Tiểu đường type 2: Căn bệnh thầm lặng gây biến chứng nguy hiểm

Tiểu đường type 2 là một bệnh không lây nhiễm rất phổ biến chiếm đến 90%, so với tiểu đường type 1 (chỉ có 10%). Đáng lo ngại, tiểu đường type 2 được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì các giai đoạn tiến triển của bệnh thường lặng thầm, nên người bị mắc bệnh thường chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có các biến chứng nguy hiểm.
Tiểu đường type 2 là bệnh lý mạn tính làm rối loạn chuyển hóa glucose, suy giảm chức năng tế bào beta của tuyến tụy và kháng insulin. Tăng glucose trong một thời gian dài sẽ gây ra những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein, lipid, tổn thương nhiều cơ quan đặc biệt là tim, gan, thận, mắt, thần kinh.
1

Tiểu đường type 2 - kẻ giết người thầm lặng gây biến chứng nguy hiểm

Theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường Thế giới (IDF), thế giới hiện có 463 triệu người độ tuổi 20 – 79 trong năm 2019, trong đó có khoảng 90 - 95% là tiểu đường type 2. Tại Việt Nam, có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh tiểu đường, con số này ngày càng gia tăng. Trong đó, hầu hết các bệnh nhân thuộc nhóm bệnh tiểu đường type 2.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong giai đoạn đầu của tiểu đường type 2 thường chỉ biểu hiện các triệu chứng mơ hồ, âm thầm, hoàn toàn không có biểu hiện gì đặc biệt trong một thời gian dài. Và chỉ được phát hiện tình cờ khi người bệnh đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc có biến chứng của bệnh mới phát hiện ra.

Những yếu tố dẫn đến tiểu đường type 2

Tiền tiểu đường: Đây là tình trạng đường huyết tăng cao nhưng chưa đến mức bị tiểu đường. Nếu kiểm soát không tốt, hơn 50% người bệnh sẽ tiến triển thành tiểu đường type 2 sau 5 – 10 năm.

Chủng tộc: Người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa và người châu Á có nhiều khả năng mắc bệnh này.

Tiền sử gia đình: Nếu cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ bạn sẽ bị tiểu đường type 2 rất cao.

2

 Béo phì là một trong những yếu tố dẫn đến tiểu đường type 2

Béo phì: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị tiểu đường type 2 do sự dư thừa mỡ trong cơ thể, thúc đẩy quá trình đề kháng insulin.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần: Bao gồm tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm hoặc dùng thuốc chống loạn thần đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Lối sống thụ động: Lối sống thụ động, lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Vận động cơ là cần thiết để phòng bệnh tiểu đường type 2.

Tuổi: Người khoảng 40 tuổi trở lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Các yếu tố nguy cơ khác: Người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, mắc bệnh gai đen, buồng trứng đa nang... có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn các đối tượng khác.

Khi một người càng có nhiều yếu tố nguy cơ, khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 càng cao.

Biến chứng nguy hiểm tiểu đường type 2

Người bị bệnh tiểu đường type 2 thường xuyên có triệu chứng thấy đói và khát, đi tiểu nhiều, sụt cân, mờ mắt, mệt mỏi, vết loét chậm lành. Bệnh cũng có thể gây nhiễm trùng do nồng độ glucose tăng cao khiến cơ thể giảm sức đề kháng (ví dụ: lao phổi, nhiễm trùng tiểu, v.v…).

Nếu không phát hiện được các triệu chứng này, tiểu đường type 2 sẽ diễn biến xấu nhanh, có khả năng biển chứng nguy hiểm như:

Biến chứng cấp tính thường gặp:

Nhiễm toan ceton: Tình trạng nhiễm độc do toan huyết, nồng độ axit trong máu tăng đều là sản phẩm của những quá trình chuyển hóa dang dở, khi thiếu insulin. Bệnh nhân có thể tử vong ngay khi không được cấp cứu kịp thời.

Tăng áp suất thẩm thấu: Khi áp lực thẩm thấu qua thành mạch tăng cao sẽ làm người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê. Lúc này, người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

Glucose trong máu thấp: Hiện tượng này xảy ra khi đường huyết giảm xuống dưới 3.6mmol/l. Nguyên nhân có thể do dùng thuốc quá liều, ăn uống kiêng khem không đúng cách, luyện tập quá sức, nghiện bia rượu. Tình trạng này, thường có dấu hiệu run chân tay, mệt mỏi, đói cồn cào, choáng. Nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị hôn mê.

3

 Biến chứng nguy hiểm tiểu đường type 2

Biến chứng mạn tính:

Biến chứng tim mạch: Tiểu đường type 2 làm tăng cao nguy cơ bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, trụy tim, gây bại liệt và tử vong ở người bệnh.

Biến chứng thận: Tiểu đường type 2 gây ảnh hưởng đến những mạch máu nhỏ bên trong thận, làm cản trở các hoạt động của thận gây suy thận. Thận bị ép làm việc quá mức để cân bằng nồng độ glucose và huyết áp ở mức bình thường dẫn tới thận bị suy kiệt.

Biến chứng thần kinh: Với những tổn thương thần kinh là biến chứng sớm của bệnh, dấu hiệu thường là tê bì, teo cơ, mất cảm giác, sụp mi, liệt cơ mặt,… Ngoài ra còn làm nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương.

Biến chứng về mắt: Thông thường bệnh nhân thường xuất hiện những biến chứng về mắt như mù lòa, giảm thị lực. Biến chứng này có thể được kiểm soát nếu được thăm khám kiểm tra mắt thường xuyên, giữ ổn định mức đường huyết, huyết áp.

Biến chứng khi mang thai: Nếu thai phụ mắc bệnh trong quá trình mang thai sẽ dẫn đến thai nhi bị quá cân dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé, nguy cơ hạ glucose đột ngột ở trẻ mới sinh. Ngoài những biến chứng trên thì tiểu đường còn ảnh hưởng đến xương, khớp, não, giảm trí nhớ,…

Biện pháp phòng ngừa tiểu đường type 2

Có thể giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 bằng cách thay đổi lối sống như:

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: ít chất béo, mỡ động vật. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Ăn uống đúng giờ, không ăn quá no, hạn chế hoặc không sử dụng nước ngọt,..

Tập thể dục đều đặn: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Tập thể dục làm tăng nhạy cảm của tế bào với insulin.

Giảm cân: làm giảm sự đề kháng insulin.

Kiểm soát huyết áp, điều trị các rối loạn chuyển hóa khác như rối loạn lipid máu. Thực hiện khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt người từ 40 tuổi trở lên nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để phát hiện bệnh sớm.

Với những người đang phải đối mặt với căn bệnh này, hãy chú ý giảm tối thiểu 15% tổng trọng lượng cơ thể, giảm mỡ nội tạng, tập thể dục đều đặn và đúng cách, bỏ thuốc lá.

Là sản phẩm tốt dành cho người bị tiểu đường, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn ISO 22000 do Công ty Cổ phần Nutriheal sản xuất. Sản phẩm Milk Codoca Gluantin với hệ dưỡng chất Isomalt, Inositol có chỉ số đường huyết thấp và được tiêu hóa từ từ hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giúp cải thiện sức khỏe bệnh nhân tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ.

4

 Milk Codoca Gluantin giúp cải thiện sức khỏe bệnh nhân tiểu đường

Ngoài ra, Milk Codoca Gluantin cung cấp năng lượng, đạm chất lượng cao và các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Canxi nano, phospho kết hợp với Vitamin D3 và Vitamin K2 (MK7): giúp tăng cường hấp thu Canxi tối ưu, tạo hệ xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương. Beta Glucan, Vitamin E, Vitamin C, Selen và chất xơ hòa tan giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể. Bổ sung chất béo Pufa, Mufa cùng với Vitamin K2(MK7): giảm nguy cơ mắc các Bệnh tim mạch.

SẢN PHẨM MILK CODOCA GLUANTIN ĐƯỢC:

* Công ty Cổ phần Đầu tư Sức khỏe Cộng đồng chịu trách nhiệm phân phối và phát triển sản phẩm.

* Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.

* Hotline: 08888 08881

* Website: visuckhoecongdong.vn

* Facebook: https://www.facebook.com/visuckhoecongdong

                                                                                      DS. Trần Đức

Bài viết mới nhất

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh loãng xương và cách phòng tránh
Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tình trạng và giải pháp thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em
Đối với trẻ em, vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ. Cơ thể trẻ không thể tự tổng hợp được các vi chất dinh dưỡng mà phải bổ sung từ khẩu phần ăn hàng ngày
Tìm hiểu về bệnh lý đau vai gáy mùa lạnh
Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu.
Giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ hạt cho người mới ốm dậy
Các thành phần từ các loại bột hạt như óc chó, macca, hạnh nhân, hạt sen, yến mạch, ý dĩ, đậu gà, đậu lăng. kết hợp mang lại giá trị dinh dưỡng vượt trội, hỗ trợ người mới ốm dậy phục hồi sức khoẻ.