Tin mới
Search

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và chi phí thực hiện - mẹ bầu không nên bỏ qua

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cách tốt nhất giúp mẹ bầu phát hiện được mình có đang bị tiểu đường thai kỳ hay không. Bởi, bệnh tiểu đường thai kỳ không có dấu hiệu đặc trưng nào và sẽ gây ra khá nhiều những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và bé nếu như không được điều trị kịp thời.

Vậy, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì? có chi phí bao nhiêu? xét nghiệm ở đâu tốt? chúng ta hãy đón đọc những thông tin ngay trong bài viết dưới đây.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của thai phụ cao hơn mức cho phép. Tình trạng này xảy ra ở 2 đến 5% phụ nữ vì chế độ dinh dưỡng không cân đối.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì

Tiểu đường thai kỳ sẽ chấm dứt sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, bệnh lý này nếu không được tầm soát tốt thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe của thai phụ và thai nhi ở trong bụng như: Gây sảy thai, sinh non, đa ối, tăng nguy cơ dị tật thai kỳ, cao huyết áp, tăng khả năng mắc tiểu đường tuýp 2 cho cả mẹ và bé….

Khái niệm xét  nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng, để sàng lọc các nguy cơ gây hại cho thai nhi.

Xét nghiệm tiểu đường được chỉ định thực hiện ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, đối với những chị em phụ nữ đã có tiền sử bị bệnh tiểu đường thai kỳ thì nên thực hiện xét nghiệm để kiểm tra mức độ phát triển của bệnh ít nhất 3 năm 1 lần.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Xét nghiệm thai kỳ ở tuần thứ bao nhiêu?Tất cả phụ nữ mang thai nên tiến hành làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 26-28 để tầm soát tiểu đường thai kỳ và xây dựng chế độ ăn uống thích hợp để hạn chế biến chứng. 

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào

Tuy nhiên, chị em mang bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sớm hơn trong các trường hợp sau: Có tiền sử tiền tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó, béo phì, chế độ ăn mất cân bằng hoặc mẹ bầu có các triệu chứng: Hay khát nước, đi tiểu nhiều trong ngày, cơ thể mệt mỏi, háo đồ ngọt…

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào? chuyên gia cho biết: Thời điểm thích hợp nhất để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là vào buổi sáng. Bởi lúc này, cơ thể sau 1 đêm đã đào thải hết độc tố và có một tinh thần minh mẫn, thoải mái nhất, chị em cũng không cần phải nhịn ăn quá lâu.

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường

Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn? Câu trả lời là có. Chị em nên nhịn ăn uống (trừ nước lọc) từ ít nhất là 10h đồng hồ trước khi lấy máu (máu chỉ được lấy đem đi xét nghiệm tiểu đường khi đói). Sau đó, thai phụ sẽ được chỉ định uống 75g glucose trong 5 phút. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu ở 2 thời điểm sau uống glucose là sau 1 giờ và sau 2 giờ.

  • Chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là bình thường: Khi kết quả đường huyết lúc đói ở mức dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L), sau uống nước đường 1 giờ dưới 180 mg/dL (10 mmol/L) và 2 giờ ở mức dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L).
  • Nếu kết quả xét nghiệm tiểu đường có  ít nhất một mẫu máu bằng hoặc cao hơn giới hạn trên thì sản phụ đã mắc tiểu đường thai kỳ. 
  • Trong trường hợp kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ lúc đói ở mức  cao hơn 126mg/dL (7mmol/L) hoặc đường máu cao hơn 200mg/dL (11,1 mmol/L) thì thai phụ được chẩn đoán là đái tháo đường mang thai.

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường sẽ được các bác sĩ thông báo cụ thể đến chị em. Nếu mẹ bầu đang có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ thì sẽ được tư vấn và hướng dẫn những chế độ ăn uống hợp lý và cách khắc phục hiệu quả.

Cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường như thế nào? Các chuyên gia cho biết, chị em sẽ được tiến hành 2 xét nghiệm khác nhau đó là xét nghiệm thử Glucose và xét nghiệm dung nạp glucose. (Tùy theo từng trường hợp, mẹ bầu có thể được chỉ định 1 hoặc 2 xét nghiệm này)

Cách xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường thường được thực hiện theo thứ tự là xét nghiệm thử glucose trước. Nếu kết quả khiến bác sĩ nghi ngờ chị em mắc tiểu đường thai kỳ thì sẽ tiếp tục tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose.

Cách xét nghệm bệnh tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm thử glucose

Xét nghiệm thử glucose(GCT) được coi là một xét nghiệm sàng lọc giúp chỉ ra nguy cơ bị tiểu đường. Đồng thời, xét nghiệm máu tiểu đường thử glucose còn có tác dụng làm cơ sở để bác sĩ quyết định bạn có cần thêm xét nghiệm khác hay không.

Xét nghiệm thử glucose cho kết quả dương tính, bác sĩ vẫn chưa thể đưa ra kết luận bạn có bị bệnh tiểu đường thai kỳ hay không. Chỉ 1/3 phụ nữ có kết quả thử glucose dương tính thực sự mắc tiểu đường, số còn lại thì không.

 

Xét nghiệm dung nạp glucose

Khi bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường qua thử glucose là dương tính, chị em sẽ được chỉ định thêm xét nghiệm dung nạp glucose (GTT). Còn nếu kết quả là âm tính thì chị em không cần phải làm thêm xét nghiệm nào khác.

Xét nghiệm dung nạp glucose là một xét nghiệm phức tạp hơn, mất nhiều thời gian hơn. Xét nghiệm bệnh tiểu đường bằng dung nạp glucose giúp bác sĩ khẳng định chắc chắn rằng bạn có đang bị tiểu đường thai kỳ hay không.

 

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Bước 1: Sau khi hỏi han tình hình sức khỏe của mẹ bầu, đảm bảo chị em đã nhịn ăn đủ thời gian quy định, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu của mẹ bầu. 

Bước 2: Sau khi lấy máu lần đầu, chị em sẽ được bác sĩ chỉ định uống nước đường có hàm lượng Glucose phổ biến là 75g.

Bước 3: Chị em ngồi nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 1 tiếng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu 2 lần nữa vào 2 thời điểm là: Sau uống nước đường 1 tiếng và sau uống 2 tiếng. Tiếp đó, mẹ bầu sẽ được dặn dò ngồi nghỉ tại chỗ, tránh vận động nhiều, có thể uống nước lọc (nếu khát).

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là chị em cần có tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Mẹ bầu cần theo dõi lượng đường huyết của mình hàng ngày bằng máy đo đường huyết. Nếu có chỉ số bất thường thì nên đến các cơ sở y tế để tiến hành làm xét nghiệm. Chị em nên chú ý, nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi tiến hành lấy mẫu máu. Đồng thời, nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường vào buổi sáng.

 

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?

Theo các chuyên gia cho biết: Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường không quá đắt. Bởi đây chỉ là một xét nghiệm đơn giản, đo chỉ số đường huyết có trong máu. Do đó, chị em có thể an tâm tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Việc quan trọng mà chị em cần lưu tâm đó là xét nghiệm tiểu đường ở đâu.

 

Xét nghiệm tiểu đường hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào địa chỉ thực hiện 

Xét nghiệm đường huyết hết bao nhiêu tiền thì còn tùy vào cơ sở mà chị em lựa chọn để tiến hành làm xét nghiệm. Thường thì các bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh đều có dịch vụ thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều các cơ sở y tế tư nhân, được trang bị các hệ thống máy móc hiện đại, cũng có thể thực hiện xét nghiệm tiểu đường.

Chi phí thực hiện tại các cơ sở y tế tư nhân sẽ có chi phí cao hơn so với các bệnh viện công.

 

Xét nghiệm tiểu đường phụ thuộc vào gì

Xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của chị em

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ trải qua 2 loại xét nghiệm khác nhau. Nếu cơ thể chị em có lượng đường ổn định thì chỉ cần thực hiện 1 xét nghiệm duy nhất là thử glucose. Nếu bác sĩ đang nghi ngờ mẹ bầu mắc tiểu đường thì chị em sẽ phải thực hiện xét nghiệm tiếp theo.

 

Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ dao động từ 300.000 đến 700.000 đồng tùy vào cơ sở y tế xét nghiệm. Bởi mỗi một địa chỉ y tế sẽ có trang thiết bị máy móc khác  nhau, dịch vụ y tế khác nhau và phương pháp xét nghiệm khác nhau. 

 

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu?

Như đã nói, hầu hết các bệnh viện công lập trên cả nước trong lĩnh vực sản phụ khoa, đa khoa đều tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, chị em còn có thể đến những địa chỉ y tế tư nhân uy tín để thực hiện xét nghiệm. 

 

Tiêu chí để lựa chọn một cơ sở y tế xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

  • Bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa Nội tiết – Tiểu đường (đái tháo đường) hay khoa sản - nhi.
  • Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghề. Các bác sĩ giỏi sẽ trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân và có những tư vấn, hướng dẫn điều trị phù hợp. 
  • Phòng xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hiện đại, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế cần thiết (xét nghiệm máu, đường máu, mỡ máu…).
  • Chi phí khám bệnh hợp lý và phải được công khai.
  •  

Khám bệnh tiểu đường ở đâu?

Dưới đây là một số đề xuất những địa chỉ để trả lời cho câu hỏi khám tiểu đường ở bệnh viện nào?

Nên khám bệnh tiểu đường ở đâu

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu Hà Nội? 

Hà Nội là nơi tập trung các bệnh viện lớn của cả nước. Nếu chị em đang sinh sống ở khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận có thể đến các cơ sở sau để tiến hành làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ:

  • Khoa nội tiết sinh sản - Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Địa chỉ Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội. 
  • Xét nghiệm tiểu đường ở đâu Hà Nội? Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ y tế uy tín, lớn của cả nước, xét nghiệm và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, chính xác.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Địa chỉ nhà 5A, số 1 Tôn Thất Tùng - Đống Đa - Hà Nội. Thời gian khám tiểu đường từ thứ 2 đến thứ 7 (chỉ khám vào buổi sáng).
  • Bệnh viện Thanh Nhàn nằm tại số 42 - Thanh Nhàn - Quận Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội.

Khám bệnh tiểu đường ở đâu Thành Phố Hồ Chí Minh?

  • Bệnh viện Từ Dũ: Tọa lạc tại số 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa, thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chính xác.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Bệnh viện Đại học Y dược
  • Bệnh viện An Bình
  • Bệnh viện nhân dân 115

Trên đây là những thông tin cung cấp đến bạn đọc vấn đề “xét nghiệm tiểu đường thai kỳ”. Hi vọng, qua bài viết này chị em phụ nữ đã có những kiến thức bổ ích về tiểu đường thai kỳ và lựa chọn được địa chỉ tiến hành xét nghiệm uy tín.