độ để đo, không nên dựa vào cảm giác nóng lạnh của bàn chân vì có nhiều trường hợp bàn chân bị giảm cảm giác.
  • Nước ngâm phải ngập đến mắt cá chân.
  • Trong vòng 1h sau khi ăn, không nên ngâm chân. Vì khi ăn xong lượng máu dồn nhiều về ruột non để vận chuyển chất dinh dưỡng. Lúc này nếu ngâm chân, máu xuống chân nhiều sẽ làm giảm lượng máu đến ruột non, ảnh hưởng quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Chậu ngâm chân nên bằng chậu gỗ, hoặc chậu nhựa tiêu chuẩn. Trên thị trường hiện nay có một số loại bồn ngâm chân như bồn ngâm chân HOPE … Nếu có điều kiện dùng được các loại này thì tiện lợi và hiệu quả.
  • Trên thị trường hiện nay có một số loại thuốc, muối ngâm chân có tác dụng tốt. Nếu có điều kiện thì chúng ta nên sử dụng như: muối khoáng thảo dược An Lão, muối ngâm chân thảo dược HOPE. Còn những ai bị chứng bàn chân lạnh. Đặc biệt phụ nữ trung cao tuổi, trước đây, giai đoạn ở cữ (ba tháng đầu khi sinh) không kiêng nước được, bây giờ chân lạnh, tê càng nên dùng ngay các loại muối đó.
  • Khi ngâm chân xong, cho dù có ra mồ hôi thì chỉ lau khô người chứ đừng đi tắm. Tắm xong rồi ngâm chân là tốt, làm ngược lại thì không tốt.
  • Khi ngâm chân xong không được đi chân trần xuống nền nhà.
  • Người bị tăng huyết áp, người bị giãn tĩnh mạch chân nếu có ngâm chân thì chỉ nên ngâm nước ấm không quá 40 độ C, không cho gừng và muối. Đối với người bị tăng huyết áp phải theo dõi huyết áp hằng ngày. Nếu thấy huyết áp có xu hướng tăng lên thì phải dừng lại và hỏi ý kiến của thầy thuốc.

Người bị Đái tháo đường sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc bàn chân (gồm cả ngâm chân) ở kỳ sau.

  • Khi ngâm chân, chúng ta phải “lắng nghe cơ thể”, xem có biểu hiện gì bất thường hay không. Nếu thấy triệu chứng tức ngực, khó thở, chóng mặt thì dừng ngâm ngay. Hỏi ý kiến của thầy thuốc nếu muốn ngâm tiếp.
  • Ngâm chân là liệu pháp chăm sóc và phục hồi sức khỏe đơn giản, ai cũng làm được và rất hiệu quả. Nhưng đòi hỏi chúng ta phải kiên trì thực hiện thường xuyên. Có như vậy mới đem lại hiệu quả bền vững.

 

 

Ngâm chân liệu pháp phục hồi sức khỏe rất hiệu quả.

 

 



 

 

 

Kỳ 4: Cách thức xoa bóp đôi bàn chân để phục hồi sức khỏe

Ở kỳ 1, chúng ta đã biết: bàn chân có 6 đường kinh trong tổng số 12 đường kinh mạch chính của cơ thể chạy qua. Sáu đường kinh mạch này được bắt đầu hoặc kết thúc ở đầu các ngón chân.

Bàn chân cũng là nơi tập trung rất nhiều đầu mút tận cùng thần kinh nên rất nhạy cảm. Bàn chân cũng có hơn 60 vùng phản xạ liên quan đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. Đặc biệt là vùng phản xạ của tuyến nội tiết. Các tuyến nội tiết này sẽ tiết ra các kích thích tố (hormone). Các hooc môn có vai trò: duy trì ổn định môi trường bên trong cơ thể và điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường. Vì vậy, nếu chúng ta thường xuyên xoa bóp bàn chân đặc biệt xoa bóp vùng các tuyến nội tiết sẽ giúp cơ thể phục hồi sức khỏe rất tốt.

Cách thức tự xoa bóp hai bàn chân để phục hồi sức khỏe:

Chọn tự thế ngồi phù hợp để tự xoa bóp được bàn chân. Tốt nhất là ngồi trên ghế, chân trái đặt lên trên đầu gối chân phải, tay trái giữ bàn chân, tay phải áp sát vào gan bàn chân.

Động tác 1: xoa xát theo chiều dọc lòng bàn chân từ gót chân đến đầu ngón chân.

 

Động tác 2: Xoa xát vùng mặt trong của bàn chân. Dùng lòng bàn tay phải xoa xát toàn bộ mặt trong bàn chân từ phần gót lên mắt cá trong, dọc theo mặt trong mu chân đến đầu ngón chân cái.

Đổi tư thế của chân, gập cẳng chân trái vào gần đùi, lòng bàn chân tiếp xúc với ghế.

Động tác 3: Xoa xát vùng mu chân. Dùng lòng bàn tay trái xoa xát mu chân từ cổ chân đến đầu các ngón chân.

Động tác 4: Xoa xát vùng mặt ngoài của bàn chân. Dùng lòng bàn tay trái xoa xát toàn bộ mặt ngoài bàn chân từ phần gót chân lên mắt cá ngoài, dọc theo mặt ngoài mu chân đến đầu ngón chân út.

Lại đổi tư thế ngồi về ban đầu lúc làm động tác 1.

Động tác 5: Xoa xát vùng gót chân. Dùng lòng bàn tay phải xoa xát vùng gót.

 

Động tác 6: Xoa bóp các ngón chân, bắt đầu từ ngón chân cái. Chủ yếu sử dụng động tác vuốt kéo và vê kết hợp xoay các ngón chân.

Động tác 7: Xoa bóp vùng phản xạ tuyến yên và vùng phản xạ tuyến tùng.

Vùng phản xạ tuyến yên ở chính phần bụng ngón chân cái, vùng phản xạ của tuyến tùng ngay cạnh về phía ngón chân thứ hai. Dùng đầu ngón tay cái bàn tay phải bấm, ấn mạnh lên vùng phản xạ tuyến yên, sau đó sang vùng phản xạ tuyến tùng.

Động tác 8: Xoa bóp vùng phản xạ tuyến giáp, tuyến cận giáp và tuyến ức. Vùng phản xạ của tuyến giáp nằm sát rãnh (từ khe ngón chân cái và ngón thứ hai xuống vùng giữa lòng bàn chân). Vùng phản xạ của tuyến cận giáp nằm trong vùng phản xạ tuyến giáp. Vùng phản xạ của tuyến ức cạnh tuyến giáp, sát vào vùng giữa và hơi thấp hơn.

Động tác 9: Xoa bóp vùng phản xạ tuyến thượng thận và vùng thận. Vùng phản xạ tuyến thượng thận gần vùng thận, chính giữa lòng bàn chân.

Động tác 10: Xoa bóp vùng phản xạ lách. Vùng phản xạ của lách dưới ngón chân út của bàn chân trái.

Động tác 11: Xoa bóp vùng phản xạ tuyến sinh dục. Vùng phản xạ của tuyến sinh dục nằm ở vùng mắt cá trong và vùng mắt cá ngoài của bàn chân.

Động tác 12: Xoa bóp lại lần nữa vùng phản xạ tuyến yên.

Động tác 13: Xoay cổ chân bên trái rồi bên phải.

Xong chân trái chuyển sang xoa bóp chân phải tương tự như vậy.

Những lưu ý khi xoa bóp bàn chân để phục hồi sức khỏe:

  • Bắt đầu từ chân trái trước.
  • Khi thực hiện động tác xoa xát thì không được bỏ xót vùng da nào của bàn chân.
  • Khi xoa bóp vùng phản xạ của các tuyến làm như khi xoa bóp tuyến yên.
  • Mỗi vùng phản xạ, mỗi động tác xoa, xát day ấn từ 30 – 50 lần.
  • Tuy xoa bóp bàn chân rất có hiệu quả nhưng có một số trường hợp nên lưu ý và hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi xoa bóp như: đang bị xuất huyết não, đang bị suy tim cấp, bị viêm cầu thận cấp, viên gan cấp, phụ nữ trong thời
  •  

 

  • kỳ hành kinh và mang thai. Ngoài ra mới ăn xong, uống rượu trong một giờ không nên xoa bóp chân.
  • Nên kiên trì xoa bóp hàng ngày thì mới đạt hiệu quả hồi phục sức khỏe tốt.

Xoa và sát như vậy từ 30 – 50 lần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết mới nhất

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh loãng xương và cách phòng tránh
Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tình trạng và giải pháp thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em
Đối với trẻ em, vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ. Cơ thể trẻ không thể tự tổng hợp được các vi chất dinh dưỡng mà phải bổ sung từ khẩu phần ăn hàng ngày
Tìm hiểu về bệnh lý đau vai gáy mùa lạnh
Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu.
Giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ hạt cho người mới ốm dậy
Các thành phần từ các loại bột hạt như óc chó, macca, hạnh nhân, hạt sen, yến mạch, ý dĩ, đậu gà, đậu lăng. kết hợp mang lại giá trị dinh dưỡng vượt trội, hỗ trợ người mới ốm dậy phục hồi sức khoẻ.