Tin mới
Search

Những con đường lây nhiễm và phương pháp tiêu diệt vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn rất phổ biến, có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Chúng sống chủ yếu trong niêm mạc dạ dày người, do cơ chế tiết ra enzyme Urease trung hòa độ axit trong dạ dày. Ngoài dạ dày thì vi khuẩn HP còn được tìm thấy trong miệng (cao răng, nước bọt), đại tràng và những nơi có dị sản dạ dày.

Vi khuẩn HP có nguy hiểm?

Theo nghiên cứu, có khoảng 50% dân số trên toàn thế giới nhiễm vi khuẩn HP. Ở một số nước đang phát triển, tỉ lệ này cao hơn, còn tại Việt Nam, con số này lên tới 70% - 80% dân số. Phần lớn người bị nhiễm vi khuẩn HP không có triệu chứng và cũng không bao giờ gây ra tổn thương ở dạ dày, như vậy người bị nhiễm và vi khuẩn HP có thể chung sống hòa bình suốt đời.

1

 Vi khuẩn HP trong cơ thể người

Tuy nhiên, một số ít trường hợp vi khuẩn HP có thể gây ra viêm dạ dày và gây ung thư dạ dày. Nhưng tỉ lệ này rất ít, chỉ có khoảng 10% những người bị nhiễm có nguy cơ loét dạ dày và chỉ 1% người nhiễm vi khuẩn HP bị ung thư, dù rằng vi khuẩn HP là thủ phạm chính gây ung thư dạ dày.

Dù vậy, không được chủ quan vì nếu không phát hiện và điều trị những bệnh lý do HP gây ra, thì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi những triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn vào buổi sáng, chán ăn, đau vùng thượng vị, giảm cân không chủ ý... và các biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu dạ dày, thủng hoặc ung thư dạ dày.

Những đường vi khuẩn HP lây nhiễm

Các nhà nghiên cứu cho biết, vi khuẩn HP hoàn toàn có thể lây từ người sang người qua những con đường chính như sau:

Đường miệng - miệng: HP thường tồn tại ở dịch vị dạ dày, trong nước bọt thậm chí là ở các mảng bám trên răng nên chúng sẽ lây từ người này sang người khác nếu dùng chung bàn chải đánh răng, chung bát đũa, mẹ mớm thức ăn cho con, khi hôn. Do vậy, nếu trong nhà có người nhiễm HP thì khả năng những thành viên còn lại cũng bị nhiễm vi khuẩn này là rất cao.

Đường dạ dày - miệng: HP có nhiều nhất trong dịch vị dạ dày nên nếu người bệnh bị ợ chua hay trào ngược dạ dày thì sẽ khiến cho một lượng HP cũng được vận chuyển từ dạ dày lên khoang miệng, sau đó phát tán ra ngoài môi trường và lây cho người khác.

Đường phân - miệng: sau khi ra khỏi cơ thể qua đường phân, vi khuẩn HP vẫn còn sống và vẫn có khả năng gây bệnh. Vì thế trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, mọi người nên nhớ rửa tay thật kỹ với xà phòng diệt khuẩn để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP.

Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, nha khoa,... Nên việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết để tránh lây nhiễm HP.

Những người nên điều trị vi khuẩn HP

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những trường hợp cần điều trị diệt vi khuẩn HP trong dạ dày:

Người đang bị viêm, loét dạ dày – tá tràng hoặc có tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng.

Người mắc chứng khó tiêu chức năng: ăn nhanh no, đầy bụng sau ăn, nóng rát vùng thượng vị, đau vùng thượng vị,...

2

Những người nên điều trị vi khuẩn HP

Người bị thiếu sắt, thiếu máu hoặc thiếu vitamin B12 không rõ căn nguyên.

Người bị xuất huyết giảm tiểu cầu không tìm được nguyên nhân.

Người bị ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật hoặc người bị ung thư dạ dày sớm được cắt hớt hoặc cắt tắc niêm mạc qua nội soi.

Người có khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản hoặc đã cắt hớt niêm mạc…

Người bị viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày.

Người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày: khai thác quặng, than,…

Người có bố, mẹ hoặc có anh chị em ruột bị ung thư dạ dày.

Người bệnh có nguyện vọng điều trị HP.

Phương pháp tiêu diệt vi khuẩn HP

Đây là các phương pháp giúp tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả:

Sử dụng thuốc Tây y: Đây là phương án lựa chọn đầu tiên của người bệnh vì hiệu quả tác động nhanh, giúp thuyên giảm triệu chứng một các tức thời. Căn cứ vào kết quả Test HP, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị nội khoa phù hợp với từng trường hợp bệnh.

Rau xanh, củ, quả: Các loại rau xanh, củ, quả (bông cải xanh, ớt chuông, bắp cải, cải bó xôi, táo, quả mâm xôi, dâu tây, …) chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa,… rất tốt cho cơ thể. Từ đó giúp bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự tác động của vi khuẩn và các phản ứng viêm, nhiễm trùng. Đặc biệt, trong bông cải xanh có chứa hợp chất sulforaphane có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm này trong khẩu phần ăn sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị, giảm triệu chứng bệnh cũng như ngăn ngừa ung thư dạ dày tiến triển.

3

 Bông cải xanh có chứa hợp chất sulforaphane có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP

Sữa chua và các chế phẩm từ sữa giàu men vi sinh: Sữa chua và các sản phẩm lên men từ sữa có chứa nhiều các lợi khuẩn vô cùng tốt cho dạ dày. Men vi sinh giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng bệnh lý dạ dày.

Dược phẩm thiên nhiên: Các loại dược phẩm thiên nhiên như nghệ, tỏi, mật ong, gừng, dầu olive và các loại dầu thực vật khác, cam thảo,… có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh lý viêm dạ dày. Chúng có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh bà ngăn ngừa hoạt động của vi khuẩn HP. Đặc biệt, trong dầu olive có chứa các acid béo giúp điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn HP gây ra. Người bệnh có thể bổ sung thực phẩm này hàng ngày trong giai đoạn đang điều trị hoặc ngăn ngừa tái phát sau điều trị.

Bên cạnh nhóm thực phẩm được khuyến khích, người bệnh cần lưu ý hạn chế các loại như cafe, socola, rượu bia, thực  phẩm cay nóng, trái cây có tính acid mạnh… Những thực phẩm này có thể gây co thắt thực quản dưới khiến người bệnh dễ gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày. Từ đó làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Diệt vi khuẩn HP trong dạ dày giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm loét và ung thư dạ dày. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, xây dựng thói quen ăn uống và lối sống khoa học để sớm nhận được hiệu quả điều trị như mong đợi.

Bên cạnh các phương pháp trên, xin được giới thiệu sản phẩm Milk Codoca H-Polymilk được sản xuất bởi Công ty Cổ phần NUTRIHEALTH, có chứa Nano Curcumin kết hợp với lợi khuẩn Lactobacillus Reuteri làm giảm vi khuẩn HP, giúp giảm viêm đau dạ dày tá tràng, phục hồi niêm mạc bị tổn thương.

Milk Codoca H-Polymilk được đánh rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng; người cần hồi phục sức khỏe trước và sau phẫu thuật, người bị thiếu hụt dinh dưỡng cần bồi bổ sức khỏe.

4

 Milk Codoca H-Polymilk giảm vi khuẩn HP và phục hồi niêm mạc bị tổn thương

* HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SẢN PHẨM:

– Pha 5 muỗng gạt (mỗi muỗng tương đương 9,5g bột) với 200ml nước đun sôi để nguội nhiệt độ 40 – 50 độ C.

– Khuấy đều cho đến khi bột tan hoàn toàn, sẽ được 1 ly khoảng 200ml

– Sản phẩm pha xong uống ngay hoặc sử dụng hết trong vòng 1 giờ

– Uống 2-3 ly mỗi ngày.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

* Công ty CP Đầu tư Sức khỏe Cộng đồng - Đơn vị phân phối sản phẩm Milk Codoca H-Polymilk

* Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.

* Hotline: 08888 08881

* Website: visuckhoecongdong.vn

* Facebook: https://www.facebook.com/visuckhoecongdong

                                                                 Duy Thái